Hướng dẫn cách thắp hương ông Công ông Táo đúng lễ nghi, phong tục
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 09/01/2024, 17:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 10/01/2024, 11:35 (+07:00)
1. Thắp hương ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
2. Cách thắp hương ông Công ông Táo đúng lễ nghi
3. Mẫu văn khấn khi thắp hương ông Công ông Táo
4. Cách hóa vàng, hạ lễ sau khi cúng ông Công ông Táo
Tổng kết
Cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ, phức tạp nhưng phải chỉn chu, đầy đủ và thể hiện được lòng thành của gia chủ. Vậy thắp hương ông Công ông Táo cần những gì? Cách thắp hương, hóa vàng và hạ lễ như thế nào đúng chuẩn lễ nghi, phong tục? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bestme để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Thắp hương ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Tùy phong tục tập quán, văn hóa của mỗi vùng miền và gia cảnh mỗi gia đình mà lễ vật thắp hương cúng ông Công ông Táo khác nhau:
- Cúng chay thuần khiết: Lễ thắp hương ông Công ông Táo gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay, đậu phụ sốt nấm cay, giò chay, chả chay, xôi, chè, nộm, xào rau củ thập cẩm và nem rau củ.
- Cúng chay đơn giản: 3 bát chè, 1 đĩa xôi, 1 mâm ngũ quả, hoa tươi, nước, nến đỏ, cá chép (miền Bắc), bộ "cò bay, ngựa chạy" (miền Nam).
- Cúng mặn: 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, gà luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 con cá chép sống, 3 chén rượu, lá trầu, lọ hoa, giấy tiền, vàng mã.
Ngoài ra, thắp hương ông Công ông Táo đơn giản còn cần thêm tiền vàng, mũ ông Công 3 cỗ hoặc 3 chiếc. Trong đó, 2 mũ có 2 cánh chuồn dành cho các Táo ông và 1 mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Màu sắc áo, mũ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
2. Cách thắp hương ông Công ông Táo đúng lễ nghi
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, gia chủ tiến hành thắp hương và vái cúng. Cách thắp hương ngày ông Công ông Táo chuẩn lễ nghi như sau:
- Bước 1: Thắp đèn hoặc nến sáng lên bàn thờ rồi châm hương, có thể dùng bật lửa để châm trực tiếp và hương nên dùng số lẻ.
- Bước 2: Sau khi châm hương, gia chủ vái 4 cái rồi đọc văn khấn hoặc khấn thành tâm không có văn.
- Bước 3: Khấn xong, gia chủ tiếp tục vái 4 cái. Lưu ý, khi vái, hai bàn tay sát vào nhau hoặc đan xen các ngón vào nhau để tượng trưng cho sự giao hòa và phải thành tâm.
- Bước 4: Vái xong, gia chủ chờ gần hết tuần nhang rồi thắp thêm tuần khác, vái 4 vái để xin phép Gia thần, Gia tiên hóa vàng.
- Bước 5: Sau khi hóa vàng, đổ một chén rượu vào đống tro bởi theo dân gian việc làm này giúp cõi âm nhận được số vàng cõi dương chuyển đến.
- Bước 6: Cuối cùng, vái 4 vái để xin phép hạ lễ.
3. Mẫu văn khấn khi thắp hương ông Công ông Táo
Không chỉ chú trọng cách thắp hương ngày 23 tháng Chạp đúng lễ nghi, gia chủ còn nên thể hiện lòng thành của mình trong lúc đọc văn khấn. Không nên xuề xòa, đọc cho có, thiếu nghiêm túc và lời khấn không thật tâm, thiếu chuẩn mực. Dưới đây là 2 mẫu văn khấn khi thắp hương ông Công ông Táo nhiều gia đình sử dụng.
Đầu tiên, theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, văn khấn ông Công ông Táo như sau:
Một bài văn khấn thắp hương cúng ông Công ông Táo nữa, bạn có thể tham khảo, áp dụng vào ngày 23 tháng Chạp năm nay:
Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm.... Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!
4. Cách hóa vàng, hạ lễ sau khi cúng ông Công ông Táo
Sau khi thực hiện nghi lễ thắp hương và cúng ông Công ông Táo xong, việc hạ lễ và hóa vàng mã cũng là phần vô cùng quan trọng để tiễn các Táo về trời. Khi hương cháy hết 2/3, gia chủ có thể tiến hành hạ lễ, đốt vàng mã và thả cá chép phóng sinh. Bởi theo quan niệm dân gian, hương cháy hết cũng là lúc các Táo lên chầu trời.
Toàn bộ quần áo, hia, tiền âm phủ cùng bài vị cũ nếu có đều được đốt sau khi cúng. Sau đó, gia chủ lập bài vị mới cho các Táo. Khi đốt vàng mã gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Nên đốt từ từ, chậm rãi, vừa đốt vừa đọc văn khấn và nên hóa vàng ở sân, góc vườn, đúng nơi quy định (đối với chung cư).
- Với nhà mặt phố, gia chủ cần chuẩn bị lò hóa vàng chuyên dụng dành cho gia đình, tránh gây hỏa hoạn hoặc tro giấy vàng mã bay lung tung gây ô nhiễm môi trường.
- Không nên dùng nước dập lửa khi vàng mã chưa tắt hết và có thể rắc chút gạo, muối khi đang cháy.
Tổng kết
Trên đây là chi tiết cách thắp hương ông Công ông Táo đúng chuẩn lễ nghi cùng mẫu văn khấn khi thắp hương. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chuẩn bị lễ cúng chu đáo và tránh sai sót khi thực hiện nghi lễ. Và đừng quên thường xuyên đón đọc những bài viết thú vị về chủ đề chăm sóc gia đình, nhà cửa trên Bestme mỗi ngày nhé!