Khám phá 3 ngôi chùa mật tông ở Hà Nội chi tiết nhất
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 05/03/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 05/03/2024, 15:33 (+07:00)
1. Mật tông là gì?
2. Các chùa mật tông ở Hà Nội
2.1 Chùa Vạn Niên mật tông
2.2 Chùa mật tông Long Quang
2.3 Chùa Thắng Nghiêm
Tổng kết
Chùa Mật tông có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều Phật tử trên khắp cả nước. Trong bài viết này, Bestme muốn giới thiệu tới bạn 3 ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội với lối kiến trúc khá độc đáo, cùng không gian linh thiêng, uy nghiêm nhé!
1. Mật tông là gì?
Mật tông là một từ gốc Hán, được sử dụng để gọi một pháp môn bắt nguồn từ Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.
Để giải thích một cách đơn giản nhất, “Mật” nghĩa là bí mật của một tông phái, thường được chư Phật sử dụng làm mật ngữ dạy về các trì chú, bắt ấn. Môn phái này được hình thành vào thế kỷ V, VI tại vùng đất Nam Ấn và được chia thành 2 phái là Chân ngôn thừa và Kim cương thừa.

2. Các chùa mật tông ở Hà Nội
Dưới đây là 3 ngôi chùa mật tông ở Hà Nội mà bạn có thể tham khảo để ghé thăm khi có thời gian.
2.1 Chùa Vạn Niên mật tông
- Địa chỉ: Số 264 đường Lạc Long Quân, Vệ Hồ, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Vạn Niên là ngôi chùa mật tông ở Hà Nội cổ, được xây dựng từ thời nhà Lý. Trải qua nhiều năm lịch sử, ngôi chùa đã xuống cấp và phải trải qua nhiều cuộc trùng tu lớn nhỏ, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và kiến trúc đặc trưng. Tổng thể thiết kế kiến trúc ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính, nhà Tăng và nhà phụ.
Ngôi chùa sử dụng hoàn toàn vật liệu là gỗ, kết hợp với những hoa văn tinh xảo đậm nét văn hóa người phương Đông. Thế nên, không gian của chùa vừa cổ kính, uy nghiêm, lại vừa yên bình, thanh tịnh.
Điểm nổi bật nhất của chùa mật tông Vạn Niên là công trình tượng Phật do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng Thích Ca nặng gần 600 cân, được làm hoàn toàn bằng phiến đá quý từ Myanmar, không có sự chắp ghép hay pha trộn.

2.2 Chùa mật tông Long Quang
- Địa chỉ: Đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thành Trì, Hà Nội
Chùa Long Quang là ngôi chùa quen thuộc của nhiều phật tử theo trường phái mật tông. Chùa có diện tích lên đến hơn 7.000 m2, sở hữu khuôn viên rộng rãi và thoáng đãng. Có lẽ do theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa, nên chùa có những nét kiến trúc và trang trí đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan hay Tây Tạng.
Chùa Long Quang có 2 gian, gồm tam bảo và nhà tổ. Ngôi chùa mật tông ở Hà Nội này nổi bật với những bức tường rực rỡ sắc đỏ, cam và trắng cùng những hoa văn, hình họa xung quanh các gian thờ.
Bên trong điện thờ, chùa thiết kế theo phong cách Kim cương thừa điển hình, với các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo với những vòng tròn mandala - biểu tượng quan trọng trong pháp môn.

2.3 Chùa Thắng Nghiêm
- Địa chỉ: Thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Chùa Thắng Nghiêm từng là nơi sinh sống và trụ xứ tu hành của nhiều bậc danh tăng danh tướng thời Lý và thời Trần. Theo lịch sử ghi chép, chùa được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn. Đây là một ngôi chùa mật tông ở Hà Nội đẹp, trang nghiêm và cực thanh tịnh.
Chùa Thắng Nghiêm được thiết kế đẹp mắt với tông màu vàng chủ đạo, kết hợp với màu nâu và đỏ tô điểm thêm. Từng chi tiết trong không gian của chùa đều được chạm khắc tinh xảo và chi tiết đến từng ngóc ngách nhỏ.
Tam bảo chùa mang nhiều nét kiến trúc Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ thời Lý và cũng là nơi lưu giữ hơn 100 bức tượng Phật lớn nhỏ khác nhau. Phía sau tam bảo, chùa xây dựng hội trường lớn để thuyết giảng và truyền bá Phật giáo.

⚡⚡⚡Tham khảo nhiều hơn: Các chùa nổi tiếng ở Hà Nội
Tổng kết
Trên đây là 3 ngôi chùa mật tông ở Hà Nội mà Bestme muốn giới thiệu tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về môn phái mật tông và những ngôi chùa theo phong cách này tại thủ đô nhé!
Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để cập nhật những điểm thăm quan nức tiếng khác nhé!