Bật mí cách trị mụn cóc ở môi, trong miệng hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 07/11/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 07/11/2023, 15:37 (+07:00)
1. Biểu hiện, triệu chứng mụn cóc ở môi và miệng
2. Nguyên nhân gây mụn cóc ở miệng
3. Mụn cóc ở môi, miệng có nguy hiểm không?
4. Cách điều trị mụn cóc ở môi hiệu quả
4.1 Điều trị mụn cóc trong miệng bằng thuốc
4.2 Điều trị y tế nốt mụn cơm ở môi
5. Phòng ngừa nổi mụn cóc ở miệng, môi thế nào?
Tổng kết
Mụn cóc ở môi, miệng gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày. Để điều trị mụn, bạn có thể áp dụng rất nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý về phương pháp xử lý nốt mụn cơm ở môi và trong miệng mà Bestme gợi ý để bạn có thể tham khảo thêm.
1. Biểu hiện, triệu chứng mụn cóc ở môi và miệng
Mụn cóc ở miệng xuất hiện là do vi rút HPV gây ra qua đường sinh dục. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện như sau:
- Có dấu hiệu gần giống với viêm họng.
- Xuất hiện nốt sần li ti, màu đỏ quanh môi, cổ họng và phát triển thành các mảng lớn xù xì như súp lơ.
- Khi ấn vào mụn có cảm giác đau nhức.
- Nốt mụn vỡ sẽ có dịch mủ hôi.

2. Nguyên nhân gây mụn cóc ở miệng
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn cóc ở môi là do bị nhiễm trùng virus HPV. Loại virus này thường lây nhiễm qua đường tình dục và có thể gia tăng nhanh nếu bạn quan hệ không đúng cách, không đảm bảo vấn đề an toàn.

3. Mụn cóc ở môi, miệng có nguy hiểm không?
Mụn cơm ở môi, miệng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình những tác động của nốt mụn đến người bị có thể kể tới
- Ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ
Nốt mụn cóc rất dễ phát triển từ kích thước nhỏ đến to, thậm chí mọc thành từng cụm dày đặc. Mụn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dẫn đến trạng thái tự ti, lo âu, trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến chứng mặc cảm, ngại giao tiếp.

- Ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày
Mụn cóc có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Điển hình như khó ăn uống, đau miệng khi nhai, nói chuyện… Nếu kéo dài tình trạng mụn sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe lẫn tinh thần.

- Gây suy giảm hệ miễn dịch
Người bị nổi mụn cóc rất dễ lo âu, stress khi điều trị không hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc suy nhược cơ thể, mệt mỏi. Hệ miễn dịch từ đó bị suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nền khác.

- Có nguy cơ gây viêm nhiễm
So với các vị trí khác, mụn cóc ở môi dễ bị vỡ và chảy dịch. Dịch mủ từ nốt mụn không được xử lý đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, làm cho tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ hơn.

4. Cách điều trị mụn cóc ở môi hiệu quả
Để tránh những tác động tiêu cực của nốt mụn cóc, bạn cần áp dụng đúng phương pháp điều trị. Cụ thể như sau:
4.1 Điều trị mụn cóc trong miệng bằng thuốc
Trên thị trường có nhiều loại thuốc được dùng để trị mụn cóc. Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề an toàn, bạn cần dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Thuốc được dùng để bôi ngoài da và không bôi vào trong khoang miệng để tránh nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

4.2 Điều trị y tế nốt mụn cơm ở môi
Bên cạnh việc dùng thuốc bôi ngoài da, mụn cóc ở môi còn có thể được xử lý bằng các phương pháp điều trị y tế khác như:
- Đốt điện, đốt laser để loại bỏ nốt mụn nghiêm trọng nhanh chóng. Tuy nhiên, thủ thuật đốt mụn cóc ngoại khoa có thể gây thâm nhiễm nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
- Kỹ thuật ALA - PDT bằng công nghệ hiện đại, xử lý dứt điểm mụn cóc, hạn chế nguy cơ tái phát.

⚡⚡⚡Bạn đọc cũng quan tâm: Cách chữa mụn cóc tại nhà
5. Phòng ngừa nổi mụn cóc ở miệng, môi thế nào?
Một vấn đề quan trọng khác mà bạn cần chú ý trong việc điều trị mụn cóc ở môi, miệng đó chính là phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp, bạn có thể áp dụng ngay để hạn chế nguy cơ nổi mụn:
- Không nên chạm tay lên mặt quá nhiều vì da mặt rất nhạy cảm, dễ bị nổi mụn.
- Không chạm tay vào nốt mụn của người bệnh. Trường hợp đã chạm vào nốt mụn, bạn cần phải rửa tay lại với xà phòng.
- Chủ động tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, virut.
- Nếu mụn cơm có dấu hiệu bất thường thì cần chủ động đi gặp bác sĩ để thăm khám.

Tổng kết
Nếu bạn đang có nốt mụn cóc ở môi thì nên chủ động đi gặp bác sĩ để điều trị sớm. Người bệnh không nên chủ quan vì nốt mụn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Và đừng quên theo dõi các bài viết mới Bestme cập nhật hàng ngày trên web để biết thêm các kiến thức hữu ích khác nhé.