Kích thước bụi mịn là bao nhiêu? Tác hại và cách phòng tránh bụi mịn
Thời gian xuất bản: Chủ nhật, 08/10/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 11/10/2023, 15:53 (+07:00)
1. Các kích thước bụi mịn và siêu mịn thường gặp
1.1 Bụi mịn PM1.0
1.2 Bụi mịn PM2.5
1.3 Bụi mịn PM10
1.4 Bụi siêu mịn PM0.01, PM0.3 và PM0.1
2. Tác hại của bụi mịn
2.1 Gây bệnh liên quan đến đường hô hấp
2.2 Gây độc cho các cơ quan khác
2.3 Suy giảm hệ miễn dịch
2.4 Giảm sút trí nhớ
2.5 Nguyên nhân gây ung thư
2.6 Gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ
3. Cách phòng tránh các tác hại của bụi mịn
3.1 Đeo khẩu trang khi ra ngoài
3.2 Đặt máy lọc không khí trong nhà
3.3 Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở
3.4 Ăn uống khoa học
Tổng kết
Bụi mịn là hiện tượng phổ biến thường thấy ở các thành phố lớn do ô nhiễm không khí. Vậy kích thước bụi mịn là bao nhiêu? Bụi mịn gây ra tác hại gì, ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ hít phải bụi mịn ngoài môi trường? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1. Các kích thước bụi mịn và siêu mịn thường gặp
Bụi mịn có kích thước bao nhiêu? Thực tế, mỗi loại bụi mịn và siêu mịn sẽ có kích thước khác nhau. Cụ thể:
1.1 Bụi mịn PM1.0
Bụi mịn PM1.0 được biết đến là một trong những loại bụi siêu mịn mới được các nhà khoa học phát hiện gần đây. Kích thước bụi mịn PM1.0 siêu nhỏ, nhỏ hơn nhỏ hơn 1.0µm.
Khi loại bụi mịn này xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công phế nang, nặng hơn có thể gây hại cho tế bào hoặc ADN của con người. Loại bụi mịn PM1.0 thường xuất hiện vào những ngày có không khí khô hoặc nhiệt độ thấp, gây ra nhiều loại bệnh liên quan đến phổi.
1.2 Bụi mịn PM2.5
Bụi mịn PM2.5 là gì? So với bụi mịn PM1.0, bụi mịn PM2.5 có kích thước lớn hơn, khoảng từ 1.0-2.5µm được hình thành bởi cacbon, nitơ và các hợp chất kim loại. Các chuyên gia cảnh báo, loại bụi mịn này có mức độ nguy hiểm cao nhất.
Bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập vào đường máu, thậm chí một vài phân tử bụi còn có độc tính khiến chúng càng dễ thâm nhập sâu vào máu hơn. Ngoài ra, loại bụi mịn này còn gây kích ứng mũi, viêm đường hô hấp gây hại cho cơ thể, nhất là trẻ nhỏ.
1.3 Bụi mịn PM10
Kích thước bụi mịn PM10 từ 2.5-10µm, nhỏ hơn rất nhiều so với đường kính của một sợi tóc nên khó để nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, tác hại không bằng bụi mịn PM2.5 bởi khi hít phải thì chúng chỉ tích tụ trên phổi, không xâm nhập vào đường máu.
Loại bụi mịn này có thể được hình thành do cháy rừng, lốc xoáy, bão cát và khói núi lửa. Ngoài ra, chúng còn là chất thải của phấn hoa, nước thải của côn trùng hoặc các bào tử nấm.
1.4 Bụi siêu mịn PM0.01, PM0.3 và PM0.1
Ngoài 3 loại bụi siêu mịn kể trên còn có 3 loại bụi siêu mịn với kích thước vô cùng nhỏ gồm:
- Bụi siêu mịn PM0.01: Kích thước hạt bụi chỉ từ 0.01µm
- Bụi siêu mịn PM0.3: Kích thước hạt bụi rất nhỏ, chỉ từ 0.3µm và khó để nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bụi siêu mịn PM0.1: Kích cỡ hạt bụi từ 0.1µm, xuất hiện ở những thành phố nhiều xe cộ hoặc khói bụi từ nhà máy.
2. Tác hại của bụi mịn
Tuy chỉ là kích thước bụi mịn nhỏ hoặc siêu nhỏ nhưng nó lại tiềm ẩn vô vàn tác hại cho sức khỏe.
2.1 Gây bệnh liên quan đến đường hô hấp
Một trong những tác hại của bụi mịn chính là gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bởi trong bụi mịn chứa hàm lượng CO2, SO2 và NO2 cao khiến các tế bào thiếu oxy, tác động xấu đến phổi.
Vì thế, nếu bạn tiếp xúc lâu dài với môi trường có bụi mịn thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao. Chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, suy nhược chức năng phổi, nặng nhất có thể gây ung thư phổi.
2.2 Gây độc cho các cơ quan khác
Không chỉ hệ hô hấp chịu nhiều ảnh hưởng bởi bụi mịn mà nhiều cơ quan khác cũng chịu tác động không kém như:
- Hệ thần kinh: Bụi mịn do ô nhiễm không khí tạo cảm giác khó chịu, khó thở gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến não bộ gây đột quỵ, trầm cảm,....
- Hệ tuần hoàn: Bụi mịn sau khi đi vào phế nang, qua vách ngăn khí-máu sẽ đi vào hệ tuần hoàn. Điều này dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch và gây nhồi máu cơ tim.
2.3 Suy giảm hệ miễn dịch
Hít phải bụi mịn trong không khí, hệ thống miễn dịch có thể bị phá vỡ ở cả người già lẫn trẻ nhỏ. Suy giảm hệ miễn dịch khiến khả năng chống lại các bệnh như cúm, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,... bị giảm sút.
2.4 Giảm sút trí nhớ
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ và gây suy giảm trí nhớ. Từ đó, con người dần dần mất đi nhận thức, dễ mắc các bệnh như alzheimer, korsakoff,....
2.5 Nguyên nhân gây ung thư
Tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian dài, cơ thể người sẽ sản sinh ra các gốc tự do, tấn công đến tế bào cùng các phân tử quan trọng như ADN gây nguy hiểm cho sức khỏe. Điều này làm cơ thể sinh các biến đổi, tăng nguy cơ đột biến và hình thành các khối u ung thư.
2.6 Gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ
Bụi mịn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mẹ hít nhiều bụi mịn trong quá trình mang thai, trẻ sinh ra rất dễ bị sụt cân, suy nhược thần kinh, tự kỷ,....
3. Cách phòng tránh các tác hại của bụi mịn
Để phòng tránh tác hại bụi mịn PM2.5 cũng như các loại bụi mịn khác, bạn có thể áp dụng một vài cách sau:
3.1 Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Kích thước bụi mịn siêu nhỏ nên khẩu trang thông thường khó có thể ngăn cản được chúng xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bạn nên sử dụng loại khẩu trang chống bụi mịn chuyên dụng như N95 hoặc đeo 2 chiếc khẩu trang thường lồng nhau.
3.2 Đặt máy lọc không khí trong nhà
Không chỉ ngoài trời, trong nhà cũng xuất hiện rất nhiều bụi mịn và gần như tàng hình. Bạn có thể đặt máy lọc không khí trong nhà để loại bỏ bụi mịn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trồng thêm các loại cây cảnh trong nhà để tăng hiệu suất lọc và nâng cao chất lượng không khí.
3.3 Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng là cách phòng tránh bụi mịn đơn giản nhất bạn có thể thực hiện. Một không gian sống được vệ sinh thường xuyên sẽ có chất lượng không khí tốt hơn. Nếu có thể, bạn hãy đóng kín các cửa trong nhà khi không cần thiết để hạn chế khói bụi bay vào nhà, nhất là khu vực gần đường lớn.
3.4 Ăn uống khoa học
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin C, protein, chất khoáng,... giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh do bụi mịn gây ra. Kết hợp cách này cùng các biện pháp khác giúp phòng chống bụi hoặc bụi mịn đạt hiệu quả cao.
Tổng kết
Có thể thấy bụi mịn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nắm được kích thước bụi mịn cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi Bestme thường xuyên để đón đọc những thông tin giá trị về chăm sóc sức khỏe nhé!