Chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo tại văn phòng cần những gì?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 04/01/2024, 20:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 08/01/2024, 15:43 (+07:00)
1. Có cần cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan không?
2. Làm mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở văn phòng cần những gì?
2.1 Đồ vàng mã
2.2 Mâm cỗ cúng đơn giản
2.3 Hoa cúng
2.4 Cá chép vàng
3. Văn khấn cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan
4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan
Tổng kết
Không chỉ làm lễ cúng ông Công ông Táo tại nhà, các công ty, doanh nghiệp cũng nên sắm lễ cúng ông Táo tại văn phòng để thể hiện lòng thành. Vậy mâm lễ cúng ông Công ông Táo tại văn phòng cần những gì? Văn khấn cúng như thế nào? Cần lưu ý gì khi cúng ông Táo tại cơ quan? Cùng Bestme tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chi tiết nhé!
1. Có cần cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan không?
Theo tín ngưỡng dân gian bao đời nay, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam sẽ sắm sửa lễ vật cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên thiên đình. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng ông Táo tại nhà rất cần thiết, còn tại cơ quan, văn phòng thì sao?
Có 2 luồng ý kiến chính được đưa ra trong vấn đề này. Một bên cho rằng táo quân là Thần Bếp chỉ nên cúng ở nhà, còn cơ quan không nấu nướng, không cần cúng. Còn một bên lại cho rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành, dù ở cơ quan vẫn nên chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo. Đặc biệt, những doanh nghiệp có bếp ăn tại trụ sở để phục vụ nhân viên thì việc nên làm đồ lễ cúng ông Công ông Táo là điều hiển nhiên.
Thực tế, cơ quan, doanh nghiệp có điều kiện, thời gian và không gian thì nên cúng ông Công ông Táo tại văn phòng. Việc cúng bái này xuất phát từ tâm và thể hiện lòng thành của mỗi người, dù không bắt buộc nhưng cúng cũng tốt, không cúng cũng không sao.
2. Làm mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở văn phòng cần những gì?
Khi đã quyết định làm lễ cúng ông Táo tại văn phòng, bạn nên chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ lễ vật để thể hiện tấm lòng và sự thành tâm của mình. Mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở văn phòng cần chuẩn bị những thứ sau:
2.1 Đồ vàng mã
Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng, gồm 3 bộ quần áo, giày và mũ. Trong đó có 2 mũ đàn ông (mũ hai cánh chuồn) và 1 mũ phụ nữ (mũ không có cánh chuồn). Tùy vào con giáp ngũ hành mà bạn lựa chọn bộ vàng mã có màu sắc phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên mua thêm tiền giấy và vài thỏi vàng giấy trong bộ lễ.
2.2 Mâm cỗ cúng đơn giản
Mâm lễ cúng ông Táo đơn giản tại cơ quan gồm một số món bắt buộc như:
- Giò (1 khoanh) hoặc gà luộc
- Bánh chưng hoặc xôi
- Mâm ngũ quả, trầu cau
- 1 Lọ hoa tươi
- Cá chép sống hoặc cá chép bằng giấy (miền Bắc), ngựa giấy đầy đủ yên cương (miền Trung) và bộ "cò bay, ngựa chạy" bằng giấy (miền Nam)
- Muối, gạo, nước và rượu
2.3 Hoa cúng
Cắm hoa trên bàn thờ ông Công ông Táo thể hiện lòng thành kính, biết ơn và trang nghiêm dành cho những vị thần linh ngày đêm cai quản, phù trợ gia chủ. Bạn có thể lựa chọn một trong những loại hoa sau để cúng ông Táo:
- Hoa cúc vàng
- Hoa đồng tiền
- Hoa lay ơn
- Hoa mai
- Hoa sen
- Hoa đào
Lưu ý: Không nên dùng cúc vạn thọ, phong lan, hoa ly và phù dung để làm lễ cúng ông Táo. Bởi mùi hương, tên gọi và ý nghĩa của chúng không thể hiện được sự trang nghiêm và tôn kính.
2.4 Cá chép vàng
Cá chép vàng thường xuất hiện trong bộ lễ cúng ông Công ông Táo miền Bắc, được xem là phương tiện chính giúp các Táo "vượt Vũ Môn" lên thiên đình. Cá chép được chọn phải có màu đỏ, to khỏe, không trầy xước trên thân và vảy không bị tróc. Bạn có thể chọn 1 con cá chép để tượng trưng hoặc cúng 3 con cá dành cho 3 vị Táo đều được.
Theo quan niệm của người xưa, cá chép nên thả trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Công ông Táo kịp giờ lên thiên đình. Vì thế, các doanh nghiệp nên cân nhắc cúng ông Công ông Táo và thả cá trước khung giờ trên.
3. Văn khấn cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan
Nếu bạn chưa từng làm lễ cúng ông Táo tại công ty thì tham khảo ngay bài văn khấn cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan dưới đây, dựa theo văn khấn cổ truyền Việt Nam của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan
Để lễ cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan hoàn thành tốt và thể hiện được lòng thành, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau khi thực hiện:
- Mâm lễ cúng ông Táo không được có thịt ngan hoặc thịt vịt.
- Trong lúc khấn, bạn không nên xin tài lộc và tránh đề cập đến tiền bạc làm mất lòng các vị thần linh.
- Nếu cơ quan có ban thờ thì nên bày lễ lên ban để cúng, nếu không có thì nên sửa soạn và sắp lễ lên mâm hoặc khay sạch rồi đặt lên bàn trong phòng.
- Thực hiện cúng vào đầu giờ sáng ngày 23 tháng Chạp hoặc ngày 22 tháng Chạp.
- Chờ hương cháy gần hết mới tiến hành hóa vàng.
- Nên hóa vàng đúng nơi quy định, không dùng nước để dập lửa khi tro chưa tàn và dọn sạch tro để bảo vệ môi trường.
- Cúng cá chép sống thì nên phóng sinh ra sông trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để "cá chép hóa rồng" đưa ông Công ông Táo về chầu trời.
Tổng kết
Trên đây là bài văn khấn và hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở văn phòng, cơ quan đầy đủ. Mong rằng qua bài viết, doanh nghiệp của bạn sẽ có buổi lễ tươm tất, chỉn chu thể hiện được sự thành tâm đối với các Táo. Đừng quên theo dõi Bestme để đọc thêm những bài chia sẻ về nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam nhé!