Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ tư, 13/09/2023, 13:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 13/09/2023, 14:15 (+07:00)


Mụn do nội tiết luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai do sự dai dẳng và gây mất thẩm mỹ khiến chúng ta tự ti. Vậy mụn nội tiết là gì? Cùng Bestme khám phá về tình trạng da liễu này cũng như cách nhận biết và xử lý hiệu quả nhé!

1. Mụn nội tiết là gì?

Mụn do nội tiết tố có tên khoa học là Hormonal Acne - một dạng mụn trứng cá xuất hiện do các sự biến động của nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là testosterone cũng như các nội tiết tố androgen khác.

2. Mụn nội tiết mọc ở đâu? Hình ảnh mụn nội tiết

Các vùng thường xuất hiện loại mụn này chính là:

  • Vùng chữ T (giao nhau giữa trán, mũi, cằm) - khu vực tiết dầu rất mạnh mẽ trên da mặt.
  • Phần dưới của khuôn cằm là dưới cằm, hàm và xung quanh đường viền hàm do lượng hormone cơ thể sản sinh quá mức, khiến vùng da cằm và xương hàm tiết dầu quá mức.
Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 1
Mụn tiết kéo dài khá dai dẳng
Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 2
Nội tiết tố gây mụn chủ yếu ở cằm và hàm

3. Làm sao biết mình bị mụn nội tiết?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nổi mụn do nội tiết tố:

* Bị nhiều mụn ở cằm và quanh xương hàm:

 Dấu hiệu có thể kiểm chứng bằng mắt thường cho thấy bạn bị mụn rối loạn nội tiết chính là dựa vào vị trí xuất hiện của các nốt mụn. Nếu bạn nổi các nốt mụn nang, mụn bọc hay mụn ẩn tập trung nhiều tại phía dưới của khuôn mặt, đặc biệt là vùng cằm và xương hàm thì rất có thể bạn đã bị mụn nội tiết.

Nguyên nhân là bởi, sự dư thừa các hormone nội tiết sẽ kích thích tuyến dầu phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, cằm và quai hàm là khu vực sở hữu phần lớn tuyến dầu trên da mặt, nên mụn nội tiết sẽ dễ dàng phát triển rộng rãi tại đây.

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 3
Mụn do nội tiết thường xuất hiện quanh cằm và xương hàm 

* Mụn vẫn xuất hiện nhiều dù đã qua giai đoạn dậy thì/thai kỳ: 

Trong giai đoạn dậy thì, nội tiết của cơ thể hoạt động mạnh mẽ và khiến da nổi nhiều mụn trứng cá Ngoài ra, trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi, phụ nữ thường trải qua thời kỳ mang thai và sinh con, điều này có thể gây ra các sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố, dẫn đến mụn xuất hiện nhiều hơn. 

Nhưng nếu khi đã qua giai đoạn dậy thì hay thai kỳ mà vẫn phải đối mặt với việc mụn sưng viêm liên tục xuất hiện trên làn da, thì có khả năng bạn đang gặp phải vấn đề về mụn nội tiết.

* Thường bị mụn bọc, mụn mủ: 

Mụn do rối loạn nội tiết tố thường thể hiện dưới dạng mụn bọc hoặc mụn mủ có đặc trưng là sưng to và đỏ trên vùng da lớn, gây ra tình trạng tự ti vẻ bề ngoài của người mắc phải.

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 4
Mụn do nguyên nhân nội tiết tốt chủ yếu là mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm

* Dễ bị mụn mỗi khi căng thẳng, stress: 

Cortisol là một trong những hormone gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh và có thể làm thay đổi nội tiết bên trong cơ thể khiến cho mụn nội tiết xuất hiện. Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy có mụn xuất hiện trong lúc mình bị stress.

4. Giải mã nguyên nhân gây mụn nội tiết

Mụn tiết tố là loại mụn phát sinh do các nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, chủ yếu từ sự mất cân bằng hormone cũng như cơ thể gia tăng sự sản xuất testosterone. 

Sự tăng testosterone này kích thích tuyến dầu trên da hoạt động mạnh mẽ, khiến cho nang lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, dẫn đến viêm đỏ da và hình thành mụn. 

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 5
Mụn chủ yếu xuất hiện do những thay đổi nội tiết tế bên trong cơ thể

Ngoài ra, một số nguyên nhân còn khiến mụn nội tiết xuất hiện là:

  • Bạn nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tình trạng căng thẳng thường xuyên.
  • Các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bất thường về tuyến thượng thận kể từ khi mới sinh, đái tháo đường, các vấn đề liên quan đến tinh hoàn, suy tuyến giáp và nhiều bệnh lý khác.
  • Quá trình chuyển giới (khi sử dụng nội tiết tố dạng tiêm chích).
  • Tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Chế độ ăn uống không khoa học.
  • Sử dụng thuốc tránh thai quá mức.

5. Mụn nội tiết có tự hết không? Có nên nặn không?

Nếu các rối loạn về tình trạng nội tiết được kiểm soát thì mụn sẽ tự hết. Tuy nhiên, quá trình này thường kéo dài rất lâu, thậm chí, có thể trở nặng nếu bạn có phương pháp chăm sóc da hay chế độ sinh hoạt không đúng cách. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để được chữa trị đúng cách và loại trừ mụn một cách triệt để.

Giống như bất kỳ loại mụn khác, bạn không nên tự ý nặn mụn nội tiết tại nhà vì việc này có thể khiến mụn thêm tổn thương hay khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào các ổ mụn. Bạn nên ghé thăm các cơ sở y khoa để được hỗ trợ lấy mụn khoa học, đúng cách nhé!

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 6
Thời gian tự khỏi mụn viêm nội tiết là khá lâu

6. Bị mụn nội tiết nên làm gì? Cách trị hiệu quả

Đừng lo lắng nếu bạn bị  mụn do nội tiết tố, chỉ cần tuân thủ những cách chữa trị dưới đây là tình trạng mụn sẽ được kiểm soát hiệu quả:

6.1 Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Nguyên liệu tự nhiên luôn được đánh giá cao trong điều trị mụn nội tiết do khả năng trị mụn hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ hoặc ít gây kích ứng da.

  • Tinh chất tràm trà: Bạn có thể bôi ngoài da tinh dầu tràm trà để kháng khuẩn, giúp thuyên giảm hiệu quả các triệu chứng mụn. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần thoa tinh dầu đã được pha loãng với dầu oliu lên vùng da bị mụn.
Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 7
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn
  • Men bia: Loại men bia Hansen CBS có khả năng giảm mụn rối loạn nội tiết khá hiệu quả. Bạn chỉ cần pha loãng men bia này và uống 2-3 lần/tuần nhưng cách này có thể gây ra hiện tượng đầy hơi.
  • Bột trà xanh: Trà xanh chứa các hợp chất chống oxy hóa như catechin, giúp bảo vệ làn da khỏi hư hại từ tác động của môi trường. Ngoài ra, trà xanh còn làm giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa sự phát triển của mụn nội tiết. Bạn chỉ cần trộn đều bột trà xanh cùng sữa chua và đắp lên da mỗi ngày để có thể loại trừ mụn hiệu quả nhé!

6.2 Chữa trị mụn do nội tiết tố bằng thuốc

Để điều trị tình trạng mụn nội tiết nặng, bạn cần bổ sung thuốc uống để giải quyết tình trạng rối loạn nội tiết từ bên trong. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai uống chứa ethinyl estradiol kết hợp với drospirenone, norgestimate và norethindrone có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này có thể giúp làm giảm mụn trứng cá nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt. 
  • Thuốc kháng androgen: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm nồng độ hormone androgen trong cơ thể. Androgen là hormon tự nhiên có mặt ở cả nam và nữ, nhưng sự tăng cao của nó có thể gây ra rối loạn nội tiết tố và hình thành mụn 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa retinoids, một dạng của vitamin A để làm sạch lỗ chân lông, giảm sưng viêm và ngăn ngừa tình trạng ứ đọng tuyến dầu trên da.

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 8
Sử dụng thuốc được nhiều người lựa chọn để trị mụn

6.3 Chữa trị với công nghệ hiện đại

Đối với các trường hợp bị mụn nội tiết nặng, kéo dài dai dẳng và gây nên các tổn thương lớn trên da, việc sử dụng công nghệ hiện đại là lựa chọn hiệu quả nhất cho những ai mong muốn khắc phục tình trạng này nhanh chóng. 

Một số công nghệ tiên tiến như laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di…  đều thu đuộc những kết quả điều trị mụn khá tốt.

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 9
Công nghệ giúp trị mụn nhanh chóng

7. Hướng dẫn chăm sóc da phòng ngừa mụn nội tiết tố

Để chữa trị nhanh chóng cũng như phòng ngừa hiệu quả tình trạng da liễu này, bạn cần đồng thời chăm sóc da từ bên ngoài và cả bên trong:

ch chăm sóc da bên ngoài:

  • Làm sạch da mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ và không quên tẩy trang. Với tình trạng mụn nội tiết, bạn không nên rửa mặt bằng nước nóng.
  • Hạn chế việc chà xát, nặn mụn vì có thể gây viêm hoặc làm tình trạng mụn thêm nặng hơn.
  • Sử dụng mỹ phẩm lành tính, dịu nhẹ để tránh khiến da bị kích ứng hay nổi thêm mụn.
  • Hạn chế việc trang điểm, nếu trang điểm thì cần làm sạch da kỹ lưỡng theo phương pháp double cleansing để tránh cặn còn sót trên da gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm chuyên sâu có khả năng điều trị mụn và có chứa AHA, BHA, Benzoyl peroxide…
  • Đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng có thành phần an toàn cho da mụn.
  • Hạn chế chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào da

ch chăm sóc da bên trong:

  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày và hạn chế việc thức khuya.
  • Hãy quan tâm tới vấn đề sức khỏe tinh thần để tránh tình trạng căng thẳng, stress hay áp lực.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng có các thực phẩm chứa kẽm, vitamin C, B, E để da sáng khỏe và tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chiên rán, dầu mỡ hay đồ uống có cồn,…
  • Thăm khám với bác sĩ da liễu để được tư vấn đúng tình trạng và lên phác đồ điều trị phù hợp.

 

Mụn nội tiết là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và xử lý hiệu quả - 10
Chăm sóc cơ thể và làn da đúng cách để loại bỏ mụn triệt để

Tổng kết

Trên đây, Bestme đã giải đáp mụn nội tiết là gì cũng như cách nhận biết và xử lý hiệu quả. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chữa trị mụn, giúp da sớm khỏe đẹp, mịn màng như ý. Theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích bạn nhé! 

Có thể bạn sẽ thích
Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết
Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết

Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi

Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà

Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô

15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả
15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả

Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên

Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay
Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay

Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ

Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ
Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ

“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm

Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc

Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?
Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?

Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l

Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất
Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất

Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?
Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&

Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết
Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết

Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th

Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết
Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết

Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?
Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!  

Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất
Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất

Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ

Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất
Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất

Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme

Nguyên nhân và 7 cách trị rụng tóc sau sinh đơn giản hiệu quả
Nguyên nhân và 7 cách trị rụng tóc sau sinh đơn giản hiệu quả

Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau khi sinh con là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được Bestme