Mụn cơm, mụn cóc ở tay có nguy hiểm không? Cách trị nhanh nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 01/11/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 01/11/2023, 17:23 (+07:00)
1. Nguyên nhân bị mụn cóc ở tay
2. Dấu hiệu nhận biết, hình ảnh mụn cóc ở tay
3. Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?
4. Cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả nhất
4.1 Cách chữa mụn cóc ở tay tại nhà
4.2 Điều trị mụn cơm ở tay bằng liệu pháp y tế
5. Phòng ngừa mụn cơm ở tay như thế nào?
Tổng kết
Mụn cóc là tình trạng da liễu xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay. Vậy mụn cơm, mụn cóc ở tay có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa mụn cóc trên tay như thế nào? Cùng Bestme giải đáp ngay nhé!
1. Nguyên nhân bị mụn cóc ở tay
Mụn cóc là bệnh lý da liễu do vi rút HPV xâm nhập qua vết trầy xước nhỏ ở bàn tay hoặc ngón tay, khiến cho các tế bào tăng sinh quá mức. Lúc này lớp da trở nên dày và cứng, làm hình thành nốt mụn cóc.
Mụn cóc hoàn toàn có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Ngoài ra, thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn cóc cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm.
Mụn cóc ở tay rất dễ xuất hiện ở trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh lý truyền nhiễm, ung thư máu,..
2. Dấu hiệu nhận biết, hình ảnh mụn cóc ở tay
Mụn cơm ở tay thường có những dấu hiệu rõ nét dưới đây:
- Mụn có kích thước nhỏ, chỉ từ 1mm-10mm, thường sưng rộp ở vị trí nó xuất hiện.
- Mụn cóc ở tay thường sần sùi, có lớp vỏ bên ngoài, với màu hồng hoặc nâu.
- Xuất hiện các vết chai sần gây khiến việc cầm nắm đồ đạc trở nên khó khăn.
- Khi mụn cóc quá lâu sẽ có rễ bám sâu vào bên trong da khiến bạn cảm thấy như có sỏi ở trong tay.
3. Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?
Mụn cóc vốn là bệnh da liễu được đánh giá lành tính và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho sức khỏe, kể cả nốt mụn cóc ở tay.
Thông thường, mụn sẽ tự khỏi sau 6 tháng mà không cần bạn chữa trị. Nhưng đôi khi có một số nốt mụn kéo dài rất lâu và có kích thước to dần theo thời gian cũng như làm lây lan sang mụn cóc các bộ phận khác thì bạn không nên chủ quan và cần điều trị sớm nhé!
4. Cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả nhất
Cùng Bestme khám phá cách trị mụn cóc trên tay hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua nhé!
4.1 Cách chữa mụn cóc ở tay tại nhà
Đối với những nốt mụn cóc ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà với những cách hiệu quả dưới đây:
- Điều trị bằng thuốc bôi Acid Salicylic: Acid Salicylic đem tới khả năng phá bỏ lớp tế bào sừng, làm bong tróc các tế bào này ra và tiêu diệt virus HPV một cách nhẹ nhàng. Loại thuốc này không cần phải kê đơn và dễ dàng tìm mua ở khắp các hiệu thuốc.
- Dùng lá tía tô: Trong dân gian lưu truyền bài thuốc sử dụng lá tía tô để điều trị mụn cóc và rất được ưa chuộng nhờ hiệu quả mà nó đem lại. Bạn sẽ giã nhuyễn lá tía tô cùng một ít muối tinh, sau đó, đắp lên nốt mụn cóc trong 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
- Trị mụn cóc ở tay bằng nhựa đu đủ: Trong nhựa đu đủ có những thành phần giúp ức chế sự hình thành của các vi khuẩn gây mụn và không để lại sẹo thâm. Bạn chỉ cần chấm trực tiếp nhựa đu đủ lên nốt mụn cóc từ 10p và rửa sạch với nước ấm mỗi ngày là nốt mụn sẽ sớm được loại bỏ.
4.2 Điều trị mụn cơm ở tay bằng liệu pháp y tế
Một số trường hợp mụn cóc nặng hơn sẽ được chỉ định áp dụng liệu pháp điều trị y tế để đem lại khả năng trị mụn cóc nhanh chóng hơn.
- Đốt Laser: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng laser để đốt bề mặt mụn cóc, giúp cho lớp thượng bì bị phân ly bởi nhiệt. Cuối cùng vùng da mụn trở về trạng thái tự nhiên, không còn sần sùi.
- Áp lạnh: Bác sĩ sẽ sử dụng khí nitơ lỏng để đóng băng nốt mụn ở tay của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn chân mụn, do đó, bạn cần kết hợp với bôi Acid Salicylic để tăng hiệu quả điều trị.
- Tiểu phẫu loại bỏ mụn cơm: Đối với các nốt mụn cơm có kích thước khá lớn, bạn cần thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ cục mụn hoàn toàn.
- Đốt điện trị mụn cóc ở tay: Đốt điện là phương pháp sử dụng dòng điện có tần số cao nhằm tác động trực tiếp lên mụn cóc, làm phá huỷ tế bào mụn và loại bỏ virus gây tổn thương. Cách này được đánh giá là rất hiệu quả nhưng bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
5. Phòng ngừa mụn cơm ở tay như thế nào?
Bàn tay thường xuyên phải cầm, nắm và thực hiện nhiều hoạt động khác mỗi ngày khiến dễ mắc vi rút gây mụn cóc rất dễ xâm nhập. Vì thế để phòng ngừa, bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh bàn tay sạch sẽ với xà phòng;
- Che chắn vết thương kỹ càng khi đứt tay hoặc có vết trầy xước;
- Không chạm tay trực tiếp vào mụn cóc;
- Không cố cạy hay cắn móng tay vì mụn cóc dễ hình thành xung quanh móng;
- Tiêm vắc xin HPV.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp câu hỏi: Mụn cơm, mụn cóc ở tay có nguy hiểm không? Mụn cóc ở tay thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nhưng bạn không nên chủ quan và điều trị sớm để tránh biến chứng mụn trở nặng.
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức thú vị trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày nhé!