Bật mí cách cắm cành đào tươi lâu chưng Tết 2024 cực đẹp
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 17/01/2024, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 17/01/2024, 15:54 (+07:00)
1. Hướng dẫn cách cắm cành đào tươi lâu
1.1 Cách chọn cành đào đẹp, khỏe mạnh
1.2 Dùng bình sạch, nước sạch cắm hoa đào
1.3 Vị trí đặt cành hoa đào
1.4 Bổ sung dinh dưỡng cho cành đào
1.5 Cách cắm cành đào nhanh nở hoa
1.6 Cách làm cành đào nở hoa chậm lại
2. Tham khảo các mẫu cắm hoa đào ngày Tết đẹp
3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
3.1 Có nên cắm cành đào trên bàn thờ không?
3.2 Cắm cành đào có cần nước không?
3.3 Có nên cắm cành đào vào cát?
3.4 Có nên đốt gốc đào không?
Tổng kết
Người miền Bắc thường cắm cành đào hoặc chưng cây đào trong nhà vào dịp Tết, bởi đây là loại hoa tượng trưng cho lộc lá năm mới và sự viên mãn, sung túc. Cùng Bestme khám phá ngay cách cắm cành đào tươi lâu và bắt mắt để cùng chào đón năm mới với gia đình nhé!
1. Hướng dẫn cách cắm cành đào tươi lâu
Dưới đây là một số tips quan trọng mà bạn cần lưu ý để cành đào nở to, đẹp và chơi được lâu nhé!
1.1 Cách chọn cành đào đẹp, khỏe mạnh
Để chọn được cành đào đẹp, bạn nên chọn trực tiếp từ vườn đào. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những cành đào tươi, mới cắt, thân chắc khỏe và nhiều nụ. Đối với cành đào, bạn chỉ nên mua cách Tết khoảng 2-3 ngày để hoa kịp nở vào độ Tết là đẹp nhất.
1.2 Dùng bình sạch, nước sạch cắm hoa đào
Bí quyết để cành đào tươi lâu là bạn nên cắm vào bình sạch và sử dụng nước sạch. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào cành đào và gây thối, héo. Bạn cũng nên thay nước trong bình khoảng 2-3 ngày một lần, đồng thời rửa luôn bình cắm cành đào để loại bỏ hết cặn bẩn hay lá, hoa đào rơi xuống nước.
1.3 Vị trí đặt cành hoa đào
Cành đào cần được đặt tại vị trí khuất gió và giữ ấm tốt. Bởi, không khí ấm sẽ giúp các nụ hoa đào nở nhanh và đẹp hơn. Vị trí này cũng sẽ khiến hoa bền, hạn chế thâm màu và tươi lâu hơn.
1.4 Bổ sung dinh dưỡng cho cành đào
Trước khi cắm, bạn có thể thả 1-2 viên B1 vào bình để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cành đào. Hoặc có thể bổ sung Kali giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe và chơi được lâu hơn.
1.5 Cách cắm cành đào nhanh nở hoa
Nếu cành đào của bạn sát Tết nụ vẫn còn bé và chưa có dấu hiệu nở thì bạn chỉ cần thay nước bình hoa bằng nước ấm. Nhiệt độ ấm sẽ thúc hoa nở nhanh hơn, đồng thời cũng hỗ trợ hoa tươi lâu. Còn với cây đào, mẹo dân gian là bôi vôi xung quanh gốc, chỉ sau một ngày là hoa sẽ nở đẹp.
1.6 Cách làm cành đào nở hoa chậm lại
Ngược lại, để hoa nở chậm kịp dịp Tết, bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân, cách gốc tầm 10-15 cm. Điều này sẽ hạn chế được chất dinh dưỡng từ thân lên hoa. Bên cạnh đó, bạn có thể thay nước cắm cành đào bằng nước lạnh, cũng giúp hoa nở chậm hơn.
2. Tham khảo các mẫu cắm hoa đào ngày Tết đẹp
Dưới đây là 3 mẫu cắm cành đào tươi lâu ngày Tết đơn giản nhưng lạ mắt mà bạn có thể tham khảo để thực hiện trong dịp Tết năm nay.
3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Để hiểu hơn về cách cắm cành đào tươi lâu, Bestme sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc được khá nhiều bạn đọc quan tâm.
3.1 Có nên cắm cành đào trên bàn thờ không?
Câu trả lời là CÓ! Bởi, hoa đào là biểu tượng của ngày Tết Việt Nam ở miền Bắc. Việc trang trí nhà cửa bằng cành đào hay cây đào đã trở thành một nét đặc trưng và có ý nghĩa lớn.
Do đó, cành đào khá phù hợp để trưng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp này. Hoa đào có ý nghĩa tượng trưng sự sinh sôi nảy nở, mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng và gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
⚡⚡⚡Xem chi tiết hơn: Cắm hoa bàn thờ ngày Tết
3.2 Cắm cành đào có cần nước không?
Câu trả lời là CÓ! Sau 2-3 ngày, bạn nên thay nước cho bình cành đào. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, làm hư, thối cành đào. Việc này cũng giúp cành đào tươi lâu và nở đẹp hơn.
3.3 Có nên cắm cành đào vào cát?
Cắm cành đào vào cát là một mẹo dân gian của người Việt Nam. Bởi, cành đào khi cắm vào bình thường bị nghiêng sang một bên và dễ làm đổ bình. Do đó, việc thêm cát vào bình khi cắm đào sẽ giúp phần đáy nặng và vững hơn, hạn chế tình trạng bình bị nghiêng và vỡ.
3.4 Có nên đốt gốc đào không?
Câu trả lời là KHÔNG! Bởi, gốc đào bị đốt sẽ không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cành. Từ đó khiến cành nhanh héo và hoa chóng tàn. Đây là một mẹo dân gian, với mục đích là để diệt vi khuẩn và nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm hạn chế nhựa chảy ra, tiêu hao dinh dưỡng.
✍️✍️✍️Bài viết cùng chủ đề: Cách cắm hoa tuyết mai
Tổng kết
Qua bài viết này, Bestme hy vọng bạn đã nắm rõ cách cắm cành đào tươi lâu để chơi trong dịp Tết năm nay. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu cắm cành đào để biến tấu và trang trí cho nhà cửa năm nay.
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm những thông tin hữu ích chuẩn bị đón Tết, mừng năm mới nhé!