LX-ME

Hoa bia (Humulus Lupulus) và công dụng cải thiện giấc ngủ

Chủ nhật, 19/02/2023, 08:00 (+07:00)

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ dành cho những người gặp tình trạng mất ngủ lâu năm. Trong đó, phổ biến nhất là sử dụng những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như hoa bia. 

Bài viết này, Bestme sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về hoa bia (Humulus Lupulus) và công dụng cải thiện giấc ngủ của thành phần này nhé!

1. Hoa bia là gì?

1.1 Tên gọi

Hoa bia là một loại thực vật dây leo hoặc cây thảo lâu năm. Tên khoa học của loại cây này là Humulus lupulus L. Ở Việt Nam, chúng thường được biết đến với tên gọi như hoa bia, húp lông, hương bia,... Ngoài ra, loại cây này còn có số một cách đọc tên khác là hublông và hoa houblon.

1.2 Đặc điểm tự nhiên

Hoa bia được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên vào năm 1753. Chúng là cây có tuổi đời lâu năm (30 - 40 năm), chiều cao trung bình có thể lên đến 10 – 15m. Hoa bia là cây ưa đất ẩm, giàu dinh dưỡng nên chúng thường phát triển tốt trong điều kiện đất có độ ẩm và thoát nước tốt.

Rễ của hoa bia có tính chất bện lại, đạt chiều dài lớn, dẻo và rất dai, có góc cạnh và vểnh. Còn lá có kết cấu tương đối to, có chiều dài là 12cm, ngang là 8cm. Lá thường có hình bầu dục và có kết cấu răng cưa thô dọc theo mép. Cuống lá có màu xanh lục nhạt hoặc nâu nhạt, mập và có nhiều gai. 

Đặc điểm tự nhiên của cây hoa bia

Đặc điểm tự nhiên của cây hoa bia

Hoa của loại cây này thuộc giống hoa đơn tính, tức là hoa đực và hoa cái nằm trên các cây riêng biệt. Các hoa đực ở dạng chùm hoặc chùy, dài từ 6 – 10cm. Còn hoa cái thường nằm trong những chiếc lá giống như hình nón. Hoa bia thường ra hoa vào khoảng tháng 7-8. Hoa cái sẽ ra quả vào tháng 9-10, có hình dạng tương tự quả thông.

Quả của cây hoa bia

Quả của cây hoa bia

1.3 Phân bố, thu hái, chế biến

Cây hoa bia là một loại cây ôn đới của Châu Âu, chúng được trồng nhiều ở Cộng hòa Séc, Anh, Đức và Ba Lan. Ngoài ra, loại cây này cũng được tìm thấy tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nam Mỹ và Úc. Tại Việt Nam, cây hoa bia thường được trồng ở vùng Sơn La, Lạng Sơn, Lâm Đồng.

Cách trồng cây bia cũng không quá cầu kỳ, người ta thường trồng chúng bằng cách giâm cành. Khi cây trưởng thành, người ta sẽ loại bỏ bớt các gốc đực để tránh việc tạo thành quả.

Cây hoa bia được trồng phổ biến ở các vùng ôn đới

Cây hoa bia được trồng phổ biến ở các vùng ôn đới

1.4 Bộ phận sử dụng

Cây hoa bia có chứa rất nhiều giá trị dưỡng chất, thường được sử dụng chính là cụm hoa cái (nón cái), bộ phận này còn có tên gọi khác là Tị tửu hoa. Khi đập các nón hoa bia, lông tuyến sẽ tách ra và thu được từ 10 - 12% lupulin. Các hạt lupulin hay còn gọi là bột tuyến hoa bia thường được sử dụng trong công nghệ sản xuất bia. 

Trong mục đích chế tạo thuốc, người ta thường thu hái hoa bia vào thời điểm cuối hạ, trước khi chín hoàn toàn. Sau thu hoạch, hoa bia sẽ được đem đi phơi khô ở nhiệt độ thấp hơn 60 độ, mùi thơm sẽ tăng thêm khi được bảo quản trong thời gian dài.

1.5 Thành phần hóa học của hoa bia

Nón cái của hoa bia chứa 3–5% một loại tanin riêng biệt là acid, cùng các hoạt chất như allantoinase, humulotannic, trimethylamin và các muối kalium, lupulin. Trong khi đó, lupulin có chứa khoảng 1 – 2% tinh dầu. Tinh dầu này sẽ có thành phần hóa học, bao gồm: ether valerianic, sesquiterpen, terpen aliphatic,...

Ngoài ra, thành phần lupulin có trong hoa bia sẽ tạo ra vị đắng, do lupulin tạo ra acid lupuliretin. Loại acid này mang tới công dụng tạo ra nhựa và vị đắng của nón hóa cái của cây hoa bia.

1.6 Ứng dụng trong y học

Trong y học cổ truyền, hoa bia được ví như “thần dược” có khả năng hỗ trợ tiêu hóa tốt, tạo cảm giác ngon miệng, làm dịu thần kinh và giúp ngủ sâu giấc. Nhờ có vị đắng, thơm, tính bình nên trong Đông y, hoa bia có tác dụng an thần, làm giảm đờm hiệu quả. 

Trong y học hiện đại, thành phần lupulin có trong hoa bia thường được sử dụng để làm thuốc giảm đau, tuy nhiên nếu sử dụng liều lượng cao sẽ gây choáng váng và nôn mửa. Ngoài ra, hoa bia được dùng để làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon,...

Hoa bia được xem là bài thuốc quý 

Hoa bia được xem là bài thuốc quý 

2. Công dụng cải thiện giấc ngủ của hoa bia

Nhiều khảo sát nghiên cứu chỉ ra rằng, cây hoa bia có thể cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Trong thành phần loại cây này có chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp đem lại giấc ngủ ngon và sâu giấu. Tương tự, một nghiên cứu năm 2014[1] đã cho thấy những người tham gia uống bia có chứa thành phần hoa bia thì chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh đó, trong các bài thuốc Đông y, hoa bia thường kết hợp với cây nữ lang và hoa lạc tiên để điều tiết giấc ngủ sâu hơn. Một nghiên cứu năm 2013 đã so sánh thuốc ngủ Ambien (zolpidem) với sự kết hợp thảo dược của hoa bia, cây nữ lang và hoa lạc tiên, kết quả cho thấy chúng đều có hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ tương tự nhau.

Hoa bia có khả năng cải thiện giấc ngủ hiệu quả 

Hoa bia có khả năng cải thiện giấc ngủ hiệu quả 

3. Một số tác dụng khác của hoa bia

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, cây hoa bia còn mang tới nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe nổi bật khác. Cùng tham khảo ngay nhé[2]!

3.1 Tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có vấn đề về tim mạch sử dụng hoa bia đã cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. Trong loại cây này có chứa hợp chất xanthohumol, giúp thư giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và có hoạt tính kháng tiểu cầu mạnh mẽ. Vì vậy, hoa bia được xem là liều thuốc giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả. 

3.2 Cải thiện tâm trạng

Giống như trong y học cổ truyền đã phát hiện, cây hoa bia có tính bình nên được sử dụng như một liều thuốc an thần, làm giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng, giúp tâm trạng của bạn được cải thiện tốt hơn. 

Hoa bia hỗ trợ cải thiện tâm trạng hiệu quả

Hoa bia hỗ trợ cải thiện tâm trạng hiệu quả

3.3 Có lợi cho điều trị bệnh ung thư

Một phát hiện quan trọng đó là hợp chất xanthohumol có trong hoa bia có khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Chúng có hiệu quả điều trị chống lại những căn bệnh ung thư quái ác như: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư ruột kết,...

3.4 Tốt cho thời kỳ mãn kinh

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong hoa bia có hoạt chất hoạt động tương tự với estrogen. Đây là dưỡng chất có khả năng làm giảm các triệu chứng không mong muốn và cân bằng nội tiết tố hiệu quả trong thời kỳ mãn kinh. 

3.5 Sức khỏe não bộ

Các nghiên cứu cũng tiếp tục cho thấy rằng, hợp chất xanthohumol có trong hoa bia có khả năng bảo vệ não khỏi các tác nhân oxy hóa, giảm tình trạng stress và nguy cơ mắc các bệnh như Parkinson hay Alzheimer.

Hoa bia có tác dụng phát triển sức khỏe não bộ

Hoa bia có tác dụng phát triển sức khỏe não bộ

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra

Mặc dù có nhiều công dụng hiệu quả đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý một số tác dụng phụ khi sử dụng hoa bia quá liều để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. 

  • Hoa bia có thể gây nên tình trạng buồn ngủ liên tục khi kết hợp với thuốc gây mê sau quá trình phẫu thuật. 
  • Đối với những người da nhạy cảm, bạn không nên tiếp xúc với hoa bia vì có thể gây viêm da.
  • Tránh dùng hoa bia trong quá trình mang thai do loại cây này có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung, nguy hiểm hơn có thể gặp tình trạng sảy thai.
  • Hoa bia còn có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp như: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và co giật ở một mức độ nhẹ.

Bổ sung hoa bia thông qua Viên uống DHC Soy Isoflavone chiết xuất đậu nành hỗ trợ chống oxy hóa (30 ngày) ngay nhé!

product_sku=4511413625989

Tổng kết

Như vậy, hoa bia là loại dược liệu “thần kỳ” có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn quan tâm hơn về hoa bia cũng như hiểu rõ hoa bia và vai trò cải thiện giấc ngủ hiệu quả của nó. 

Đừng quên theo dõi Bestme để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé.

Tài liệu tham khảo:

[1] The Sedative Effect of Non-Alcoholic Beer in Healthy Female Nurses - PMC 

[2] Hops: Health Benefits, Side Effects, Uses, Dose & Precautions 

Có thể bạn sẽ thích
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh

Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?
Trehalose là gì? Đóng vai trò gì trong mỹ phẩm làm đẹp?

Cùng Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trehalose là gì, vai trò và lợi ích của nó trong việc chăm sóc da ngay nhé! &nbs

TOP 10 các thành phần, hoạt chất trị thâm mụn hiệu quả nhất
TOP 10 các thành phần, hoạt chất trị thâm mụn hiệu quả nhất

Để trị thâm mụn nhanh chóng, hiệu quả, việc chọn đúng thành phần, hoạt chất điều trị là vô cùng quan trọng. Cùng Bestme khám phá nga

Vitamin PP (Nicotinamid): Khái niệm, công dụng và liều bổ sung
Vitamin PP (Nicotinamid): Khái niệm, công dụng và liều bổ sung

Ngoài tác dụng trị mụn, trị viêm nhiệt miệng và viêm da thường gặp, vitamin PP còn dùng để phòng chống bệnh Pellagra rất quan trọng mà kh&o

Vitamin tan trong dầu là gì? Các loại vitamin tan trong dầu
Vitamin tan trong dầu là gì? Các loại vitamin tan trong dầu

Vitamin tan trong dầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực, tham gia vào quá trình làm đông máu, ngăn ngừa hình thành