4 cách cắm bông lúa mạch đẹp chưng Tết cực độc đáo
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 07/02/2024, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 20/12/2024, 13:50 (+07:00)
1. Khám phá ý nghĩa của bông hoa lúa mạch
2. Hướng dẫn những cách cắm bông lúa đẹp nhất
2.1 Cách cắm bông lúa vàng bình gốm mút xốp
2.2 Kết hợp bông lúa với loại hoa khác
2.3 Cắm hoa lúa dáng xòe
2.4 Cách cắm hoa lúa trong bình cao
3. Bí quyết giúp bình cắm bông lúa vàng chơi được lâu
4. Tham khảo các mẫu cắm bông lúa chưng Tết đẹp
Tổng kết
Nhiều chị em lựa chọn cắm bông lúa mạch để trang trí Tết giúp cho không gian nhà cửa thêm phần sang trọng, tràn ngập không khí năm mới hơn. Nếu Tết này bạn dự định chưng hoa lúa mạch trong nhà để làm đẹp không gian thì đừng vội bỏ qua 4 cách cắm bông lúa đẹp mà Bestme sẽ giới thiệu chi tiết hơn ngay sau đây nhé!
1. Khám phá ý nghĩa của bông hoa lúa mạch
Bông hoa lúa mạch được nhiều người yêu thích bởi loại hoa này vừa đẹp, chơi được lâu và còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Theo quan niệm phong thủy, chưng hoa lúa mạch trong nhà vào ngày Tết sẽ thể hiện cho một năm mới ấm no, sung túc và tài lộc.
Không chỉ vậy, màu vàng của bông lúa mạch còn tượng trưng cho niềm tin, ánh sáng, mang đến cho gia chủ nhiều điều may mắn hơn. Trang trí một bình hoa lúa mạch trong nhà vào dịp Tết sẽ mang đến cảm giác như được hòa mình cùng với thiên nhiên, tĩnh tâm và sống chậm hơn.
2. Hướng dẫn những cách cắm bông lúa đẹp nhất
Hoa lúa mạch có thể cắm theo nhiều kiểu khác nhau để trang trí nhà cửa. Bạn có thể cắm theo mẫu được hướng dẫn hoặc tự mình sáng tạo một tác phẩm riêng. Dưới đây là một vài mẫu gợi ý để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng ngay:
2.1 Cách cắm bông lúa vàng bình gốm mút xốp
Bông lúa vàng cắm trong bình gốm là sự kết hợp hoàn hảo, vừa dễ cắm vừa đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn như sau:
- Nguyên liệu cần có: Bông lúa, bình gốm, mút xốp và kéo
- Cắt miếng xốp để cho vào bình gốm, căn chỉnh kích thước bình sao cho phù hợp.
- Cắm 5 cành lúa mạch với chiều dài khoảng 1 gang tay vào giữa để làm trọng tâm cho bình hoa.
- Các cành còn lại cắm bố trí khu vực xung quanh, cắm từ trong ra ngoài tới khi đã tín bề mặt của bình.
- Bạn có thể kết hợp cắm trang trí với các loại hoa khác để bình hoa thêm phần đặc biệt hơn rồi mang đi chưng ở nơi mình muốn.
2.2 Kết hợp bông lúa với loại hoa khác
Hoa lúa mạch có thể kết hợp chung với các loại hoa khô khác để tạo cảm giác bắt mắt hơn. Ngoài ra, việc kết hợp nhiều loại hoa với nhau, bình hoa sẽ đỡ cảm giác trống trải và nhàm chán.
Cách cắm bông lúa kết hợp với các loại hoa khác bạn có thể tham khảo như sau:
- Chuẩn bị bông lúa, hoa khô kết hợp, giấy khô, giỏ mây và mút xốp.
- Cắt mút xốp vừa với kích thước giỏ hoa mà bạn đã chuẩn bị
- Cắm bông lúa mạch vào giỏ hoa, điều chỉnh độ cao thấp sao cho phù hợp, cành cao ở trung tâm, cành thấp xung quanh.
- Hoa phụ kiện cắm xen kẽ để tạo điểm nhấn.
- Trang trí hoa ở phòng khách hoặc phòng bếp để làm đẹp cho không gian.
2.3 Cắm hoa lúa dáng xòe
Bông lúa cắm dáng xòe cũng rất đẹp. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn như sau:
- Chuẩn bị chậu hoa, bông lúa mạch và mút xốp.
- Cắt mút xốp vừa với lòng chậu hoa và để cách miệng bình khoảng 2cm.
- Cắm một cành hoa vào vị trí trung tâm để làm chuẩn, các cành còn lại cắm lần lượt từ trong ra ngoài, điều chỉnh độ cao thấp phù hợp.
- Những cành hoa bên ngoài bạn vừa cắm thấp vừa điều chỉnh độ xòe để tạo dáng cho chậu hoa.
- Trang trí thêm nơ và để hoa ở khu vực bạn muốn.
2.4 Cách cắm hoa lúa trong bình cao
Bông lúa mạch khá cao, chính vì vậy, bạn nên cắm hoa trong bình có miệng cao để cân đối về bố cục và giúp bình hoa được đẹp hơn. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị bông lúa mạch, bình hoa cao, mút xốp và kéo.
- Cắt miếng xốp sao cho vừa với kích thước của lọ hoa rồi cho vào giữa bình
- Lấy cành hoa cao nhất cắm ở giữa để làm trọng tâm sau đó cắm lần lượt các cành hoa còn lại vào bình.
- Căn chỉnh lại khoảng cách, chiều cao giữa các cành hoa sao cho tổng thể bình hoa được đẹp nhất, cành thấp ở ngoài, cành cao ở trong.
- Dùng thêm những miếng giấy màu hoặc hoa phụ để trang trí để lọ hoa trông đẹp và bắt mắt hơn.
⚡⚡⚡Xem nhiều hơn: Cách cắm hoa hồng lọ cao
3. Bí quyết giúp bình cắm bông lúa vàng chơi được lâu
So với các loại hoa tươi, bông lúa vàng đã được sấy khô nên sẽ có thời gian chơi Tết được lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến một số lưu ý dưới đây để giúp bình hoa đẹp được lâu trong những ngày đầu năm mới nhé!
- Tránh cắm hoa vào bình có miệng hẹp vì hơi ẩm có thể tụ lại làm cho bông hoa dễ bị ẩm và sinh mốc.
- Không cắm hoa vào giỏ tre hoặc mây để tránh không khí bị tụ lại bên trong.
- Không để lọ hoa ở nơi có không khí ẩm hoặc nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Tránh để hoa tiếp xúc với nước.
✍️✍️✍️Bài viết cùng chủ đề: Cách cắm hoa loa kèn
4. Tham khảo các mẫu cắm bông lúa chưng Tết đẹp
Bạn có thể sáng tạo cắm bông lúa theo nhiều cách khác nhau để làm đẹp nhà cửa. Dưới đây là một số mẫu cắm hoa đẹp, bạn có thể tham khảo thêm:
Tổng kết
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ về cách cắm bông lúa đẹp, dễ thực hiện để bạn tham khảo. Hy vọng, bạn sẽ tìm được một mẫu cắm hoa đẹp để trang trí nhà cửa vào dịp Tết Nguyên Đán. Bestme sẽ gợi ý thêm nhiều mẫu cắm hoa đẹp trong các bài viết tiếp theo. Chính vì vậy, bạn hãy theo dõi bài viết hàng ngày nhé!