Nguyên nhân nổi mụn cóc lòng bàn chân và cách trị triệt để
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 01/11/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 01/11/2023, 17:19 (+07:00)
1. Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân
2. Biểu hiện và chẩn đoán mụn cóc ở lòng bàn chân
3. Mụn cóc lòng bàn chân có nguy hiểm không?
4. Những cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân hiệu quả nhất
4.1 Điều trị mụn cóc dưới lòng bàn chân tại nhà
4.2 Sử dụng thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân
4.3 Điều trị y tế
5. Phòng ngừa mụn cóc lòng bàn chân như thế nào?
Tổng kết
Mụn cóc lòng bàn chân là tình trạng da liễu phổ biến, rất nhiều người gặp phải. Nốt mụn này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị triệt để thì có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực khác. Dưới đây là một số thông tin về cách điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân mà Bestme đã tổng hợp lại, bạn đọc có thể tham khảo thêm.
1. Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân
Mụn cóc ở lòng bàn chân là tình trạng xuất hiện các nốt sần nhỏ, phẳng hoặc sần sùi ở vị trí mu bàn chân, lòng bàn chân - các khu vực thường phải chịu nhiều áp lực trong quá trình di chuyển. Nguyên nhân gây tình trạng nổi mụn có thể do:
- Xuất hiện vết xước gây vết thương hở khiến cho vi rút HPV xâm nhập, lây lan và hình thành nên nốt mụn.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tiểu đường… hoặc do hệ miễn dịch yếu.
- Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh dẫn đến tình trạng lây nhiễm.
- Nốt mụn tự lây lan sang các vùng da lân cận hoặc vùng da tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn.
Đối tượng dễ bị nổi mụn cóc ở lòng bàn chân thường bao gồm:
- Trẻ em, thanh thiếu niên chưa có sức miễn dịch với virus
- Người có hệ miễn dịch yếu như người bị nhiễm HIV/AIDS, người cấy ghép nội tạng,…
2. Biểu hiện và chẩn đoán mụn cóc ở lòng bàn chân
Mụn cơm lòng bàn chân có những triệu chứng rõ ràng để người bệnh có thể nhận biết sớm. Cụ thể về các dấu hiệu của bệnh như sau:
- Có nốt mụn nhỏ, gồ ghề ở dưới lòng bàn chân, ngón chân, đệm đế bàn chân hoặc gót chân
- Vùng da xuất hiện mụn cơm có lớp da dày, cứng và chai
- Có nốt chấm đen trên bề mặt do có nhiều mạch máu tụ lại
- Mụn cóc mọc riêng lẻ hoặc kết nối thành cụm
- Xuất hiện mô sẹo u dưới lòng bàn chân
- Các nếp vân da bàn chân bị phá vỡ
- Mụn có màu nâu, đen hoặc nhạt hơn
- Có cảm giác đau hoặc nhói buốt khi vận động
Để chẩn đoán tình trạng mụn cóc lòng bàn chân, bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng hoặc kết hợp xét nghiệm sinh thiết khi cần. Các bước chẩn đoán bao gồm có:
- Kiểm tra nốt mụn cóc
- Cạo lớp trên cùng của nốt mụn để kiểm tra các dấu hiệu
- Cạo sinh thiết để xét nghiệm phân tích trong trường hợp có các khối u trên da
3. Mụn cóc lòng bàn chân có nguy hiểm không?
Thông thường nốt mụn không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, mụn có thể lây lan từ người sang người hoặc lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể, gây cảm giác đau nhức và tổn thương da.
Mụn cóc xuất hiện ở chân là khu vực dễ bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cuộc sống và công việc hàng ngày. Nếu người có bệnh đặc biệt như sùi mào gà có mụn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nặng hơn có thể chuyển biến thành ung thư, đe dọa đến tính mạng.
4. Những cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân hiệu quả nhất
Nổi mụn cóc dưới lòng bàn chân có thể tự khỏi, tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và cần tìm phương pháp điều trị sớm. Cụ thể, dưới đây là một số cách trị mụn cóc lòng bàn chân được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo thêm:
4.1 Điều trị mụn cóc dưới lòng bàn chân tại nhà
Trong trường hợp mụn nhẹ, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sau đây:
* Sử dụng chuối xanh
Chuối xanh sẽ sử dụng phần vỏ để điều trị mụn cóc bởi phần vỏ có tính kháng khuẩn, kháng virus, chống sự tấn công của virus HPV. Bạn chỉ cần dùng mặt trong của vỏ chuối xanh chà lên nốt mụn, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau là được.
* Dùng giấm táo
Bạn có thể dùng giấm táo để trị mụn cóc tại nhà nếu tình trạng không quá nặng. Thành phần acid acetic trong giấm có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, tạo hiện tượng ăn mòn và giúp mờ dần các nốt mụn. Cách dùng giấm để trị mụn như sau:
- Pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 2:1
- Làm sạch vùng da cần được điều trị
- Dùng bông y tế bôi dung dịch đã chuẩn bị lên nốt mụn
- Băng kín trong 3 đến 4h rồi tháo ra
* Quả sung
Một cách trị mụn cóc tại nhà khác bạn có thể tham khảo để thực hiện đó là sử dụng sung tươi. Bạn chỉ cần lấy phần nhựa sung tươi để bôi trực tiếp lên nốt mụn, đợi khoảng 40 phút và rửa sạch lớp mủ đi là được.
4.2 Sử dụng thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân
Thuốc trị mụn cóc có bán tại các hiệu thuốc để bạn mua về sử dụng. Một số loại được dùng trong điều trị mụn cơm ở lòng bàn chân gồm có:
- Acid salicylic
- Cantharidin
- Thuốc podofilox
- Thuốc imiquimod
- Thuốc 5 - FU…
4.3 Điều trị y tế
Trong trường hợp áp dụng các phương pháp trị mụn cóc lòng bàn chân ở trên không mang đến tác dụng thì bạn cần can thiệp điều trị y tế.
* Liệu trình áp lạnh
Phương pháp này sẽ dùng nitơ lỏng để tạo vết phồng rộp phần dưới và quanh nốt mụn và loại bỏ chúng. Thời gian hồi phục sau khi áp dụng kéo dài khoảng 1 tuần để mụn bong ra. Liệu pháp cần được lặp lại nhiều lần cho đến khi nốt mụn đã được loại bỏ hoàn toàn.
* Tiểu phẫu loại bỏ mụn cóc
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi thực hiện tiểu phẫu, loại bỏ mụn cóc. Quá trình này có nguy cơ để lại sẹo. Di chứng để lại có thể khiến bạn đau đớn trong nhiều năm khi có sự tác động.
* Điều trị bằng Laser
Phương pháp điều trị bằng laser là sử dụng tia laser để hóa hơi tổ chức và quang động mạch máu ở nốt mụn. Các mô bị tác động sẽ hoại tử, bong tróc và nốt mụn dần được loại bỏ. Nhược điểm của phương pháp này là có thể bị tái phát lại.
* Đốt điện
Với các nốt mụn cóc lòng bàn chân có kích thước nhỏ dưới 1cm, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh áp dụng phương pháp đốt điện. Dòng điện cao tần sẽ phá hủy nốt mụn. Sau khi đốt mụn cóc, người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng.
* Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp này sẽ tác động trực tiếp lên nốt mụn qua các hóa chất để làm nốt mụn biến chất. Bác sĩ sẽ chỉ áp dụng phương pháp này với các nốt mụn cứng đầu hoặc cách điều trị truyền thống không mang đến hiệu quả tốt.
5. Phòng ngừa mụn cóc lòng bàn chân như thế nào?
Mụn cóc lòng bàn chân có thể tái phát lại nếu không được chăm sóc và phòng ngừa kỹ lưỡng. Để phòng ngừa và giảm nguy cơ nốt mụn tái phát, bạn hãy chú ý đến các vấn đề sau:
- Không tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn để tránh tình trạng lây nhiễm
- Nếu đã tiếp xúc với nốt mụn thì nên rửa tay và sát khuẩn sạch sẽ
- Giữ cho bàn chân luôn khô ráo, sạch sẽ
- Không dùng chung đồ cá nhân như dụng cụ cắt móng, dũa móng
- Không đi chân trần vào các khu vực ẩm thấp
- Không dùng chung giày dép với người đã bị bệnh
- Vệ sinh giày dép định kỳ
- Thường xuyên thay tất để tránh nguy cơ nổi mụn cóc
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin về mụn cóc lòng bàn chân để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đang có nốt mụn này thì hãy xử lý sớm để tránh để lại những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Ngoài ra hãy theo dõi các bài viết khác cùng chủ đề của Bestme được cập nhật mới mỗi ngày tại trang web để biết thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp hữu ích.