CTKM 25-29/4

Tại sao cơ thể cần magiê? Cách bổ sung magiê cho cơ thể

Thứ tư, 08/02/2023, 08:00 (+07:00)

Magie là một khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi,... Vậy, liệu bạn có thắc mắc “Tại sao cơ thể cần Magie? Cách bổ sung Magie cho cơ thể an toàn và hiệu quả nhất?” Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết này của Bestme ngay nhé!

1. Magiê là gì?

Magiê là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết trong cơ thể. Một cơ thể trưởng thành cần khoảng 25g magiê, trong đó lượng magiê ở xương chiếm đến 50%-60% và phần còn lại nằm rải rác trong các mô mềm trên cơ thể. 

Magiê tham gia vào các phản ứng sinh hóa đa dạng trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng, tổng hợp protein, chức năng cơ, thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, Magiê cũng hoạt động như một chất điện dẫn giúp giữ nhịp tim ổn định.

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể

2. Magie có tác dụng gì đối với cơ thể?

Magie mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe, một số lợi ích cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo dưới đây.

2.1 Tăng cường năng lượng cho cơ thể

Magie tham gia vào quá trình vận chuyển máu đến thần kinh, tim, não và các bộ phận khác trên cơ thể[1]. Vì thế, bổ sung đầy đủ Magie sẽ giúp lưu thông máu đường huyết tốt hơn để cơ thể luôn sảng khoái và tràn đầy năng lượng.

2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức magiê thấp có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh lý tim mạch[2]. Có thể giải thích điều này là do nồng độ thấp của khoáng chất này trong cơ thể làm giảm lượng đường trong máu và huyết áp, dẫn tới mắc một số bệnh lý như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,...

Magiê giúp điều hòa huyết áp, nhờ đó làm giãn các thành mạch máu, chống giảm oxy trong máu và ổn định tiểu cầu. Đồng thời, Magiê còn tham gia vào quá trình vận chuyển máu, giúp bơm máu đến tim với lượng khoáng chất phù hợp góp phần mang lại nhịp đập ổn định cho trái tim.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu từ tạp chí American Heart Association (Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) được thực hiện trên 9.820 người có độ tuổi trung bình 65 tuổi đã chứng minh magiê có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ ở những người mắc bệnh lý tim mạch.

Magie giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Magie giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

2.3 Giảm huyết áp

Một nghiên cứu đăng tải trên Epidemiology được thực hiện trên hơn 5.000 người Mỹ trong độ tuổi từ 18-30 cho thấy việc bổ sung đầy đủ magiê có tỉ lệ nghịch với nguy cơ tăng huyết áp[3].

2.4 Cải thiện giấc ngủ

Trong y học, magiê thường được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để thay thế cho các loại thuốc ngủ khác. Magiê sẽ mang tới hiệu quả cải thiện giấc ngủ, đồng thời giảm buồn ngủ, uể oải sau khi thức dậy[4]

Nguyên nhân chính là do magiê có khả năng làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể. Khi nồng độ cortisol của giảm xuống, melatonin – hormone ngủ tăng lên, từ đó giúp bạn ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn.

Magie giúp cải thiện giấc ngủ

Magie giúp cải thiện giấc ngủ

2.5 Giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng

Magiê giúp cơ thể kích thích sự sản sinh thêm nhiều chất dẫn truyền thần kinh GABA giúp làm dịu tâm trạng và thư giãn não bộ[5]. Đồng thời, magiê còn làm giảm nồng độ cortisol, đây là một hormone thường được tiết ra khi tâm trạng cảm thấy lo âu và căng thẳng.

2.6 Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu

Magiê đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát Insulin[6]. Insulin được biết đến như một chất giúp ổn định lượng đường trong máu. Thiếu magiê trong cơ thể sẽ dẫn đến hàm lượng insulin không ổn định, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, bổ sung đầy đủ lượng magiê sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.

2.7 Giúp cải thiện chứng đau nửa đầu

Theo các chuyên gia, magiê giúp điều hoà hoạt động của các tế bào thần kinh, ổn định chất dẫn truyền thần kinh và hạn chế sự co thắt của các mạch máu. Thế nên, bổ sung lượng magiê đầy đủ cho cơ thể, nhất là magiê oxit sẽ hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau nửa đầu thường có hàm lượng magiê trong máu thấp hơn người bình thường. Một nghiên cứu khác cũng cho rằng hấp thụ đủ magiê làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu đến hơn 41,6%. 

2.8 Tăng cường sức khỏe xương khớp

Magiê có vai trò rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, góp phần hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể[7]. Từ đó, hình thành các tế bào xương mới, tăng cường mật độ khoáng xương và giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương gây nên.

Đặc biệt, nếu cơ thể không có đủ magiê thì canxi sẽ phải lấy từ các mô mềm để duy trì sức khoẻ xương khớp, lâu dài sẽ gây nên viêm khớp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân mắc các bệnh loãng xương có hàm lượng magiê thấp hơn so với những người bình thường.

Magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

3. Thiếu hụt magiê

3.1 Dấu hiệu

Một số dấu hiệu khi cơ thể thiếu hụt magiê mà bạn cần phải lưu ý. 

  • Mệt mỏi

Magiê giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tâm trạng thoải mái và giảm stress hiệu quả. Vì thế, khi cơ thể thiếu Magiê, cơ thể phải làm việc vất vả và tiêu hao nhiều năng lượng hơn, gây uể oải và mệt mỏi. 

  • Mất ngủ

Magiê là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ vì thành phần này chịu trách nhiệm duy trì chu kỳ thức - ngủ hợp lý cho cơ thể. Thiếu hụt magiê sẽ khiến cơ thể mất phương hướng và gây ra tình trạng mất ngủ hay khó vào giấc. 

  • Buồn nôn

Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu cơ thể bị thiếu hụt magiê dẫn đến buồn nôn, đau bụng, khó chịu,..

  • Đau cơ

Tình trạng thiếu hụt Magiê kéo dài sẽ khiến cơ thể bị đau cơ bắp, chuột rút, co thắt cơ và có thể dẫn đến xơ cơ hoá. Do magiê đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương khớp của cơ thể.

3.2 Đối tượng dễ bị thiếu hụt magie

Thiếu hụt magiê có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên, những người dưới đây thường dễ gặp tình trạng này hơn. 

  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Tiêu chảy mãn tính và kém hấp thụ chất béo do bệnh Crohn, bệnh celiac và viêm ruột từng vùng có thể dẫn đến suy giảm và gây thiếu hụt magie theo thời gian. 

  • Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Tình trạng thiếu hụt magiê có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 thường dễ gặp vấn đề thiếu hụt magiê do tình trạng kháng insulin của cơ thể. Những người bị kháng insulin sẽ bị mất quá nhiều magiê qua đường nước tiểu, góp phần làm giảm hàm lượng magie trong cơ thể.

  •  Người nghiện rượu mãn tính

Những đối tượng này thường có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, lâu dài gây ra tình trạng rối loạn chức năng thận. Điều này sẽ khiến cơ thể bài tiết magiê qua đường nước tiểu liên tục. 

  • Người cao tuổi

Người lớn tuổi có lượng magiê thấp hơn do chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, sự hấp thụ magiê từ ruột giảm và lượng bài tiết magiê qua thận tăng theo độ tuổi.

Những đối tượng dễ thiếu hụt magie

Những đối tượng dễ thiếu hụt magie

3.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu hụt magiê là do chế độ ăn uống bổ sung nguồn thực phẩm chứa thành phần này quá ít, làm mất cân bằng dinh dưỡng. 

Ngoài ra, những người bị thiếu hụt magiê còn có thể là do sự hấp thụ magiê trong ruột kém hiệu quả hoặc do cơ thể tăng bài tiết magie qua nước tiểu. Điều này được giải thích là do những người này đang mắc các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, bệnh tiểu đường loại 2, nghiện rượu,...

4. Nhu cầu bổ sung magie được khuyến nghị

Tùy vào mỗi độ tuổi và tình trạng khác nhau của cơ thể mà mức nhu cầu bổ sung magiê của mỗi người là khác nhau. Dưới dây là nhu cầu trung bình đối với từng đối tượng mà bạn có thể tham khảo[8].

Độ tuổi

Nam giới

Nữ giới

Sơ sinh đến 6 tháng

30 mg

30 mg

7-12 tháng

75 mg

75 mg

1-3 tuổi

80 mg

80 mg

4-8 tuổi

130 mg

130 mg

9-13 tuổi

240 mg

240 mg

14-18 tuổi

410 mg

360 mg

19-30 tuổi

400 mg

310 mg

31-50 tuổi

420 mg

320 mg

Trên 51 tuổi

420 mg

320 mg

5. Magie có trong thực phẩm nào?

Magiê được tìm thấy nhiều ở động vật, thực vật và trong nhiều loại đồ uống. Ngoài ra, magiê cũng được sơ chế để thêm vào một số loại ngũ cốc ăn sáng và các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe khác.

Một số thực phẩm giàu Magie là bạn có thể bổ sung hàng ngày[9].

Thực phẩm

Miligam mỗi khẩu phần ăn

Phần trăm nhu cầu hàng ngày

Hạt bí ngô (28g)

156

37

Hạt chia (28g)

111

26

Rau bina (100g)

80

19

Sữa đậu nành không đường (200g)

61

15

Sữa chua không đường (220g)

42

10

Chuối (1 quả)

32

8

Cá hồi (85g)

26

6

Ức gà (85g)

22

5

Thịt bò (85g)

20

5

Bông cải xanh (100g)

12

3

Gạo trắng (100g)

10

2

Một số thực phẩm giàu Magie

Một số thực phẩm giàu Magie

6. Một số lưu ý khi bổ sung magiê

Khi bổ sung magiê, bạn không nên kết hợp cùng một số khoáng chất như photpho, Vitamin B6, Calci, Kali,... Nguyên nhân là do sự kết hợp này sẽ làm giảm hiệu quả của magiê cùng các loại khoáng chất khác và có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như uể oải, buồn nôn, tiêu chảy,...

Những người thận yếu hay mắc các bệnh về thận đang gặp khó khăn trong việc đào thải magie ra khỏi cơ thể thì nên hạn chế bổ sung magiê. Việc nạp thêm nhiều magie có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái “báo động” và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ trước khi bổ sung magie cho cơ thể để có liều lượng, cũng như cách sử dụng an toàn và tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.

Một số lưu ý khi bổ sung magie cho cơ thể

Một số lưu ý khi bổ sung magie cho cơ thể

Bạn có thể tham khảo và bổ sung magiê thông qua Viên uống khoáng tổng hợp cải thiện sức khỏe DHC Multi Minerals (60 ngày) nhé!

product_sku=4511413403600

Tổng kết

Magiê là một khoáng chất quan trọng, mang tới nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về loại khoáng chất này, cũng như cách bổ sung an toàn để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái nhé!

Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!

Tài liệu tham khảo:

[1] Can Magnesium Enhance Exercise Performance? - PMC

[2] Effects of Magnesium Supplementation on Blood Pressure 

[3] Beneficial Role of Mg2+ in Prevention and Treatment of Hypertension - PMC 

[4] The Effects of Magnesium Supplementation on Subjective Anxiety and Stress—A Systematic Review - PMC

[5] The effects of magnesium supplementation on subjective anxiety 

[6] Magnesium and type 2 diabetes 

[7] [8] [9] Magnesium - Health Professional Fact Sheet

Có thể bạn sẽ thích
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp
Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?
Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ
Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà
Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?
Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?
Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry
Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da
Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n

Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên
Chiết xuất vỏ cây liễu: Thành phần trị mụn an toàn từ thiên nhiên

Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch

Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng
Dầu gấc có tốt cho da không? Một số lưu ý khi sử dụng

Dầu gấc còn được sử dụng để dưỡng da, phục hồi những tổn thương trên da cực kỳ hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu thêm về những công dụng và hiệu quả tuyệt vờ

Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp
Rễ nhân sâm: Công dụng và ứng dụng trong làm đẹp

Rễ nhân sâm là gì? Những công dụng và ứng dụng nào của rễ nhân sâm được ứng dụng trong làm đẹp? Hãy để Bestme giải đáp nh

Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp
Bơ cacao là gì? Những công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Bơ cacao sở hữu hương thơm nồng nàn cùng vô số lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà ng

Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng
Lá bạc hà là gì? Cách phân biệt bạc hà với rau húng

Cùng Bestme tìm hiểu lá bạc hà là gì cùng cách phân biệt lá húng lủi và bạc hà để không còn bị nh