Cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn nhất, tránh phạm điều cấm kỵ
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 07/01/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 08/01/2024, 14:45 (+07:00)
1. Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
2. Cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn nhất
2.1 Thời điểm hóa vàng cúng ông Công ông Táo
2.2 Cách hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo
3. Văn khấn khi hóa vàng ông Công ông Táo
Tổng kết
Cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại chuẩn bị mâm cơm cúng để hóa vàng ông Công ông Táo. Đây là một phong tục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã được lưu truyền từ ngàn đời nay. Trong bài viết này, hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn nhất, tránh phạm điều cấm kỵ nhé!
1. Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Một trong những món lễ vật không thể thiếu khi cúng ông Công ông Táo đó là bộ vàng mã. Ngày nay, bộ vàng mã cúng ông công, ông Táo có rất nhiều mẫu mã khác nhau, tùy vào phong tục, tập quán mỗi nơi. Tuy nhiên, một bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo cơ bản sẽ bao gồm:
- 2 chiếc mũ của 2 ông Táo
- 1 chiếc mũ dành cho Táo bà
- 3 cặp hài
- 3 chú cá chép vàng
- 3 bộ quần áo ông Công ông Táo
2. Cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn nhất
Theo phong tục dân gian, lễ hóa vàng ông Công ông Táo sẽ diễn ra như sau:
2.1 Thời điểm hóa vàng cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tức ngày 23/12 theo lịch âm. Sau khi hương cháy hết 2/3, gia chủ có thể tiến hành hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, việc cúng và hóa vàng ông Công ông Táo có thể diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp đến sáng ngày 23 tháng Chạp trước 12h trưa. Tuy nhiên, không nên hóa vàng sau 12 giờ trưa. Bởi theo quan niệm dân gian, cổng thiên đình sẽ bị đóng nếu qua khỏi 12 giờ ngày 23/12 âm lịch, khi đó các Táo sẽ không nhận lễ vật từ dương gian được.
2.2 Cách hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo
Sau khi cúng xong, hương cháy hết 2/3, gia chủ có thể hạ bộ vàng mã để cúng cho ông Công ông Táo. Lưu ý, nên lựa chọn chỗ rộng rãi, thoáng mát để tiến hành hóa vàng.
Khi hóa vàng, gia chủ cần thao tác lần lượt, hóa từ từ để vàng mã cháy hết. Theo quan niệm dân gian, không nên dùng que lật, bởi như vậy đồ sẽ bị rách, không dùng được nữa.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng đốt bài vị cũ cùng với vàng mã. Sau khi hóa vàng xong, gia chủ lại lập bài vị mới cho Táo quân.
3. Văn khấn khi hóa vàng ông Công ông Táo
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Tổng kết
Trên đây là hóa vàng ông Công ông Táo chi tiết nhất dành cho gia chủ quan tâm. Hy vọng qua bài viết này, bạn và gia đình sẽ nắm được thông tin để chuẩn bị một lễ cúng ông táo thật tươm tất, đầy đủ lễ nghi cho dịp ông công ông táo sắp tới. Tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng Bestme để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!