Nguồn gốc và ý nghĩa của câu đối tết chúc mừng năm mới
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 11/01/2024, 12:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 17/01/2024, 13:58 (+07:00)
1. Câu đối Tết là gì?
2. Nguồn gốc của câu đối Tết
3. Ý nghĩa tục chơi câu đối ngày Tết
4. Một số câu đối Tết hay, ý nghĩa
4.1 Câu đối tết hay
4.2 Câu đối chúc tết
4.3 Câu đối tết bình an
4.4 Câu đối tết về gia đình
4.5 Câu đối tết vui nhộn
5. Xu hướng viết câu đối Tết hiện nay
6. Hình ảnh treo câu đối Tết đẹp
Tổng kết
Treo câu đối tết trong nhà từ lâu đã là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt mỗi dịp đầu xuân năm mới. Để trả lời được câu hỏi nguồn gốc, ý nghĩa của câu đối ngày Tết bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Bestme nhé!
1. Câu đối Tết là gì?
Câu đối Tết hay còn gọi là Xuân liên hoặc liễn Tết, đây là một thể loại văn học thuộc thể biền ngẫu: gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước dịp tết đến, xuân về. Câu đối tết không thể thiếu trong mỗi dịp đón xuân của người Á Đông nói chung và của người Việt nói riêng.
Thông thường, câu đối Tết được viết trên giấy hồng điều, bằng mực hoặc chữ kim nhũ vàng, thậm chí có một số câu đối còn được viết trên giấy đỏ dát vàng. Nội dung mang ý nghĩa chúc tụng, thể hiện ước vọng một năm mới với nhiều điều an lành, hạnh phúc và may mắn.
2. Nguồn gốc của câu đối Tết
Nguồn gốc của câu đối Tết có từ Trung Quốc vào thời nhà Chu: "Vào ngày mùng 1 tết mỗi nhà treo trước cửa hai tấm bùa bằng gỗ cây đào hay còn gọi là "đào phù", trên tấm gỗ này có viết tên hai vị Thần chế phục ác ma là Thần Đồ và Uất Lũy, giúp xua đuổi tà ma, ác quỷ, trừ bỏ xui xẻo và đem đến may mắn cho gia đình".
Tuy nhiên đến thời Ngũ Đại, trong cung đình nhà Tây Hán thì nội dung viết lên tấm đào phù là những câu đối. Cụ thể là, theo “Tống sử – Thục thế gia” có viết: Hậu Thục chủ Mạnh Sưởng lệnh cho học sĩ Chương Tốn viết lên đào phù 2 câu đối:
Tân niên nạp dư khánh - Gia tiết hiệu trường xuân. (Dịch là: Năm mới thừa phúc lành - Tết đẹp mãi trường xuân).
Câu đối này là câu đối Tết đầu tiên trong lịch sử các nước Châu Á. Từ đời Tống trở đi thì việc viết câu đối tết đã dần trở nên phổ biến.
Đến thời nhà Minh chính thức đổi tên đào phù câu đối Tết hay còn gọi là Xuân liên. Phong tục này lan truyền ngày càng rộng rãi đến các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Ở Việt Nam câu đối tết phổ biến nhất bắt đầu từ thời nhà Trần, không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà câu đối tết còn thể hiện trí tuệ của người chơi.
3. Ý nghĩa tục chơi câu đối ngày Tết
Câu đối tết thường được viết trên giấy có màu hồng đào, màu đỏ, theo quan niệm của người Việt xưa thì đây là những gam màu rực rỡ, vui tươi, vì vậy từng câu từng chữ được viết trên giấy như một lời cầu chúc, cầu mong sự may mắn, hạnh phúc suốt cả năm.
Treo câu đối còn hướng con người đến cái đẹp “chân-thiện-mỹ”, từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Câu đối đỏ được viết bằng chữ Quốc ngữ, từng nét chữ được thể hiện góp phần làm toát lên khí chất, trí tuệ của người viết, người xin hay người mua câu đối.
Trong những câu đối Tết luôn ẩn chứa sự kính yêu, chân thành đối với ông bà cha mẹ, hay những lời chúc an khang, thành đạt tới mọi người xung quanh trong dịp tết đến xuân về.
4. Một số câu đối Tết hay, ý nghĩa
Câu đối Tết là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt mỗi dịp đầu xuân năm mới, dưới đây cùng tham khảo những mẫu câu đối hay ý nghĩa nhất nhé!
4.1 Câu đối tết hay
1. Cung chúc tân xuân – Vạn điều như ý.
2. Tấn tài tấn lộc – Công thành danh toại.
3. Cung chúc phát tài – Tấn tài tấn lộc.
4. Mọi sự như ý – Đắc lộc toàn gia.
5. Tiền đầy trong túi – Sung sướng như tiên.
6. Hay ăn chóng lớn – Tiền nhiều như kẹo.
7. Vạn sự như ý – Cung chúc tân xuân.
8. Phát tài phát lộc – Vạn sự như ý.
9. Tấn tài tấn lộc – Mã đáo thành công.
10. An khang thịnh vượng – Phát tài phát lộc.
4.2 Câu đối chúc tết
- Xuân dinh tứ hải – Mai khai ngũ phúc.
- Tuổi mới bình an – Vạn sự như ý.
- Thọ tỷ nam sơn – Phúc đông như hải.
- Cung chúc tân xuân – Như ý cát tường
- Phát tài phát lộc – Vạn sự đại cát
- Hạnh phúc được đong đầy – Gói trọn mọi tài lộc.
- Phúc dâng khắp mọi nẻo – Lột thơm mát cửa nhà.
- Xuân vạn sự như ý – Tấn tài tấn bình an.
- Minh niên tăng vạn lộc – Xuân nhật tập thiên tường.
4.3 Câu đối tết bình an
- Hòa khí sinh tài - Tân niên vạn phúc
- Bách thuận vi phúc - Lục hợp đồng xuân
- Năm năm xuân như ý - Tuổi tuổi ngày bình an
- Xuân an khang thịnh vượng - Niên phúc thọ miên trường
- Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh - Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
- Tết đến gia đình vui sum họp - Xuân về con cháu hưởng bình an.
- Môn đa khách đáo thiên tài đáo - Gia hữu nhân lai vạn vật lai
- Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ - Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường
- Môn đa khách đáo thiên tài đáo - Gia hữu nhân lai vạn vật lai
4.4 Câu đối tết về gia đình
- Niên niên như ý xuân - Tuế tuế bình an nhật
- Hoa khai phú quý - Trúc báo bình an
- Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc - Tết về cây đức trổ thêm hoa.
- Cát tường như ý - Cung chúc Tân xuân.
- Cung chúc tân niên - Sức khỏe vô biên.
- Túi luôn đầy tiền - Sung sướng như tiên
- Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh - Lộc nảy vinh hoa phú quý xuân
- Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ - Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà
- Phúc dâng tràn mọi nẻo - Lộc thơm ngát cửa nhà.
4.5 Câu đối tết vui nhộn
- Nhiều người theo đuổi - Tỏ tình nhiều ý
- Năm mới chan hoà - Cả năm mặn mà
- Sống cho lẽ phải - Sống cho chân thật - Sống biết kiên nhẫn - Sống bằng lương tâm.
- Mắt mở ti hí, miệng cười nhiều tí
- Cười tươi như hoa - Hạnh phúc an gia
- Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén - Xuân về, bút mới thử vài trang.
- Già trẻ gái trai đều khoái Tết - Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.
- Miệng cười mắt hí - Sống lâu một tí
- Ngàn lần như ý - Vạn sự như mơ
5. Xu hướng viết câu đối Tết hiện nay
Câu đối tết đã trở nên phổ biến trong dân gian, dưới đây là những xu hướng viết câu đối Tết hiện nay bạn có thể tham khảo:
- Xu hướng viết câu đối bằng chữ chữ Hán, chữ Nôm: Có nhiều gia đình chọn mua câu đối tết bằng chữ Hán và chữ Nôm bởi những đường nét mềm mại, uyển chuyển của chữ viết cùng với ý nghĩa chung đó là cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành.
- Câu đối thư pháp chữ Việt: Bên cạnh câu đối chữ Hán, chữ Nôm thì câu đối bằng chữ thư pháp chữ Việt cũng khá thịnh hành. Lý do đơn giản là vì với chữ Tiếng Việt sẽ giúp mọi người dễ dàng hiểu được ý nghĩa câu đối, bên cạnh đó chữ thư pháp cũng có tính nghệ thuật cao, chữ viết vô cùng tinh tế và đẹp mắt.
6. Hình ảnh treo câu đối Tết đẹp
Dưới đây là một số hình ảnh treo câu đối Tết bạn có thể tham khảo để trang hoàng ngôi nhà mình đẹp, nổi bật hơn bao giờ hết.
Tổng kết
Câu đối Tết không chỉ là vật trang hoàng nhà cửa mà còn gửi gắm lời chúc tốt đẹp cho mọi người trong dịp Tết đến xuân về. Hy vọng với những chia sẻ của Bestme bạn đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của câu đối Tết. Đồng thời, đừng quên theo dõi Bestme mỗi ngày để không bỏ lỡ những bài viết hay mới nhất nhé!