Bị nổi mụn nước có tự hết không? Nguyên nhân và cách điều trị
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 11/08/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 11/08/2023, 16:44 (+07:00)
1. Mụn nước là gì? Triệu chứng và hình ảnh
2. Nguyên nhân da bị nổi mụn nước ngứa
2.1 Bị mụn nước do bệnh da liễu
2.2 Da nổi mụn nước do nguyên nhân khác
3. Mụn nước có tự hết không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
4. Cách trị mụn nước hiệu quả nhất
4.1 Bị mụn nước bôi thuốc gì?
4.2 Cách trị mụn nước bằng can thiệp y khoa
5. Hướng dẫn chăm sóc da bị phồng rộp mụn nước
6. Giải đáp một số câu hỏi khác về mụn nước ngứa
6.1 Mụn nước có lây không?
6.2 Mụn nước có nên nặn?
6.3 Bị mụn nước kiêng ăn gì?
Tổng kết
Mụn nước khi xuất hiện phồng rộp trên da sẽ gây nên ngứa rát và cảm giác vô cùng khó chịu. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách chữa trị hiệu quả, thậm chí, để nguyên với suy nghĩ: Mụn sẽ tự lành.
Vậy, bị nổi mụn nước có tự hết không? Cùng Bestme giải đáp câu hỏi trên cũng như khám phá nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhé!
1. Mụn nước là gì? Triệu chứng và hình ảnh
Đây à bệnh da liễu có đặc trưng là các nốt mụn nhỏ, chứa một lượng dịch bên trong. Loại dịch này có thể có màu trong suốt, màu trắng đục, màu vàng hoặc có thể bao gồm cả máu. Kích thước của các nốt mụn thường nhỏ, dưới 5mm. Những nốt mụn lớn hơn thường được gọi là bóng nước.
Mụn nước có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng nào trên cơ thể, tuy nhiên thường xuất hiện phổ biến trên tay hoặc chân. Chúng thường dễ vỡ và có khả năng chảy dịch ra bên ngoài. Khi dịch bên trong mụn khô, có thể để lại một lớp vảy màu vàng trên bề mặt da.
2. Nguyên nhân da bị nổi mụn nước ngứa
Có tương đối nhiều nguyên nhân khiến làn da của bạn bị nổi mụn chứa nước gây ngứa, trong đó phổ biến nhất bao gồm :
2.1 Bị mụn nước do bệnh da liễu
Các bệnh lý da liễu dưới đây sẽ gây tổn thương da và hình thành các nốt mụn nước:
- Viêm da tiếp xúc: Da tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng như hóa chất, thực phẩm, hoặc dược phẩm có thể gây ra tình trạng viêm da và nổi mụn, kèm theo ngứa.
- Viêm da dị ứng: Đây là dạng bệnh lý da liễu mãn tính, khiến da bị khô ngứa và xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Với trường hợp nghiêm trọng hơn, còn xuất hiện mụn nước, rỉ dịch..
- Mụn nước dưới da do bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, tạo ra các vết phồng nước nhỏ trên da và ngứa rát.
- Bệnh Zona thần kinh: Zona là một bệnh gây ra bởi virus Herpes Zoster, tạo ra vùng nổi mụn nước dọc theo dây thần kinh, thường đi kèm với cảm giác ngứa và đau.
- Mụn nước herpes: Bệnh Herpes cũng có thể gây ra nổi mụn đỏ chứa dịch trên da và cảm giác ngứa.
- Bệnh tay chân miệng: Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em, với các vết mụn dịch nước xuất hiện trên tay, chân và miệng, thường kèm theo ngứa và khó chịu.
- Bệnh rôm sảy ở trẻ em: Rôm sảy cũng là một bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, tạo ra các vùng nổi mụn nước và ngứa.
- Bệnh bóng nước tự miễn: Đây là một bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể tiết ra một kháng thể đặc biệt tấn công các tế bào da và gây nên bóng nước.
- Ghẻ nước: Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng gây ra, tạo ra vùng ngứa và nổi mụn.
- Viêm miệng áp tơ: Có biểu hiện là các tổn thương mặt trong má và môi, đáy miệng hoặc quanh lưỡi, gây nốt mụn nước.
- Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng và xuất hiện các nốt mụn dịch nước.
- Tổ đỉa: Tổ đỉa là một tình trạng da do côn trùng gây ra khiến da bị ngứa và nổi các nốt mụn có dịch bên trong.
2.2 Da nổi mụn nước do nguyên nhân khác
Tự nhiên nổi mụn nước khắp người còn có thể do những nguyên nhân sau:
* Da bị ma sát:
Khi có sự ma sát kéo dài trên da trong thời gian dài, da có thể bị phình phồng và tạo ra chất lỏng tích tụ ở các tầng trên da.
Các phồng rộp do tác động của ma sát thường xuất hiện trên bàn chân và tay do đi giày không vừa hoặc khi cầm nắm dụng cụ nặng trong thời gian dài. Tình trạng mụn nước thường xuất hiện nhiều ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi và trong điều kiện nóng ẩm.
* Gan, thận bị suy yếu:
Việc ăn uống không hợp lý và sử dụng quá nhiều thuốc tây có thể gây suy yếu cho gan và thận. Khi chức năng của gan và thận giảm, khả năng loại bỏ chất độc khỏi cơ thể bị hạn chế, dẫn đến sự tích tụ của các chất độc này và có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước và ngứa trên da.
* Bị côn trùng cắn:
Mụn nước cũng có khả năng xuất hiện như một phản ứng dị ứng sau khi bị cắn hoặc châm chích bởi côn trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành các vết loét gây đau đớn tại vùng da bị cắn.
3. Mụn nước có tự hết không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng da liễu này CÓ tự hết nếu bạn biết cách chăm sóc đúng cách hoặc mụn đang ở tình trạng nhẹ.
Còn khi mụn chuyển biến nặng, hoặc có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn:
- Có dấu hiệu nhiễm trùng: Mụn bên trong chứa dịch mủ màu vàng hoặc xanh, gây đau và ngứa rát.
- Mụn tái phát liên tục: Mụn xuất hiện, biến mất và tái phát liên tục.
- Xuất hiện ở vị trí không bình thường như trên mắt , miệng hoặc cơ quan sinh dục.
- Các nốt mụn đau rát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
4. Cách trị mụn nước hiệu quả nhất
Hãy để Bestme bật mí tới bạn cách xử lý các nốt mụn chứa dịch an toàn và hiệu quả nhất.
4.1 Bị mụn nước bôi thuốc gì?
Khi bị mụn dịch nước, việc sử dụng thuốc sẽ cần tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của mụn. Một số loại thuốc bôi phổ biến là:
- Kem chống viêm : Các hoạt chất chống viêm corticosteroid, Clobetasol Propionate, Steroid (Hydrocortison) giúp giảm viêm nhiễm và đỏ da do mụn gây ra.
- Kem chống nhiễm trùng: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như dịch mủ và sưng đỏ, Kẽm Oxide để chống nhiễm trùng mang tới hiệu quả rất hữu ích.
- Kem dưỡng ẩm: Các thành phần như lanolin, glycerin, protein, ure và vitamin khi thoa lên các nốt mụn nước rất hiệu quả để duy trì độ ẩm cho da và giảm tình trạng khô nứt.
- Thuốc kháng histamin để giảm ngứa và khó chịu từ nốt mụn.
4.2 Cách trị mụn nước bằng can thiệp y khoa
Nếu các nốt mụn này quá lớn kèm theo nhiễm trùng, bác sĩ sẽ có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
- Rạch tháo áp xe : Giúp dịch mủ và các tế bào chết được đưa ra ngoài. Ngoài ra, các lưu dịch có trong nốt mụn cũng được lấy ra ngoài với điều kiện vô trùng.
- Trị liệu bằng ánh sáng : Ánh sáng xanh sẽ được sử dụng để kích thích nhân mụn trồi lên, gom cồi, bên cạnh đó điều tiết tuyến bã nhờn và tiêu diệt vi khuẩn P.Acne (chiếm phần lớn nguyên nhân gây mụn).
5. Hướng dẫn chăm sóc da bị phồng rộp mụn nước
Khi da bị phồng rộp mụn nước, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các lưu ý dưới đây:
- Giữ nốt mụn luôn khô và không bị vỡ. Hãy sử dụng miếng gạc hoặc băng dính để bảo vệ nốt mụn kĩ càng nhé!
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng nổi mụn hàng ngày. Đây là cách vừa đơn giản lại an toàn mà còn giúp da hạn chế tình trạng bị viêm
- Nếu nguyên nhân da nổi mụn nước của bạn liên quan đến hóa chất hoặc thuốc, hãy ngừng sử dụng những sản phẩm gây dị ứng này.
- Thoa kem trị mụn hàng ngày với liều lượng vừa đủ, tránh thoa quá mức có thể khiến da thêm kích ứng và nhạy cảm.
6. Giải đáp một số câu hỏi khác về mụn nước ngứa
Hãy khám phá một số câu hỏi thường gặp về mụn nước ngứa nhé!
6.1 Mụn nước có lây không?
Nếu da nổi mụn do dị ứng gây ra, đa phần các nốt mụn không có khả năng lây lan. Còn với tình trạng mụn nước xuất phát từ các bệnh lý da liễu có khả năng lây lan là tay chân miệng, zona thần kinh, thủy đậu thì mụn sẽ gây ảnh hưởng, có nguy cơ lây lan đến vùng da khác khi bị vỡ.
Thậm chí với trường hợp nổi mụn do bệnh xã hội còn có nguy cơ lây từ người sang người.
6.2 Mụn nước có nên nặn?
Người bệnh không nên tự nặn mụn chứa dịch nước, bởi khi mụn bị vỡ, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên đáng kể. Thay vào đó, bạn nên băng lại vùng bị phồng rộp để bảo vệ vết mụn và tránh gây tổn thương thêm.
6.3 Bị mụn nước kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm cần kiêng trong khi bị mụn nước:
- Đồ ăn có tính cay nóng như ớt, gừng, tiêu và các chất kích thích là bia rượu, thuốc lá, cà phê… Những thực phẩm này sẽ khiến làn da tăng bài tiết chất nhờn, từ đó tạo cơ hội cho mụn sinh sôi.
- Thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Nếu có cơ địa da dễ bị dị ứng, cần lưu ý tới loại thức ăn gây kích ứng để tránh ăn lại.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bị nổi mụn nước có tự hết không cũng như bật mí nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn để bạn sớm hồi phục làn da khỏe mạnh như ý!