Bị kiến cắn nổi mụn nước phải làm sao? Có nên chọc không?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 16/08/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 17/10/2024, 17:20 (+07:00)
1. Kiến gì cắn nổi mụn nước?
2. Bị kiến lửa cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?
3. Bé bị kiến cắn nổi mụn nước phải làm sao?
3.1 Vệ sinh dùng da bị kiến cắn nổi mụn mủ
3.2 Bị kiến cắn nổi mụn nước bôi thuốc gì?
3.3 Thoa kem dưỡng làm dịu da
3.4 Sử dụng thuốc uống
3.5 Có nên chọc mụn nước bị kiến cắn không?
3.6 Khi nào cần gặp bác sĩ?
4. Hướng dẫn chăm sóc da khi bị kiến lửa cắn nổi mụn nước
Tổng kết
Kiến là một trong những côn trùng gây ám ảnh đối với nhiều người bởi vết đốt của nó không chỉ gây đau mà còn làm nổi mụn nước và tổn thương da. Bài viết dưới đây của Bestme sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị kiến cắn nổi mụn nước tốt an toàn nhất nhé!
1. Kiến gì cắn nổi mụn nước?
Một số loại kiến cắn nổi mụn nước trên da phổ biến nhất chính là kiến lửa và kiến ba khoang.
* Kiến lửa:
Ngay sau khi bị kiến lửa cắn, bạn sẽ thấy cảm giác cháy rát, ngứa và sưng đỏ trên da. Nguyên nhân bị kiến lửa cắn nổi mụn nước do dị ứng từ độc tố và protein mà chúng truyền vào da khi cắn. Mụn nước có thể xuất hiện sau vài giờ sau khi kiến cắn và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách.
* Mụn nước kiến ba khoang:
Đây là loại kiến nguy hiểm có chứa chất độc và rất nhiều vi khuẩn cộng sinh. Khi tiếp xúc với da sẽ gây ra các triệu chứng sưng đỏ và rát tại vị trí da bị tổn thương. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những nốt mụn nước hoặc phỏng nước.
Kèm theo đó là cảm giác đau rát hơn cùng với một số triệu chứng như sốt hoặc nổi hạch… Do đó, chúng ta cần phải biết được dấu hiệu kiến ba khoang đốt để có cách xử lý kịp thời.
2. Bị kiến cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào cơ địa ở từng người mà vết cắn của kiến lửa sẽ gây ra những tổn thương và nguy hiểm khác nhau.
Thông thường, đối với những người không có tiền sử dị ứng, vết cắn của kiến chỉ gây ra phản ứng tại chỗ với dấu hiệu sưng đỏ nhẹ. Thường thì tình trạng này thường giảm đi sau vài giờ hoặc trong khoảng 1-2 ngày.
Tuy nhiên, đối với những người sở hữu làn da nhạy cảm, mọi vết cắn của côn trùng đều có nguy cơ gây hại cho sức khỏe làn da.
Nọc độc của kiến lửa chứa dịch tiết khiến bạn bị sưng mủ, mề đay, và nổi mụn nước sau khi bị kiến cắn. Trong một vài trường hợp, những người bị dị ứng với nọc độc côn trùng còn có thể bị sưng mặt và nổi mề đay khắp người. Tình trạng này được gọi là sốc phản vệ rất nguy hiểm và cần đưa đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
3. Bé bị kiến cắn nổi mụn nước phải làm sao?
Khám phá bí quyết giúp chữa trị hiệu quả tình trạng nổi mụn nước sau khi bị kiến cắn nhé!
3.1 Vệ sinh dùng da bị kiến cắn nổi mụn mủ
Sau khi bị kiến lửa cắn nổi mụn nước, bạn cần lập tức làm sạch vùng da bị cắn bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các dị nguyên. Điều này không chỉ giúp làm sạch vết thương mà còn giảm thiểu nguy cơ tình trạng nổi mụn nước và giúp vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh hơn.
Sau khi đã làm sạch da, bạn có thể sử dụng đá chườm vào vùng bị kiến cắn để giảm sưng và làm dịu hiệu quả hơn các tổn thương. Nếu bạn xử lý nhanh chóng bước này, khả năng loại bỏ hầu hết nọc độc từ vết cắn của kiến là khá cao.
3.2 Bị kiến cắn nổi mụn nước bôi thuốc gì?
Sau khi làm sạch da kỹ càng, bạn sử dụng các loại kem chuyên biệt để thoa lên vùng da bị kiến lửa cắn nổi mụn nước:
- Hồ nước bôi da: Đây là loại dung dịch được dùng để bôi ngoài da với mục đích làm dịu, sát trùng và giảm viêm nhiễm sau khi bị côn trùng cắn. Bạn có thể sử dụng loại dung dịch này 1-2 lần mỗi ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng viêm sưng nhé!
- Dung dịch Jarish: Dung dịch này chứa các hoạt chất như Glycerin và Acidum boricum, có khả năng làm sạch da, giảm sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng nhanh chóng. Bạn nên sử dụng dung dịch này từ 1-3 lần mỗi ngày để tối ưu hóa hiệu quả.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh: Loại thuốc này thường được sử dụng sau khi vùng da bị tổn thương do côn trùng cắn đã khô hoàn toàn. Có một số loại kem mỡ kháng sinh như Fucicort, Eumovate và Gentrisone rất được ưa chuộng nhờ vào công dụng giảm ngứa, viêm và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
⭐⭐⭐Tìm hiểu thêm : Bé bị nổi mụn nước ở tay chân
3.3 Thoa kem dưỡng làm dịu da
Sau khi bị kiến cắn, nốt mụn nước sẽ xuất hiện và gây ngứa, đau rát cho bé. Việc thoa kem dưỡng làm dịu da sẽ giúp giảm ngứa và đau, đồng thời giúp làm dịu vùng da bị tổn thương. Bạn nên chọn loại kem dưỡng không chứa cồn và hợp chất gây kích ứng để tránh tình trạng da bé bị kích ứng thêm.
3.4 Sử dụng thuốc uống
Nếu nổi mụn nước của bé có triệu chứng viêm nhiễm nặng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc uống phù hợp. Việc sử dụng thuốc uống sẽ giúp bé giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hồi phục hơn.
3.5 Có nên chọc mụn nước bị kiến cắn không?
Việc chọc mụn nước bị kiến cắn có thể gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ để lại sẹo cho bé. Do đó, bạn không nên tự ý chọc mụn mà hãy để quá trình tự lành của cơ thể diễn ra một cách tự nhiên.
3.6 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu sau khi bị kiến cắn, vùng nổi mụn nước của bé có các triệu chứng như sưng, đỏ, nổi mụn lan rộng, đau đớn kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
4. Hướng dẫn chăm sóc da khi bị kiến lửa cắn nổi mụn nước
Bên cạnh sử dụng thuốc, việc chăm sóc da sau khi bị kiến cắn nổi mụn nước là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng nổi mụn nước, giúp da nhanh chóng hồi phục:
- Duy trì vệ sinh da: Trong thời gian này, bạn cần duy trì làm sạch vùng da bị tổn thương từ 2-3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Việc này vừa giúp da sạch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng cường quá trình phục hồi của da.
- Sử dụng phương pháp chườm lạnh: Để giảm sưng đỏ và triệu chứng ngứa tạm thời, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện khi mụn nước chưa bị vỡ và vùng da bị cắn chưa có tín hiệu bội nhiễm.
- Tránh chạm tay trực tiếp vào vùng da bị kiến cắn: Ngoài các biện pháp trên, bạn nên hạn chế chà xát hoặc cào gãi mạnh vào vùng da bị tổn thương để tránh nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, hãy chọn quần áo thoải mái, rộng rãi và có khả năng thấm hút tốt để hạn chế ma sát với làn da đang thương tổn nhé!
⚠️⚠️⚠️Bài viết cùng chủ đề : Mụn nước ở chân và ngứa
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã chia sẻ bạn cách xử lý khi bị kiến cắn nổi mụn nước tốt an toàn nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết chăm sóc đúng cách khi bị kiến hoặc côn trùng cắn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!