Bao sái bát hương là gì? Cách bao sái bát hương đúng quy củ
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 01/02/2024, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 06/02/2024, 13:30 (+07:00)
1. Bao sái bát hương là gì?
2. Ý nghĩa tục bao sái bát hương
3. Cách bao sái bát hương đúng quy củ
3.1 Lễ vật chuẩn bị để xin phép bao sái bát hương
3.2 Đọc văn khấn bao sái bát hương
3.3 Cách bao sái bát hương và rút tỉa chân nhang
3.4 Đặt bát hương vào lại vị trí
4. Những lưu ý khi bao sái bát hương
Tổng kết
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến là thời điểm nhiều gia đình bắt đầu bao sái bát hương. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về thuật ngữ bao sái và cách làm sao cho đúng. Trong bài viết dưới đây, cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về cách bao sái bát hương đúng quy củ ngay nhé!
1. Bao sái bát hương là gì?
Bao sái (theo cách gọi của Phật giáo) nghĩa là vệ sinh bát hương. Nghi lễ này được thực hiện vào dịp cuối năm, thường diễn ra vào cuối năm, tốt nhất là ngày 23 tháng Chạp (lễ cúng ông Công ông Táo).
Khi thực hiện bao sái, gia chủ sẽ tiến hành vệ sinh xung quanh bát hương, tỉa chân nhang và thêm tro. Mỗi năm, nghi lễ bao sái chỉ diễn ra một lần nên nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt.
2. Ý nghĩa tục bao sái bát hương
Theo quan niệm dân gian, bát hương là nơi hội tụ linh khí, bàn thờ xung mãn thì gia đình mới được ấm no, hạnh phúc. Sau một thời gian dài cúng bái, bát hương sẽ bị đầy, gây cản trở việc lưu thông khí và có thể ảnh hưởng đến vận hạn của gia chủ.
Bên cạnh đó, khi bát hương đầy, chân nhang không chạm được đến mặt tro, dẫn đến việc thắp hương mất linh ứng, tổ tiên không thể lắng nghe được lời khẩn cầu của con cháu.
Chính vì những lý do này, tục bao sái bát hương mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng. Nghi thức này không chỉ mang ý nghĩa dọn dẹp ban thờ dịp cuối năm mà còn thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với tổ tiên, cầu mong một năm mới bình an.
3. Cách bao sái bát hương đúng quy củ
Chính bởi những ý nghĩa tâm linh quan trọng, nghi thức bao sái bát hương cần được thực hiện một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng. Dưới đây là cách bao sái bát hương đúng quy củ mà bạn cần lưu ý:
3.1 Lễ vật chuẩn bị để xin phép bao sái bát hương
Trước khi bao sái, gia chủ sẽ cần làm một lễ nhỏ để xin phép tổ tiên và các vị thần linh. Lễ vật và vật dụng cần thiết bao gồm:
Lễ vật:
- Đĩa xôi
- Thịt luộc
- Đĩa hoa trái theo mùa
- Ấm trà và bộ chén nhỏ
- Rượu
- Chén nước sôi để nguội
- Tiền vàng
- Lọ hoa tươi
Vật dụng
- Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và giã nát gừng để hòa vào rượu.
- Nước hoa (không bắt buộc)
- Tờ báo hoặc tấm vải sạch
- Khăn sạch
- Chậu nước sạch
3.2 Đọc văn khấn bao sái bát hương
Sau khi đã bày biện lễ vật xong xuôi, gia chủ tiến hành đọc văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang dưới đây:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........
Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
3.3 Cách bao sái bát hương và rút tỉa chân nhang
Khi đọc xong văn khấn, gia chủ tiến hành bao sái bát hương theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Thắp 1 nén hương để xin phép gia tiên dọn dẹp bát hương, sau khi hương tàn thì bắt đầu tiến hành bao sái.
- Bước 2: Rửa sạch 2 tay bằng rượu gừng, một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng chổi khô quét sạch bụi trên miệng và xung quanh bát hương.
- Bước 3: Gia chủ nhẹ nhàng rút từng chân hương và để lại số lượng đẹp nhất (Ví dụ: Người làm ăn buôn bán thì giữ lại số chân hương lẻ là 15, 17, 19; nếu cầu phúc khí cho năm tiếp theo thì để lại 25, 27, 29 chân nhang,...).
- Bước 4: Đặt chân nhang vừa rút vào một miếng vải hoặc giấy báo sạch, đem đi hóa, tro rải xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sau nhà.
3.4 Đặt bát hương vào lại vị trí
Sau khi đã thực hiện xong xuôi việc bao sái, gia chủ đặt lại bát hương vào vị trí cũ và khấn thỉnh các Ngài về.
4. Những lưu ý khi bao sái bát hương
Khi bao sái bát hương, gia chủ cần lưu ý:
- Người thực hiện bao sái cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trước ngày bao sái không nên quan hệ ân ái vợ chồng, ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, mắm tôm, mắm tép,...
- Khi tỉa chân nhang cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ đồ cúng.
- Cần bao sái bát hương thần linh trước khi bao sái bát hương gia tiên.
- Khi bao sái, cấm kỵ mở toang cửa phòng thờ, bởi ánh sáng chiếu rọi sẽ gây tổn hại linh khí.
- Khi bao sái, tuyệt đối không được xê dịch bát hương.
=> Xem thêm:
Tổng kết
Qua bài viết trên, Bestme đã hướng dẫn bạn cách bao sái bát hương đúng quy củ và chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể thực hiện bao sái một cách chuẩn xác nhất. Đừng quên theo dõi trang web của Bestme để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị mỗi ngày nhé!