Mụn cóc phẳng là gì? Cách chữa mụn cóc phẳng hiệu quả bất ngờ
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 06/11/2023, 07:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 06/11/2023, 11:47 (+07:00)
1. Mụn cóc phẳng là gì?
2. Hình ảnh và cách nhận biết mụn cóc phẳng
3. Nguyên nhân gây mụn cóc phẳng trên mặt, tay
4. Mụn cóc phẳng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
5. Cách chữa mụn cóc phẳng
5.1 Điều trị bằng thuốc trị mụn cóc phẳng trên mặt
5.2 Điều trị bằng liệu pháp y tế
6. Hướng dẫn phòng ngừa mụn cóc phẳng
Tổng kết
Mụn cóc phẳng do một số loại vi rút HPV gây ra, thường xuất hiện ở vị trí tay và mặt. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vấn đề da liễu này khiến người bệnh kém tự tin bởi vẻ ngoài. Cùng Bestme giải đáp và khám phá cách chữa mụn cóc phẳng hiệu quả nhất!
1. Mụn cóc phẳng là gì?
Mụn cóc (mụn cơm) phẳng là tình trạng da liễu do 4 tuýp vi rút HPV khác nhau (3, 10, 28 và 49) gây ra, tạo thành các nốt sần nhẵn trên da. Chúng có bề mặt phẳng và nhỏ hơn các mụn cóc khác, thường mọc thành cụm trên tay hoặc da mặt. Thông thường, mụn sẽ tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm.
2. Hình ảnh và cách nhận biết mụn cóc phẳng
Giống với tên gọi, mụn cóc phẳng có bề mặt mịn và phẳng chứ không sần sùi như những loại mụn cóc thông thường, đôi khi loại mụn này còn không nổi trên bề mặt da.
Nốt mụn thường có màu hồng hoặc nâu sẫm, hình dáng tròn hoặc bầu dục. ích thước của loại mụn này thường nhỏ hơn các mụn cóc khác, với đường kính chỉ khoảng 1 – 3mm.
3. Nguyên nhân gây mụn cóc phẳng trên mặt, tay
Vi rút HPV gây ra mụn cóc sẽ tấn công cơ thể qua những yếu tố sau:
- Khi có vết thương hay trầy xước ngoài da, v rút HPV sẽ có cơ hội xâm nhập vào hình thành mụn cóc phẳng.
- Khi vết thương hay vết trầy xước va chạm vào người đang có mụn cóc thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do vi rút HPV có khả năng lây lan vô cùng mạnh mẽ.
- Mụn cơm phẳng còn xuất hiện ở những người có hệ thống miễn suy yếu do đang hóa trị, xạ trị, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…
- Lối sống không vệ sinh, không tắm rửa thường xuyên, hay vệ sinh không sạch sẽ,… dễ tạo điều kiện cho vi rút HPV tấn công.
Mọi lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc mụn cóc, tuy nhiên, Trẻ em và tuổi vị thành niên là nhóm đối tượng dễ mắc mụn cóc nhất.
Thực tế, trẻ em vô cùng hiếu động và thường xuyên tham gia các hoạt động bên ngoài, vui chơi cùng bạn bè khó tránh trầy xước trên da. Trẻ do còn nhỏ cũng chưa biết cách sơ cứu vết thương sạch sẽ hoặc tránh các va chạm, khiến vi rút HPV gây mụn cóc dễ xâm nhập.
Với lứa tuổi dậy, việc thường xuyên gãi, cạy hay nặn mụn trứng cá hoặc mụn nhọt sẽ tạo cơ hội cho vi rút HPV tấn công. Ngoài ra, các vết xước do cạo râu, lông tay hay lông chân cũng có nguy cơ xuất hiện mụn cóc phẳng.
4. Mụn cóc phẳng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Câu trả lời là KHÔNG!
Mụn cóc phẳng chủ yếu do các tuýp vi rút HPV có nguy cơ thấp gây ra, nên sẽ không phát triển thành các căn bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại gây ra các triệu chứng khó chịu và gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý cho người gặp phải, cũng như đem tới khả năng lây nhiễm cho người xung quanh.
Dù vậy, người bệnh không nên chủ quan và cần đi gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau đây:
- Mụn có dấu hiệu chảy máu, kích thước lớn dần
- Các biện pháp điều trị tại nhà khiến tình trạng nghiêm trọng hơn
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như đau, vết thương đỏ, có dịch mủ chảy ra.
5. Cách chữa mụn cóc phẳng
Dưới đây là một số cách điều trị mụn cóc phẳng theo chuẩn y khoa!
5.1 Điều trị bằng thuốc trị mụn cóc phẳng trên mặt
Thuốc điều trị mụn cóc có cơ chế làm nốt mụn sẽ tự bong ra. Phương pháp này được đánh giá an toàn, ít gây các biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn cóc là:
- Axit salicylic nồng độ từ 17% đến 40%: Trước khi thoa trực tiếp lên nốt mụn, người bệnh cần làm ướt da trong nước từ 10 – 15 phút, tiếp đến sẽ là bươc loại bỏ lớp da chết, sau đó mới thoa axit salicylic.
- Thuốc bôi imiquimod: Loại thuốc này sẽ giúp nốt mụn tự rụng đi. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể làm vùng da dễ đau, sưng đỏ.
- Thuốc bôi podofilox: Loại thuốc này được đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi bôi thuốc thường bị ngứa, cảm giác hơi tê như bị phỏng,..
5.2 Điều trị bằng liệu pháp y tế
Để điều trị mụn cóc phẳng nhanh chóng, hoặc nốt mụn trở nặng, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng liệu pháp y tế:
- Liệu pháp làm lạnh sử dụng nitơ lỏng làm tổn thương mô, tiếp đến ứ đọng mạch máu, đóng băng các khoang ngoại bào và phá hủy mụn cóc.
- Sử dụng dòng điện để đốt mụn cóc. Sau đó khoét sâu để lấy nhân mụn nên có khả năng để lại sẹo và nếu chăm sóc vết thương không cẩn thận, da sẽ dễ nhiễm trùng…
- Tiểu phẫu sẽ được chỉ định nếu nốt mụn cóc có đường kính 2cm. Liệu pháp này được đánh giá là nhanh chóng, an toàn, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát nếu không lấy hết nhân mụn.
6. Hướng dẫn phòng ngừa mụn cóc phẳng
Để ngăn chặn hiệu quả các loại vi rút HPV gây mụn cơm phẳng xâm nhập và lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể, bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ và để tay khô ráo;
- Không nên chạm, cạy hoặc gãi vào các nốt mụn cóc.
- Tránh chạm trực tiếp vào người bị nhiễm bệnh.
- Xây dựng thói quen không dùng chung khăn tắm, quần áo, các vật dụng cá nhân với người khác
- Luôn mang dép xỏ ngón tại các khu vực công cộng như bể bơi, phòng tắm công cộng và phòng thay đồ.
- Tiêm phòng vắc – xin HPV để ngăn mụn cóc xuất hiện.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải thích Mụn cóc phẳng là gì? Tuy loại mụn này không gây nhiều triệu chứng bất lợi cho cho người bệnh, nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Do đó bạn cần kiên nhẫn và luôn tuân thủ các lưu ý trên để bảo vệ bản thân hiệu quả khỏi nguy cơ lây nhiễm mụn cóc nhé!