Hình ảnh mụn nhọt ở nách và cách chữa trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 11/09/2023, 09:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 04/11/2024, 16:48 (+07:00)
1. Triệu chứng, hình ảnh mụn nhọt ở nách
2. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở nách
2.1 Da bị ma sát, đổ nhiều mồ hôi
2.2 Bị nhọt ở nách do lông mọc ngược
2.3 Mọc nhọt ở nách do viêm da tiếp xúc
2.4 Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ gây mọc mụn nhọt ở nách
2.5 Loại bỏ lông nách sai cách gây mụn nhọt nách
2.6 Nách nổi mụn nhọt do bị viêm nang lông
2.7 Nhiễm trùng nấm men
3. Mụn nhọt ở nách bao lâu thì khỏi?
4. Mụn nhọt ở nách sưng to có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
5. Cách trị mụn nhọt ở nách hiệu quả
5.1 Cách chữa mụn nhọt ở nách tại nhà
5.2 Dùng thuốc trị mụn nhọt ở nách
5.3 Điều trị xâm lấn
6. Phòng ngừa nổi mụn nhọt ở nách
Tổng kết
Mụn nhọt ở nách là tình trạng da liễu gây khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. Việc điều trị ở khu vực này cũng được đánh giá là khó khăn do nách là vùng da nhạy cảm, dễ dẫn tới biến chứng, nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về mụn nhọt nách ngay trong bài viết này nhé!
1. Triệu chứng, hình ảnh mụn nhọt ở nách
Mụn nhọt vùng nách thường xuất phát từ việc da bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn gây mụn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn.
Sự xâm nhập của các vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến các nang lông và mô tế bào xung quanh... làm hình thành nốt mẩn đỏ, cứng, đau và có kích thước khoảng từ 0,5 đến 1 cm. Sau một thời gian, các khối u sẽ trở nên mềm hơn, lớn hơn, và bắt đầu xuất hiện mủ bên trong chúng.


Các dấu hiệu khác của mụn nhọt ở nách có thể bao gồm:
- Vùng da ở nách chuyển sang màu đỏ, đau, nóng rát và sưng to.
- Xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti.
- Người bệnh có thể có sốt nhẹ.
- Các hạch bạch huyết sưng lên.
- Ngứa xung quanh mụn nhọt.

Trong một số trường hợp, nhọt nách có thể liên kết lại với nhau tạo thành một mảng nhiễm trùng lớn. Lúc này, người bệnh nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời và chính xác.
2. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở nách
Một số nguyên nhân chủ yếu gây mọc nhọt ở nách bao gồm:
2.1 Da bị ma sát, đổ nhiều mồ hôi
Khi vùng da nách liên tục tiếp xúc mạnh với áo hoặc vùng da khác, và kết hợp với việc đổ mồ hôi... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây mụn nhọt.
2.2 Bị nhọt ở nách do lông mọc ngược
Lông mọc ngược là tình trạng mà các sợi lông không thể phát triển trên bề mặt da và đâm ngược vào bên trong da. Điều này gây ra các ổ viêm nhiễm và khiến mụn nhọt xuất hiện.

2.3 Mọc nhọt ở nách do viêm da tiếp xúc
Tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng, chẳng hạn như hóa chất trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da, có thể gây viêm da và dẫn đến mụn nhọt.
2.4 Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ gây mọc mụn nhọt ở nách
Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ là một tình trạng mà tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng, tạo ra mụn nhọt có chứa dịch mủ.

2.5 Loại bỏ lông nách sai cách gây mụn nhọt nách
Việc cạo hoặc tẩy lông nách sai cách hoặc không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương da nách và tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn nhọt xâm nhập, phát triển.
2.6 Nách nổi mụn nhọt do bị viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng da liễu khá phổ biến do tắc nghẽn tuyến bã nhờn trên da. Khi mắc tình trạng này, các nang lông viêm sẽ nổi nên các sẩn hoặc nhọt có mụn mủ.
2.7 Nhiễm trùng nấm men
Bị nổi mụn nhọt ở nách có thể nguyên nhân là do nhiễm trùng nấm men Candida. Nách là vùng cơ thể ấm áp và thường xuyên ẩm do ra mồ hôi. Chính vì thế đã tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và sinh sôi.
3. Mụn nhọt ở nách bao lâu thì khỏi?
Thông thường, các nốt mụn nhọt thường giảm sưng, giảm viêm hoặc khỏi hẳn hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên ở vị trí nách, thời gian có thể dài hơn từ 2 tuần do đây là khu vực da mềm. Nếu bạn chữa trị sai cách, thì mụn còn có thể kéo dài hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho da.

4. Mụn nhọt ở nách sưng to có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp nổi u nhọt ở nách không quá nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc kĩ càng, mụn có thể biến chuyển xấu và cần bạn thăm khám bác sĩ để kiểm tra kĩ lưỡng. Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp chuyên gia da liễu là:
- Xuất hiện dấu hiệu sốt.
- Có sưng hạch bạch huyết (các hạch lymphadenopathy).
- Da vùng nách hoặc dưới cánh tay bị đỏ hoặc xuất hiện các mảng đỏ.
- Các triệu chứng đau dưới cánh tay trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.
- Có nhiều mụn nhọt lớn và đau.

Đây là các dấu hiệu nguy hiểm và cần được điều trị chuyên khoa bởi các bác sĩ có chuyên môn. Nếu không, các nốt mụn này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Cách trị mụn nhọt ở nách hiệu quả
Dưới đây là một số cách chữa nhọt ổ gà ở nách hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua!
5.1 Cách chữa mụn nhọt ở nách tại nhà
Trong các trường hợp nổi nhọt ở nách ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng một số biện pháp sau để khắc phục, bao gồm các cách:
- Chườm nóng:
Chườm nóng là giải pháp làm tăng lưu lượng máu và tế bào đến vùng da bị viêm nhiễm để giảm bớt các cơn đau nhức. Bạn có thể chườm nóng trong 20 phút và thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn.
Tuy nhiên, khi chườm nóng, cần chú ý đến nhiệt độ để tránh làm bỏng hoặc thêm tổn thương da bởi vốn dĩ vùng da có mụn đã rất yếu.

- Sử dụng xà phòng trị mụn
Xà phòng trị mụn là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng với công dụng trị nhiễm khuẩn. Bạn chỉ cần thay thế sữa tắm của mình với xà phòng trị mụn đề vừa loại bỏ mụn nhọt, lại ngăn ngừa nhiều loại mụn khác hiệu quả. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng xà phòng do đặc tính tạo bọt có thể khiến da bạn bị khô quá mức.
- Điều trị bằng nghệ
Nghệ vẫn thường được sử dụng nhiều trong làm đẹp bởi tính kháng viêm cao. Khi bị mụn nhọt ở nách, bệnh nhân có thể trộn bột nghệ với nước thoa lên da ít nhất 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả. Nghệ cũng có tác dụng làm sáng da và mờ vết thâm.
- Dầu thầu dầu:
Trong dầu thầu dầu có chứa dồi dào thành phần Axit Ricinoleic với tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Vì thế, nếu bị mụn nhọt ở nách, bạn hãy sử dụng nguyên liệu này để trị mụn nhọt tại nhà nhé!
Cách thực hiện khác đơn giản, bạn chỉ cần chấm tinh dầu nguyên chất trực tiếp vào nốt mụn nhọt ít nhất 2 lần mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu nhọt khỏi hẳn.
5.2 Dùng thuốc trị mụn nhọt ở nách
Nhìn chung, mụn nhọt không cần sự trợ giúp y tế vì chúng có xu hướng tự khỏi. Nhưng nếu bạn bị chảy máu và mụn gây đau không thể chịu đựng được thì bạn cần phải được chăm sóc y tế.
- Thuốc kháng sinh uống: Bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc kháng sinh để giảm mụn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn. Thuốc kháng sinh uống như cephalexin, doxycycline hoặc erythromycin được khuyến nghị cho phát ban ở nách.
- Thuốc rửa kháng khuẩn: Thuốc rửa kháng khuẩn như chlorhexidine gluconate và benzoyl peroxide rất có lợi cho mụn nhọt ở nách.
- Gel và kem kháng khuẩn: Cùng với thuốc uống, bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng gel hoặc kem kháng khuẩn tại chỗ. Bạn sẽ cần bôi lên vùng bị ảnh hưởng cho đến khi mụn lành hẳn. Erythromycin hoặc clindamycin được biết là có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm nang lông.
- Xác định và điều trị dị ứng: Trong trường hợp viêm da tiếp xúc nghiêm trọng, cần phải thử nghiệm vá để xác định chất gây dị ứng. Nếu không, viêm da tiếp xúc dị ứng nhẹ có thể được giải quyết bằng thuốc kháng histamin. Nó sẽ ngăn chặn ngứa và làm dịu da của bạn.
- Kem steroid: Kem steroid bôi ngoài da sẽ giúp bạn làm giảm các triệu chứng khác của mụn nhọt ở nách, chẳng hạn như viêm, kích ứng, v.v.

5.3 Điều trị xâm lấn
Để tránh tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và lây lan sang các vùng da xung quanh, việc điều trị xâm lấn là rất cần thiết. Một số phương pháp chủ yếu là:
- Hút mủ mụn nhọt ở nách trong điều kiện vô trùng tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Sau khi được sát trùng, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở mụn nhọt và dùng khăn sạch đè lên nhọt. Máu và mủ sẽ thấm vào khăn, ngăn chặn tối đa tình trạng lây nhiễm ra xung quanh.
- Sử dụng công nghệ Laser có tác dụng diệt khuẩn và sát khuẩn trên da. Với những ánh sáng có bước sóng dài này còn có khả năng đi sâu vào những tầng bì dưới của da sẽ có thể cải thiện những vấn đề quan trọng hơn trên da (nám da, bớt bẩm sinh, tăng sinh collagen và elastin). Từ đó, giúp bạn cải thiện bề mặt da của mình.

✍️✍️✍️Tham khảo thêm: Hút mủ mụn nhọt nhanh nhất
6. Phòng ngừa nổi mụn nhọt ở nách
Mụn nhọt ở nách hoàn toàn có thể xử lý an toàn tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, mụn nhọt có thể tái phát nhiều lần. Do đó, để ngăn ngừa mụn nhọt, người bệnh nên lưu ý:
- Giặt giũ và vệ sinh quần áo thường xuyên: Hãy giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm một cách đều đặn. Sử dụng nước nóng để giặt giũ để giúp sát khuẩn. Sau đó, phơi đồ dùng cá nhân dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn có thể gây mụn.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Hạn chế việc sử dụng chung với người khác, đặc biệt là khi bạn hoặc người khác đã từng bị mụn nhọt. Điều này giúp tránh sự lây truyền của vi khuẩn hoặc nấm gây mụn nhọt.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày: Hãy làm sạch toàn bộ cơ thể của bạn mỗi ngày với các sản phẩm sữa tắm an toàn và dịu nhẹ cho da. Bên cạnh đó, đừng quên tẩy tế bào chết mỗi tuần để loại bỏ bã nhờn và tế bào da chết, giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Xử lý lông nách cẩn thận: Hạn chế việc nhổ hoặc cạo lông nách vì điều này có thể gây viêm nang lông hoặc mụn nhọt. Thay vào đó, bạn hãy chọn wax lông hoặc triệt lông bằng laser để an toàn cho da nhé!
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Xây dựng một lối sống khoa học và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Một cơ thể khỏe mạnh là điều cần thiết nhất để bảo vệ làn da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây mụn.
- Mặc quần áo thoáng khí: Quần áo thoáng khí, dễ thấm mồ hôi sẽ giúp vùng da dưới cánh tay khô thoáng, từ đó ngăn chặn nấm men Candida phát triển.

Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp: Bị mụn nhọt ở nách bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không? Mong rằng những chia sẻ trên đã cung cấp đến bạn những kiến thức về trị mụn nhọt một cách kịp thời và bổ ích để bạn sớm có làn da như ý. Đừng quên theo dõi Bestme để “bỏ túi” thêm nhiều bí quyết làm đẹp khiến bạn tự tin mỗi ngày!