Lưu ý để dưỡng da khô mụn trở nên mịn màng, ẩm mượt
Bạn đã nghe nhắc đến nhiều về da dầu mụn, nhưng liệu đã bao giờ nghe qua tình trạng da khô mụn? Da khô mụn tuy là vấn đề ít phổ biến hơn so với da dầu mụn nhưng thực tế vẫn tồn tại không ít trường hợp. Nếu bạn cũng gặp vấn đề này, hãy quan tâm các lưu ý mà DHC nhắc đến để da khô mụn mịn màng hơn nhé!
1. Nguyên nhân hình thành da khô mụn
*** Thiếu hụt độ ẩm
Đặc điểm cơ bản nhất của da khô chính là thiếu độ ẩm. Da không đạt được độ ẩm cân bằng – trạng thái mà ở đó da dễ trao đổi chất, tái tạo tế bào để khỏe đẹp. Bên ngoài, da vốn được bao bọc bởi lớp màng acid giúp da đề kháng lại với các tác nhân tiêu cực từ môi trường. Thế nhưng da thiếu độ ẩm sẽ phá hủy dần lớp màng này khiến da không thể chống chọi với vi khuẩn. Từ đó, da dễ bị kích ứng bởi ánh nắng cũng như bị viêm, mụn do vi khuẩn tấn công, tạo nên da khô mụn.
Độ ẩm thiếu hụt là nguyên nhân phá vỡ màng giữ ẩm tự nhiên, giảm sức đề kháng của da khô (Ảnh: muradvietnam.vn)
Ngoài ra, da có cơ chế tự động sản sinh thêm dầu trong điều kiện thiếu thốn độ ẩm. Cơ chế này sẽ tăng thêm dầu thừa trên bề mặt da dẫn đến bít tắc lỗ chân lông. Da bị tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài cộng với lỗ chân lông gánh chịu sức ép, vấn đề mụn là không tránh khỏi.
*** Mụn nội tiết
Bên cạnh nguyên nhân thiếu độ ẩm thì da khô mụn cũng có thể là kết quả của mụn nội tiết. Mụn nội tiết không phụ thuộc vào loại da mà phụ thuộc vào nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi trong cơ thể của phái nữ tăng tiết nội tiết tố nam androgen sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh. Dầu thừa đọng lại liên tục trên bề mặt da được kết hợp với bụi bẩn, tế bào già cỗi sẽ sinh mụn.
Bị áp lực hoặc rối loạn nội tiết là một trong các nguyên nhân hàng đầu của mụn nội tiết (Ảnh: parenttoolkit.com)
Việc thức khuya, tình trạng stress triền miên hoặc độc tố tích tụ trong cơ thể cũng là nguyên nhân của da khô mụn.
2. Lưu ý để dưỡng da khô mụn mịn màng
*** Chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ
Sản phẩm vệ sinh da đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với da bị mụn. Bởi sản phẩm sẽ hỗ trợ tốt bước làm sạch để loại bỏ triệt để bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn mụn. Sữa rửa mặt cho da khô mụn trước tiên nên có độ pH cân bằng hoặc acid nhẹ. pH ở khoảng 4.5-6.2 sẽ tương thích với lớp màng giữ ẩm của da cũng như độ pH tự nhiên của làn da.
Chọn sữa rửa mặt có pH 4.5-6.2 sẽ giúp môi trường pH trong da cân bằng (Ảnh: chuyengianuoc.net)
Ngoài ra, hãy chọn sữa rửa mặt làm sạch dịu nhẹ và có thành phần kháng khuẩn. Một số thành phần làm sạch lành tính là Salicylic Acid, Retinol hoặc chiết xuất tự nhiên kháng viêm như diếp cá, hoa oải hương…
*** Cấp nước và dưỡng ẩm cho da
Cấp nước và dưỡng ẩm tác động kép điều trị da khô mụn triệt để từ gốc rễ. Hãy cấp nước cho da với các serum, sữa dưỡng có dạng mỏng, nhẹ giúp bổ sung nước cho bề mặt da. Ngoài ra, hằng tuần, hãy dành ra 3 lần đắp mặt nạ từ olive, bơ hoặc sữa chua.
Kết hợp cấp nước cho lớp ngoài của da với dưỡng ẩm sâu sẽ cải thiện độ ẩm cho da khô mụn (Ảnh: viettown.app)
Bên cạnh đó, hãy dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem hoặc gel giúp khóa ẩm, ngăn thất thoát nước qua da. Bạn nên chọn mỹ phẩm chứa thành phần hyaluronic acid hoặc glycerin cho bộ dưỡng da hằng ngày của bạn.
*** Điều trị sẹo ngay sau khi vừa dứt mụn
So với da dầu thì da khô mụn dễ lưu lại các tàn dư mà mụn để lại, đặc biệt là sẹo thâm. Với đặc tính độ ẩm ít, da khô dễ rơi vào trạng thái da xỉn màu, các vết mụn thâm cũng theo đó đậm màu hơn. Để hạn chế tối đa các vết thâm lưu lại quá lâu trên da, ngay khi vừa điều trị xong mụn, hãy đề phòng sẹo hình thành. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ nghệ, rau má hoặc rau diếp cá bên cạnh các mỹ phẩm giàu vitamin C.
Hãy trị sẹo ngay khi vừa dứt điểm mụn (Ảnh: viknews.com)
So với da dầu thì da khô ít khả năng hình thành mụn hơn. Nhưng để điều trị da khô mụn sẽ cần nhiều công sức hơn hẳn so với da dầu mụn. Bên cạnh công tác trị mụn, hãy liên tục dưỡng ẩm để da khô đủ điều kiện chiến đấu với mụn và sẹo mụn nhé.