Mụn u bã đậu là gì? Có nguy hiểm không? Có tự hết không?
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 07/11/2023, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 07/11/2023, 15:54 (+07:00)
1. U bã đậu là gì?
2. Triệu chứng, hình ảnh u bã đậu
3. Nguyên nhân gây mụn bã đậu
4. U bã đậu có nguy hiểm không? Có đau không?
5. U bã đậu có tự hết không? Để lâu có sao không?
6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị u bã đậu
6.1 Chẩn đoán
6.2 Điều trị mụn u bã đậu
7. Phòng ngừa mụn bã đậu tái phát như thế nào?
8. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
8.1 Khám u bã đậu ở khoa nào?
8.2 U bã đậu kiêng ăn gì?
8.3 U bã đậu có lây không?
Tổng kết
U bã đậu là một bệnh ngoại khoa khá phổ biến. Thực tế mụn bã đậu là gì? Có nguy hiểm không? Có tự hết không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá cách điều trị u bã đậu hiệu quả nhất nhé!
1. U bã đậu là gì?
U bã đậu là những nốt phồng phát triển chậm bên dưới bề mặt da, trong cục u có chứa chất nhờn mềm và đặc màu vàng giống như bã, bên ngoài là màng bọc có lỗ giúp chất nhờn có thể thông ra ngoài.
Các khối mụn u nang bã đậu này không có khả năng chuyển thành ác tính, không gây đau nhưng tăng dần về kích thước khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
2. Triệu chứng, hình ảnh u bã đậu
Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết mụn bã đậu bao gồm:
- U nang bã đậu sẽ nổi trên bề mặt da, khi sờ có cảm giác mềm, không gây đau. Thậm chí, khi dùng tay ấn nắn thì u có thể di chuyển được.
- Khi mới xuất hiện, mụn bã đậu dưới da giống nốt mụn bọc, mụn, nhọt; nhưng nó sẽ tăng dần về kích thước. Nếu tự nặn sẽ khiến u tái phát liên tục.
- U bã đậu không gây khó chịu nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập sẽ gây viêm nhiễm; lâu ngày khiến cục u bị hoại tử, đau đớn và khó chịu. Đầu u lúc này chuyển màu xanh, khi bể sẽ có chất dịch màu vàng kèm mùi hôi chảy ra.
- Một số trường hợp u quá to sẽ chèn vào các dây thần kinh khiến bệnh nhân khó chịu, đau nhức.
3. Nguyên nhân gây mụn bã đậu
Tuyến bã nhờn là cơ quan nằm sâu bên trong da, nó có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết chất bã. Chất này có cơ chế đi theo một đường ống để đổ vào nang lông, sau đó thoát ra ở lỗ chân lông nhằm bôi trơn da.
Tuy nhiên, nếu đường ống bị tắc, chất bã này sẽ không được bài tiết ra ngoài, tích tụ lại hình thành u bã đậu. Bởi nguyên nhân trên, vấn đề da liễu này chủ yếu xuất hiện ở da dầu hoặc những vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã như lưng, nách, ngực, vành tai, mông…
Loại u này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi. Tuy nhiên, những người có tuyến dầu hoạt động mạnh sẽ dễ nổi u hơn.
4. U bã đậu có nguy hiểm không? Có đau không?
Câu trả lời là KHÔNG!
Tình trạng này không gây nguy hiểm đến với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người tự ý dùng tay rạch, nặn lấy nhân bã bên trong sẽ khiến cục u có thể bị nhiễm trùng, khiến vết thương bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng nguy hiểm khác.
Mụn bã đậu khi có kích thước nhỏ thường không gây đau. Song, nếu u trở nên to, viêm nhiễm sẽ gây hoại tử, hình thành các vết loét, mưng mủ vô cùng khó chịu.
5. U bã đậu có tự hết không? Để lâu có sao không?
U bã đậu rất hiếm khi tự hết. Nếu không chữa trị kịp thời, mụn bã đậu có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, lâu ngày có thể bị hoại tử, hình thành các vết viêm loét, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị u bã đậu
Dưới đây là phương pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng này hiệu quả nhất!
6.1 Chẩn đoán
Ngay bạn nghi ngờ mình bị u bã đậu, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng thông qua dấu hiệu nhận biết, vị trí mọc để xác định có phải u bã đậu hay không, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp chưa thể chắc chắn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: Siêu âm, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp cộng hưởng từ (MRI),… nhằm đưa ra phán đoán chính xác nhất.
6.2 Điều trị mụn u bã đậu
Phương pháp tối ưu để loại bỏ hoàn toàn u là tiến hành tiểu phẫu cho các u chưa nhiễm trùng, kích thước nhỏ tầm 1-2cm.
Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ gây tê và sát trùng tại vị trí mọc u, sau đó dùng lưỡi dao rạch một vết trên da để lấy toàn bộ nang bã.
Trường hợp u đã viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn dùng các loại thuốc chữa nhiễm trùng, kháng viêm và giảm đau nhằm giúp thuyên giảm tình trạng viêm. Sau đó mới tiến hành làm tiểu phẫu bóc tách, loại bỏ lớp vỏ nang bao bọc bên ngoài cùng chất bã bên trong.
7. Phòng ngừa mụn bã đậu tái phát như thế nào?
Để phòng ngừa mụn bã đậu tái phát, cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Tuyệt đối không được đụng vào vết mổ khi chưa lành.
- Giữ vùng da mới tiểu phẫu khô thoáng, sạch sẽ. Chú ý vệ sinh thường xuyên bằng nước ấm để tránh tiếp tục tích tụ bã nhờn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cơ thể được khỏe từ bên trong. Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây viêm như đồ ăn cay và dầu mỡ.
8. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong điều trị u bã đậu
8.1 Khám u bã đậu ở khoa nào?
Để điều trị u bã đậu, người bệnh nên tới khám ngoại khoa của các bệnh viện uy tín và cơ sở y tế trên toàn quốc.
8.2 U bã đậu kiêng ăn gì?
Khi mắc u xơ bã đậu, người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây viêm, kích ứng da hay vết mổ như hải sản, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay, chất kích thích… Thay vào đó, hãy ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể
8.3 U bã đậu có lây không?
U bã đậu KHÔNG lây!
Bản chất của u nang bã đậu là do ống tuyến bã bị tắc, khiến cho chất bã sinh ra không được bài xuất, tích tụ lại, dần dần hình thành mụn bã đậu.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp cho các câu hỏi: Mụn u bã đậu là gì và có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng u này để có biện pháp chữa trị kịp thời.