Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 16/02/2024, 18:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 20/02/2024, 11:05 (+07:00)
1. Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là gì?
2. Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
3. Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
4. Văn khấn cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
5. Lưu ý khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Tổng kết
Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Thần Tài. Vào ngày này, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật, mâm cúng và đọc văn khấn với mong muốn cầu một năm làm ăn phát tài, may mắn và sung túc. Vậy lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì? Cần lưu ý gì khi chuẩn bị lễ vật? Cùng Bestme tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là gì?
Thần Tài là vị thần giúp gia chủ trông coi và mang tới tiền bạc hoặc sự may mắn về kinh tế. Hình ảnh ông Thần Tài được biết đến là một ông lão râu tóc bạc phơ, gương mặt hiền lành, phúc hậu và cầm thỏi vàng trên tay.
Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một nghi lễ trong văn hóa của người Việt Nam từ xưa để cầu mong một năm mới sung túc, may mắn và làm ăn phát tài phát lộc. Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận trước khi cúng và nên thắp hương vào khoảng 7-9h sáng, tức giờ Thìn là đẹp nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số khung giờ đẹp cúng vía Thần Tài năm Giáp Thìn sau đây:
- Giờ Mão (5h- 7h)
- Giờ Tỵ (9h- 11h)
- Giờ Thân (15- 17h)
2. Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Trước khi bày lễ vật cúng ngày vía Thần Tài, gia chủ hãy lau dọn ban thờ, tượng ông Thần Tài, ông Thổ Địa (nếu có) bằng nước thơm/nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi. Lễ vật cúng vía Thần Tài đầu năm nhất định phải có:
- Bộ Tam Sên gồm 1 miếng thịt lợn luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc.
- Bình hoa tươi, thơm không dùng hoa giả.
- Hũ gạo, muối, nước đầy.
- Bát hương và cây đèn nhỏ mỗi thứ 2 cái
- Giấy tiền, vàng mã
- Một khay nước gồm 2 chén rượu và 3 cốc nước
- 5 củ tỏi đặt trong đĩa nhỏ, 5 chén nước xếp thành hình chữ thập
- Tượng ông Cóc ngậm tiền ( Thiềm Thừ) mang ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc
3. Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Ngoài lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng kể trên, gia chủ cần chuẩn bị thêm một mâm cúng Thần Tài đầy đủ các món sau:
- Xôi và chè với mong muốn công việc trôi chảy, hanh thông.
- Lợn quay hoặc gà bởi theo dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món heo quay.
- Chuối chín vàng và các loại trái cây có màu may mắn như cam, quýt, thanh long, dưa hấu,...
- Người dân miền nam thường thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên lễ vật cúng còn có thêm cá lóc nướng.
Ngoài những vật thờ cúng cơ bản như trên, nếu có điều kiện thì gia chủ có thể thêm một số đồ thờ cúng khác như nước ngọt, bánh kẹo, bia,... lên bàn thờ Thần Tài.
4. Văn khấn cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng và lễ vật cúng Thần Tài mùng 10, gia chủ ăn mặc chỉn chu, tiến hành thắp nhang khấn vái trước bàn thờ Thần Tài. Bestme xin giới thiệu bài văn khấn cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
5. Lưu ý khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Cầu xin tài lộc vào ngày vía Thần Tài được nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào lòng thành của gia chủ. Khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, gia chủ cần lưu ý một vài điều sau:
- Chuẩn bị đồ lễ đơn giản, sử dụng hoa tươi, trái cây thật, không dập nát không dùng đồ giả.
- Chọn quả hình tròn, màu sắc nổi bật tạo sự ấm cúng cho không gian thờ cúng.
- Đồ lễ như tôm, thịt, gà cần đảm bảo là thực phẩm tươi mới.
- Tránh để các con vật chó mèo quấy phá làm ô uế bàn thờ và mâm cúng Thần Tài.
Tổng kết
Việc chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng chỉn chu, đầy đủ vô cùng quan trọng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể tự tay chuẩn lễ vật và mâm cúng ngày vía Thần Tài năm Giáp Thìn này. Hãy theo dõi Bestme thường xuyên để đón đọc nhiều tin tức hữu ích hơn nữa nhé!