Các nguyên nhân gây thay đổi nồng độ uric acid
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 20/08/2021, 09:43 (+07:00)
Nồng độ uric acid nằm ngoài ngưỡng an toàn sẽ mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng sẽ giúp việc kiểm soát acid uric đồng thời giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng Bestme tìm hiểu các nguyên nhân gây thay đổi nồng độ uric acid đề phòng bệnh cho bản thân và người thân nhé!
1. Nồng độ uric acid là gì?
Acid uric là một hợp chất được tạo ra do sự chuyển hóa chất đạm có nhân purin. Theo cơ chế thông thường, thận sẽ hoạt động để đào thải uric acid ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu lượng acid uric tăng cao hoặc khả năng đào thải của thận giảm, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng lên và tích tụ trong các mô.
Acid uric lắng đọng trong các khớp chính là nguyên nhân gây nên bệnh gout. Đôi khi các tinh thể này lắng đọng ở thận cũng là tác nhân gây nên bệnh sỏi thận. Ngoài ra, nồng độ uric acid giảm cũng có thể là nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm không kém.
Nếu lượng acid uric tăng cao hoặc khả năng đào thải của thận giảm, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng lên và tích tụ trong các mô
2. Các nguyên nhân gây thay đổi nồng độ uric acid?
2.1 Nguyên nhân gây tăng nồng độ uric acid
Có hai nguyên nhân chính khiến nồng độ acid uric tăng trong máu gồm tăng chuyển hóa nhân purin hoặc giảm thải trừ uric acid.
Gia tăng chuyển hóa purine
Chế độ ăn uống có quá nhiều thực phẩm chứa purine như nội tạng động vật, hải sản và các loại thịt đỏ trong thời gian dài là nguyên nhân gây nên bệnh gout. Bên cạnh đó, việc uống nhiều bia rượu cũng làm tăng nồng độ uric acid trong máu.
Chế độ ăn uống thừa quá nhiều Purin trong thời gian dài làm tăng nồng độ uric acid trong máu
Giảm bài tiết, thải trừ acid uric
Sự giảm bài tiết uric acid ra khỏi cơ thể là nguyên nhân phổ biến làm tăng nồng độ uric acid máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người có bệnh lý về thận, đặc biệt là thận mãn tính. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là nguyên nhân làm giảm chỉ số acid uric.
2.2 Nguyên nhân làm giảm nồng độ uric acid
Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng giảm nồng độ uric acid thấp:
Do mắc phải chứng Wilson và hội chứng Fanconi khiến các chất thải được máu hấp thu lại thay vì được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Khi lượng chất thải này tích tụ trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng giảm uric acid trầm trọng.
Thực hiện chế độ ăn kiêng quá khắt khe hoặc chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng dễ khiến cho cơ thể thiếu hụt acid uric.
Do tình trạng thiếu muối gây ra hội chứng tiết ra hormone kháng sinh không thích hợp hoặc SIADH khiến lượng acid uric trong máu thấp.
3. Sự mất cân bằng nồng độ uric acid nguy hiểm như thế nào?
Việc duy trì sự cân bằng của nồng độ uric acid là điều cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, chỉ số acid uric quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Chỉ số quá cao có thể dẫn căn bệnh gout đi kèm với các cơn đau nhức xương khớp dữ dội. Bên cạnh đó, nồng độ uric acid cao trong thời gian dài cũng có thể gây nên suy thận mãn tính, sỏi thận. Trong khi đó, chỉ số acid uric trong máu quá thấp có thể là nguyên nhân của bệnh Wilson (Rối loạn di truyền), Hội chứng Fanconi,...
4. Mối tương quan nồng độ uric acid trong máu và bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ uric acid. Nồng độ này tăng quá mức sẽ khiến thận không đủ khả năng đào thải được toàn bộ dẫn đến tích trữ trong cơ thể. Khi đó, axit uric dần hình thành tinh thể và tập trung tại các khớp gây viêm khớp, sưng đỏ và cảm giác đau đớn.
Trong xét nghiệm chỉ số uric acid máu, nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng an toàn, ở nam là trên 7,0 mg/dl và ở nữ trên 6,0 mg/dl dễ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ uric acid
5. Thực phẩm chức năng hạ chỉ số uric acid DHC Luteolin
Thực phẩm chức năng DHC Luteolin Uric Acid Down có thành phần chính là luteolin chiết xuất từ hoa cúc tự nhiên. Luteolin tham gia vào ức chế 2 quá trình:
Purin chuyển hóa thành enzyme xanthine
Xanthine chuyển thành acid uric
Cơ chế này giúp cơ thể giảm được nồng độ uric acid trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh gout, tiểu đường. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp bệnh nhân gout hạn chế được các cơn đau xương khớp dữ dội.
Thực phẩm chức năng hạ chỉ số uric acid DHC Luteolin
Tổng kết
Hãy chủ động kiểm soát nồng độ uric acid trong cơ thể ở ngưỡng an toàn. Bạn có thể thực hiện điều này với chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Điều này không chỉ giúp bạn tránh xa các nhóm bệnh gout, các bệnh về thận mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hãy thường xuyên theo dõi Bestme để biết thêm nhiều mẹo bổ ích cho cuộc sống nhé!