Chùa Một Cột Hà Nội ở đâu? Xây vào thời nào? Bên trong có gì?
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 13/02/2024, 09:00 (+07:00)
1. Giới thiệu về chùa Một Cột Hà Nội
1.1 Địa chỉ chùa Một Cột ở đâu?
1.2 Giờ mở cửa chùa Một Cột
1.3 Vé tham quan chùa Một Cột giá bao nhiêu?
1.4 Ý nghĩa chùa Một Cột
2. Khám phá lịch sử chùa Một Cột
2.1 Chùa Một Cột được xây dựng vào thời nào? Năm nào?
2.2 Sự tích chùa Một Cột
2.3 Lịch sử chùa Một Cột theo thời gian
3. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
3.1 Cổng tam quan
3.2 Cột trụ của chùa
3.3 Đài Liên Hoa
3.4 Mái chùa Một Cột
3.5 Hồ Linh Chiểu
4. Kinh nghiệm đi chùa Một Cột chi tiết
4.1 Phương tiện và cách di chuyển đến chùa
4.2 Một số điểm du lịch gần chùa Một Cột
4.3 Những điều cần lưu ý khi đi chùa Một Cột
5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
5.1 Tên gọi khác của chùa Một Cột là gì?
5.2 Chùa Một Cột tiếng anh là gì?
5.3 Chùa Một Cột thờ ai?
5.4 Chùa Một Cột có được Unesco công nhận không?
5.5 Hình chùa Một Cột in trên tờ tiền nào?
5.6 Cầu thang lên chùa Một Cột làm bằng gì?
6. Hình ảnh chùa Một Cột đẹp
Tổng kết
Từ lâu, Chùa Một Cột đã trở thành điểm đến văn hóa tâm linh nổi bật của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vậy Chùa Một Cột Hà Nội ở đâu? Có điểm gì đặc biệt? Cùng Bestme khám phá di tích lịch sử ấn tượng này nhé!
1. Giới thiệu về chùa Một Cột Hà Nội
Chùa Một Cột hay chùa Diên Hựu vốn được coi là biểu tượng văn hóa của Thăng Long trong suốt hàng ngàn năm qua, nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách đến hành hương mỗi năm.
1.1 Địa chỉ chùa Một Cột ở đâu?
Địa chỉ chính xác của chùa là phố P. Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng trong khuôn viên quần thể Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình.
1.2 Giờ mở cửa chùa Một Cột
Chùa sẽ mở cửa đón khách hàng ngày từ 7h sáng đến 18h tối.
1.3 Vé tham quan chùa Một Cột giá bao nhiêu?
Chùa không thu phí tham quan đối với người Việt Nam đến cúng bái, lễ Phật hay vãn cảnh. Tuy nhiên du khách người nước ngoài khi đến chùa sẽ cần mua vé với mức giá 25.000VNĐ/người.
1.4 Ý nghĩa chùa Một Cột
Chùa Một Cột vốn được xem là biểu tượng của thủ đô Hà Nội khi đại diện cho trí tuệ, sự trường thọ, cứu rỗi thế nhân cũng như thể hiện phẩm chất cao quý, thoát tục vốn có của người Việt.
2. Khám phá lịch sử chùa Một Cột
Cùng Bestme khám phá lịch sử ngôi chùa linh thiêng này nhé!
2.1 Chùa Một Cột được xây dựng vào thời nào? Năm nào?
Chùa Một Cột là một ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông năm 1049.
2.2 Sự tích chùa Một Cột
Tương truyền rằng, vua Lý Thái Tông từng chiêm bao thấy Quan Thế Âm Bồ Tát đang tọa thiền trên một tòa sen tỏa ra hào quang sáng rực thì dắt vua lên trên đài sen. Sau khi tỉnh dậy, vua Lý Thái Tông đã cho xây dựng chùa với hình dáng như một đài sen mọc lên giữa hồ Linh Chiểu y hệt như giấc mơ.
2.3 Lịch sử chùa Một Cột theo thời gian
Chùa Một Cột là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông.
Cũng trong năm 1105, vua Lý Nhân Tông tiến hành cải tạo, tu sửa và mở rộng. Trong đó, người đã thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột và dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng để khung cảnh thêm uy nghi.
Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan đã cho đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với mục đích thức tỉnh lòng thế nhân.
Thế nhưng, chùa đã bị Pháp phá huỷ năm 1954, sau đó được phục dựng lại vào năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo lối kiến trúc nhà Nguyễn.
3. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Điểm khiến bao du khách phải choáng ngợp về chùa Một Cột chính là kiến trúc vô cùng độc đáo của nơi này.
3.1 Cổng tam quan
Để tới tham quan Chùa Một Cột, du khách sẽ đi qua Cổng Tam Quan - đây là công trình mở rộng mới được xây dựng trong vài năm gần đây để phục vụ nhu cầu thăm viếng, thờ cúng của người dân dịp lễ, Tết.
Cổng Tam Quan được thiết kế có hai tầng với ba lối đi, cửa giữa có kích thước to hơn là lối đi chính. Nhìn qua, cửa tam quan sở hữu lối kiến trúc tương tự của các đình, chùa truyền thống của Việt Nam.
3.2 Cột trụ của chùa
Cột trụ của chùa là một khối tròn được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau. Một phần của cột trụ sẽ chìm dưới hồ và phần nổi trên mặt nước cao tới 4m. Cột có đường kính rộng 1,2m tạo thế vững chắc để nâng đỡ ngôi chùa.
3.3 Đài Liên Hoa
Đài Liên Hoa là một khối vuông có song chắn bao quanh và được nâng đỡ bằng các cột trụ và cột quân vững chãi.
Phía trong của Đài được bài trí lộng lẫy với tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh là rất nhiều các loại đồ thờ ấn tượng khác như bình cắm hoa sen, đôi lục bình gốm sứ, lư hương bằng đồng, bộ ấm chén thờ…
Ban thờ cũng được trang trí nhiều họa tiết vân mây và sơn son thiếp vàng cùng tấm hoành phi khắc 3 chữ vàng “Liên Hoa đài".
3.4 Mái chùa Một Cột
Mái của chùa được lợp bằng gạch ngói màu đỏ nhưng đã rêu phong theo thời gian, khiến nơi đây nhuốm màu cổ kính. Mỗi viên ngói đều toát lên sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ lành nghề.
Trên đỉnh mái chùa được xây dựng với hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt" - nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi đình, chùa, miếu thời Lý. Đây cũng là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, âm dương hòa hợp - thể hiện tính nhân văn trong lối kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc Việt Nam.
3.5 Hồ Linh Chiểu
Hồ Linh Chiểu có phần hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc một chiếc cầu vồng cho du khách đi qua.
4. Kinh nghiệm đi chùa Một Cột chi tiết
Dưới đây là kinh nghiệm đi chùa Một Cột mà du khách có ý định ghé tới thăm không thể bỏ qua!
4.1 Phương tiện và cách di chuyển đến chùa
Vì chùa nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến chùa bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng của thành phố.
Nếu bạn ghé chùa bằng ô tô cá nhân hay xe máy, tính từ Hồ Gươm bạn hãy đi thẳng trên con đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải đi thẳng đường Tràng Thi nối tiếp đường Điện Biên Phủ rẽ sang đường Lê Hồng Phong. Đến phố Ông Ích Khiêm thì rẽ phải đi thẳng là đến chùa Một Cột.
4.2 Một số điểm du lịch gần chùa Một Cột
Sau khi tham quan chùa Một Cột, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch khác:
- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cách 250m
- Cột cờ Hà Nội cách 800m
- Hoàng thành Thăng Long cách 1km
- Nhà tù Hỏa Lò cách 2,4km
4.3 Những điều cần lưu ý khi đi chùa Một Cột
Khi ghé thăm Chùa Một Cột, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chùa có quy định về giờ mở và đóng cửa, du khách cần cân nhắc và sắp xếp thời gian hợp lý.
- Có những khu vực cấm vào, du khách nên chú ý các biển báo và tuân thủ chấp hành.
- Vì là ngôi chùa cổ tự nên du khách cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm hay cười nói lớn tiếng làm mất vẻ tôn nghiêm, cung kính.
5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về chùa Một Cột.
5.1 Tên gọi khác của chùa Một Cột là gì?
Chùa Một Cột còn được gọi với tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài.
5.2 Chùa Một Cột tiếng anh là gì?
Tên gọi tiếng anh của chùa Một Cột là ONE PILLAR PAGODA.
5.3 Chùa Một Cột thờ ai?
Ngôi chùa này thờ tụng Tượng Phật bà Quan Âm.
5.4 Chùa Một Cột có được Unesco công nhận không?
KHÔNG!
Hiện nay, chùa mới chỉ được công nhận là Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia và được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”.
5.5 Hình chùa Một Cột in trên tờ tiền nào?
Hình ảnh chùa Một Cột được in trên tờ tiền 20 đồng (năm 1985), đồng xu 5.000 đồng, hình chìm trên tờ tiền 10.000 đồng.
5.6 Cầu thang lên chùa Một Cột làm bằng gì?
Lối vào chùa là một cầu thang có kích thước khá nhỏ làm bằng gạch.
6. Hình ảnh chùa Một Cột đẹp
Cùng điểm qua những hình ảnh đẹp về ngôi chùa độc đáo này nhé!
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã tổng hợp những thông tin thú vị cần biết về chùa Một Cột. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về một ngôi chùa cổ Hà Nội với vẻ đẹp độc đáo và sớm có dịp ghé thăm nơi này nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ nhiều thông tin hữu ích khác!