Những thành phần thường gặp trong thực phẩm chức năng xương khớp

Các bệnh liên quan đến xương khớp là những căn bệnh phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người già trên 60 tuổi. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm chức năng xương khớp giúp xương khỏe mạnh và rắn chắc hơn là thật sự cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu 2 thành phần thường gặp Glucosamine và Chondroitin trong sản phẩm này nhé!

1. Glucosamine trong thực phẩm chức năng xương khớp

Khi tuổi càng nhiều, hàm lượng glucosamine mà cơ thể sản xuất ra càng ít, trong khi đây là thành phần quan trọng nhất của sụn. Thiếu hụt hàm lượng glucosamine dẫn đến việc gây cản trở sản xuất chất dịch bôi trơn khớp xương. Khi hoạt động, khớp xương dễ bị tấn công bởi các nhân tố gây bệnh. 

Glucosamine là hợp chất giống như cellulose, được cơ thể sử dụng để tạo sụn
(Ảnh hellobacsi.com)

Công dụng chính của glucosamine trong thực phẩm chức năng xương khớp là giảm các cơn đau do viêm khớp đầu gối, bả vai. Hoạt chất này còn bổ trợ hiệu quả cho việc vận động, bôi trơn khớp xương, duy trì trạng thái khỏe mạnh cho sụn và các tế bào xương.

Glucosamine là thành phần cơ bản cấu tạo cho sụn hoạt dịch và tế bào xương. Vì vậy có thể nói, glucosamine rất quan trọng cho quá trình vận động được trơn tru, mượt mà. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tác động của glucosamine trong việc giảm thoái hóa khớp và thúc đẩy sản xuất sụn. 

Khi bổ sung thực phẩm chức năng xương khớp có chứa glucosamine, bạn nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Đây là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây thoái hóa khớp, đau khớp chứ không phải thuốc giảm đau. Do đó, bạn cần dùng trong một thời gian mới thấy được kết quả. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời. 

Glucosamine hỗ trợ xương vận động được trơn tru, mượt mà, giảm thoái hóa khớp và thúc đẩy sản xuất sụn (Ảnh: hellobacsi.vn)

Đặc biệt, glucosamine không dùng cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra các hiện tượng như đầy hơi, đi ngoài, dị ứng da, mất ngủ, tăng huyết áp,...

2. Chondroitin sulfate trong thực phẩm chức năng xương khớp

Chondroitin sulfate tồn tại trong toàn bộ cơ thể người với vai trò quan trọng giữ nước. Đặc biệt, đây là thành phần tự nhiên của sụn lót đệm cho các khớp xương. Sụn tươi chứa tầm 70 - 80% là nước nên việc bổ sung Chondroitin sulfate là cách tốt nhất để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp. Và đây cũng là thành phần thường gặp trong các sản phẩm thực phẩm chức năng xương khớp.

Bên cạnh đó, chondroitin sulfate có tác dụng ức chế enzyme là chất trung gian gây thoái hóa sụn khớp. Đồng thời, chondroitin còn chống lại sự ngăn cản hình thành chất bôi trơn và đàn hồi của xương khớp. Chondroitin sulfate mang lại khả năng đàn hồi và sức mạnh, điều trị các cơn đau xương khớp gây ra. 

Chondroitin Sulfate bị thiếu hụt là nguyên nhân dẫn tới những tổn thương sụn khớp
(Ảnh ausvitamins.com.vn)

Chúng ta có thể bổ sung từ các thực phẩm giàu chondroitin Sulfate như sụn heo, gà, lươn, da cá mập, mắt cá ngừ,… Tuy nhiên khi tuổi tác càng cao thì khả năng tự tổng hợp chondroitin Sulfate giảm đáng kể dẫn tới những bệnh lý như thoái hóa sụn khớp, viêm sụn khớp. 

Thêm vào đó, sụn khớp là cơ quan không được nuôi dưỡng trực tiếp từ mạch máu mà qua sự thẩm thấu. Sự thẩm thấu này được hỗ trợ bằng áp lực tạo nên bởi sự đàn hồi của mô sụn. Do đó, so với các loại mô liên kết khác, sụn sinh trưởng và sửa chữa chậm hơn. Nếu sử dụng quá liều, chondroitin có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, táo bón, tiêu chảy, phù chi dưới, hen suyễn,... 

3. Sự kết hợp của glucosamine và chondroitin

Có thể nói, glucosamine và chondroitin là 2 thành phần quan trọng cho xương khớp của cơ thể người. Sự phối hợp của chúng mang lại kết quả tốt hơn khi sử dụng độc lập. Để thực phẩm chức năng xương khớp hấp thụ tốt nhất vào cơ thể, bạn nên uống kết hợp trong bữa ăn chính và uống thật nhiều nước nhé.

Ở cơ thể con người, Chondroitin Sulfate là thành phần tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành các động mạch. (Ảnh caychi.vn)

Theo thống kê khoảng 30% dân số trên 30 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp, 80% người lớn tuổi trên 60 bị thoái hóa khớp. Ở giai đoạn trung niên, chúng ta thường phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến xương khớp do quá trình lao động hàng ngày. Ví dụ như ngồi học bài, làm việc bên máy tính, di chuyển nhiều, vận động mạnh hay thoái hóa xương do tuổi tác cao… 

Các bệnh về xương khớp khiến cho chúng ta cảm thấy đau, nhức cơ, xương, chân, tay kém linh hoạt. Một số bệnh thường gặp về xương khớp: viêm khớp , viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, đau lưng, v..v… 

Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh phổ biến gây ra chứng đau xương khớp kéo dài (Ảnh giamdau.vn)

Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn có thể hiểu chức năng của các thành phần có trong thực phẩm chức năng xương khớp. Hãy kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập đều đặn để có một sức khỏe tốt nhé!