Chùa Láng ở đâu? Thờ ai? Kinh nghiệm đi lễ chi tiết nhất
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 12/02/2024, 16:00 (+07:00)
1. Giới thiệu chùa Láng Đống Đa Hà Nội
1.1 Địa chỉ chùa Láng ở đâu? Thuộc phường nào, quận nào?
1.2 Lịch sử chùa Láng Hà Nội
1.3 Chùa Láng thờ ai?
2. Thăm quan chùa Láng có gì?
2.1 Kiến trúc uy nghi, bề thế
2.2 Cổng tam quan
2.3 Nhà Bát Giác
2.4 Các điện thờ
2.5 Cây cổ thụ và và các loại hoa
3. Kinh nghiệm đi chùa Láng chi tiết nhất
3.1 Giờ mở cửa của chùa
3.2 Di chuyển đến chùa bằng gì?
3.3 Khám phá lễ hội chùa Láng
3.4 Đi chùa Láng cầu gì?
Tổng kết
Chùa Láng vốn được coi là kiệt tác kiến trúc tâm linh tuyệt đẹp và đầy ấn tượng ngay giữa thủ đô. Trải qua 900 năm, chùa đã đi qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Thủ đô và là chứng nhân lịch sử quan trọng. Vậy Chùa Láng ở đâu? Thờ ai? Cùng Bestme giải đáp và khám phá kinh nghiệm đi lễ chi tiết nhất nhé!
1. Giới thiệu chùa Láng Đống Đa Hà Nội
Chùa Láng với tên gọi khác là Chiêu Thiền Tự từ lâu đã đóng một vai trò quan trong đời sống văn hóa, tinh thần của những người con Hà Thành.
1.1 Địa chỉ chùa Láng ở đâu? Thuộc phường nào, quận nào?
Địa chỉ chính xác của chùa là số 16 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
1.2 Lịch sử chùa Láng Hà Nội
Theo sử sách ghi lại, Chiêu Thiền Tự được khởi công xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (giai đoạn từ 1138 - 1175) để thờ vị thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Theo tương truyền dân gian, vị thiền sư này đã đầu thai làm con trai của gia đình quý tộc Sùng Hiền Hầu (em của vua Lý Nhân Tông), sau đó được nối ngôi làm vua Lý Thần Tông để trị vì, cai quản đất nước.
1.3 Chùa Láng thờ ai?
Bên cạnh thờ tự các vị đức Phật, chùa là nơi thờ phụng Thiền sư Từ Đạo Hạnh (bậc đại thánh và là cụ tổ nghề múa rối nước) và vua Lý Thần Tông.
2. Thăm quan chùa Láng có gì?
Khám phá kiến trúc độc đáo được giữ gần như vẹn nguyên từ thời nhà Lý của chùa Láng nhé!
2.1 Kiến trúc uy nghi, bề thế
Dù trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa vẫn giữ được vẻ bề thế với kiến trúc uy nghi nhưng vẫn hài hòa và cân xứng với không gian xung quanh. Chùa không chỉ sở hữu hàng loạt công trình kiến trúc ấn tượng mà còn có cảnh quan thiên nhiên, sân vườn, và bóng cây cổ thụ độc đáo.
Từ thời xa xưa, Chùa Láng còn được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm - nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
2.2 Cổng tam quan
Ngay khi đặt chân tới chùa Láng, bạn sẽ nhìn thấy cổng tam quan với 4 cột vuông có đặc điểm là mái vòm gắn liền với sườn cột. Kiểu kiến trúc này lấy ý tưởng các cổng trong cung vua, thể hiện ý nguyện của bậc đế vương Lý Anh Tông khi xây dựng nơi này.
Ngay phía sau cổng tam quan là một khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Tam quan nội được xây dựng với cấu trúc nhà 3 gian, có 2 hàng gạch chống 4 lớp song song xếp theo kiểu mái phong cách chồng.
Đi qua khu vực này, bạn sẽ nhìn thấy con đường dẫn vào chính điện được lát gạch sạch sẽ, hai bên là những hàng cây muỗm cổ thụ rợp bóng mát. Dọc đường đi còn có nhiều câu đối được viết trên mảnh sứ màu xanh.
2.3 Nhà Bát Giác
Nhà Bát Giác là nơi đặt tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh với lối kiến trúc đặc trưng của nhà Lý: mái trồng 2 tầng, 16 mái và trên đầu đắp 8 con rồng tương ứng 8 đời vua thời Lý. Bên cạnh đó, chùa còn nổi tiếng gần xa với 198 pho tượng quý giá cùng nhiều bảo vật như 31 câu đối, 39 bức hoành phi, 15 bia đá…
2.4 Các điện thờ
Trước đây chùa Láng có khoảng 100 điện thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc nội công ngoại quốc. Giữa những gian nhà này là hai hàng lang dài kết nối khu vực tiền đường và hậu đường với nhau, tạo nên một khung hình chữ nhật khép kín.
Ngay chính giữa nơi đây được gọi là thượng điện. Không gian chùa là sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa kiến trúc cổ xưa với thiên nhiên thanh bình, giúp du khách có trải nghiệm bình yên hiếm có.
2.5 Cây cổ thụ và và các loại hoa
Chùa Láng vốn có khung cảnh vô cùng bình yên với hàng trăm cây cổ thụ và các loại hoa. Trong đó, có một cây muỗm hơn 700 năm tuổi với tán cây toả rộng cả một góc chùa, thân cây to đến mức ba người ôm không xuể, nhiều cành, nhiều tán lớn vững chãi.
3. Kinh nghiệm đi chùa Láng chi tiết nhất
Khám phá kinh nghiệm đi chùa Láng chi tiết nhất nhé!
3.1 Giờ mở cửa của chùa
Chùa Láng mở cửa vào lúc 8h30 - 22h00 mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi vào những dịp đặc biệt như mùng 1, rằm, lễ và tết.
3.2 Di chuyển đến chùa bằng gì?
Chùa Láng chỉ cách trung tâm Thủ Đô khoảng 5km, do đó việc di chuyển đến vãn cảnh chùa vô cùng thuận tiện. Nếu di chuyển bằng ô tô riêng hoặc xe máy, bạn hãy tìm đường đến UBND phường Láng Thượng, sau đó gửi xe rồi đi bộ khoảng 450m là tới cổng chùa.
Ngoài ra, bạn có thể đi bằng xe bus, một số tuyến xe có điểm dừng chân gần khu vực chùa là tuyến bus số 26, 28, 55A, 55B và 09 BCT.
3.3 Khám phá lễ hội chùa Láng
Hàng năm, cứ đúng ngày sinh của thiền sư Tiền Đạo Hạnh là mùng 7 tháng 3 Âm lịch, chùa Láng sẽ có lễ hội với những nghi thức vô cùng trang trọng.
Lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là phần rước kiệu Thánh từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Ngoài ra, lễ hội cũng tái hiện lại cuộc đấu thần độc đáo giữa thiền sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên.
3.4 Đi chùa Láng cầu gì?
Là nơi thờ tự thiền sư Tiền Đạo Hạnh, hàng năm có hàng nghìn du khách ghé chùa Láng để cầu trí tuệ, hanh thông học tập. Ngoài ra, nhiều người cũng tới chùa để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc.
✍️✍️✍️Khám phá thêm: Chùa Một Cột
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp câu hỏi: Chùa Láng ở đâu? Thờ ai? Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm đi lễ chùa hữu ích để có chuyến du xuân đầu năm thuận lợi nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ nhiều thông tin đời sống hữu ích khác!