Tác dụng của kẽm với da biểu hiện rõ những lúc nào?

Kẽm (zinc) thuộc nhóm chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho sinh vật và sức khỏe con người. Mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ, song đây là yếu tố rất cần thiết cho sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Phái đẹp thường biết đến tác dụng của kẽm với da như một loại chất chống lão hóa da sớm. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của kẽm với da như thế nào, hãy tham khảo qua bài viết này nhé!

1. Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa

Về bản chất, kẽm không phải là một chất chống oxy hóa như vitamin C và E. Tác dụng của kẽm với da là giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại. Đồng thời, khoáng chất này còn bảo vệ các chất béo có lợi và các nguyên bào sợi tạo nên collagen trên da. Thêm vào đó, kẽm bảo vệ cấu trúc da khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và các chất gây lão hóa da khác.

Kẽm như một chất chống oxi hóa cho da (Ảnh: doctoralemont.com)

2. Tác dụng của kẽm với da giúp chống nắng hiệu quả

Kẽm oxit thường là thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng vật lý. Tác dụng của kẽm với da như một màng bảo vệ, ngăn chặn không cho các tia cực tím xâm nhập vào da. Thành phần kẽm hoạt động như một lá chắn với các hạt oxit kẽm được micro hóa thành dạng siêu nhỏ. Vì vậy kem chống nắng có chứa kẽm có quang phổ chống nắng rộng. Từ đó bảo vệ da tốt khỏi tác hại của các tia UV.

Kẽm là thành phần chính của nhiều kem chống nắng vật lý (Ảnh: jda.com.vn)

Bên cạnh đó, thành phần kẽm không bị hấp thụ sâu vào dưới da, do đó không có khả năng gây kích ứng như các thành phần hóa học khác. Đó cũng là lý do kẽm thường có trong các sản phẩm chống nắng dành cho da nhạy cảm, cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. 

3. Tác dụng của kẽm với da giúp chữa lành vết thương và tái tạo da

Khi bạn bị đứt tay, kẽm trong cơ thể sẽ là chất đi làm việc đầu tiên. Khi đó, lượng khoáng chất xung quanh vết thương sẽ tăng lên khi các enzyme và protein được kích thích để tăng cường hoạt động. Chúng bảo vệ vết đứt tay khỏi nhiễm trùng, giúp kiểm soát viêm, sau đó tái tạo các tế bào mới để bịt chặt chỗ da hở. Kể cả khi hồi phục, tác dụng của kẽm với da vẫn tiếp tục để sản xuất tế bào mới và thực hiện chức năng màng tế bào.

Kẽm giúp tái tạo da (Ảnh: jamja.vn)

Là một thành phần lành tính, oxit kẽm làm lành mọi vết thương, giảm viêm và kích thích sản sinh tế bào mới. Hơn nữa, kẽm cũng là một chất chống vi khuẩn, làm dịu da và chữa nhanh các vết thương trên da. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm chứa oxit kẽm khi tìm kiếm các loại kem, thuốc điều trị mẩn đỏ hay phồng rộp da.

4. Kẽm có thể ngăn ngừa mụn trứng cá

Mụn trứng cá hình thành do tích tụ dầu, vi khuẩn và các tế bào da chết chặn lỗ chân lông. Sau đó, nhân mụn hình thành và khiến vị trí xung quanh trở nên đỏ, sưng và tấy. Tác dụng của kẽm với da như một chất miễn dịch, có thể giúp kiểm soát phản ứng viêm. 

Kẽm ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá (Ảnh: afamily-com)

Thêm vào đó, kẽm còn điều chỉnh việc sản xuất tế bào, làm giảm lượng dầu tự nhiên mà da sản sinh. Do vậy, kẽm góp phần giúp ngăn ngừa các lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn trứng cá.

5. Tác dụng của kẽm với da giúp cân bằng nội tiết tố

Nghe qua có vẻ không liên quan đến tác dụng của kẽm với da đúng không nào? Tuy nhiên, da mặt trở nên xấu đi vào thời điểm nội tiết tố thay đổi như “đến tháng” đấy.


Da đẹp khi nội tiết tố được cân bằng (Anhr: adiva.com.vn)

Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng cho sức khỏe làn da. Và kẽm làm tốt nhiệm vụ đó. Tác dụng của kẽm với da lúc này là sản xuất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Từ đó, làn da giảm được ảnh hưởng xấu mỗi khi nội tiết tố mất cân bằng.

Tuy không được kể tên nhiều như các khoáng chất khác, nhưng kẽm cũng luôn góp sức để nâng cao sức khỏe con người. Đặc biệt, các tác dụng của kẽm với da đều quan trọng và được nhiều chị em quan tâm. Bởi vậy, hãy chú ý bổ sung lượng kẽm đầy đủ để da luôn khỏe mạnh bạn nhé!