Nội tiết tố nữ là gì? Có mấy loại? Có tác dụng gì?

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ năm, 26/09/2024, 14:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 27/09/2024, 09:16 (+07:00)


Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao cơ thể chúng ta lại có những thay đổi kỳ diệu trong suốt cuộc đời? Từ những dấu hiệu dậy thì đầu đời cho đến những biến đổi trong thời kỳ mang thai và mãn kinh, tất cả đều chịu ảnh hưởng bởi một "nhạc trưởng" vô hình - nội tiết tố nữ. Vậy nội tiết tố nữ là gì? Chúng có những loại nào và đóng vai trò ra sao trong cuộc sống của người phụ nữ? Cùng Bestme khám phá chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

1. Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ, hay còn gọi là hormone nữ, là các hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng sinh lý của phụ nữ, đặc biệt liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản, và phát triển giới tính. 

Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ có điểm nhận dạng riêng biệt so với cánh mày râu.

Nội tiết tố - hormone nữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh lý nữ 
Nội tiết tố - hormone nữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh lý nữ 

2. Các loại hormone sinh dục nữ

Các loại nội tiết tố nữ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng trong cơ thể phụ nữ. Có 3 loại hormone sinh dục nữ chính bao gồm estrogen, progesterone và testosterone.

2.1 Estrogen

Đây là hormone chủ yếu liên quan đến sự phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục nữ. Estrogen điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp phát triển ngực, bảo vệ xương, và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Có ba dạng chính của estrogen:

  • Estradiol (E2): Loại estrogen mạnh nhất, được sản xuất bởi buồng trứng và có vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng và phát triển niêm mạc tử cung.
  • Estrone (E1): Một dạng yếu hơn của estrogen, xuất hiện sau khi mãn kinh.
  • Estriol (E3): Dạng yếu nhất, xuất hiện nhiều nhất trong quá trình mang thai.

Sau khi bạn bắt đầu có kinh, loại estrogen chính trong cơ thể bạn (trừ khi mang thai) là estradiol. Mức bình thường là: [1] 

  • 30 đến 400 picogram trên mililít (pg/mL) nếu bạn chưa mãn kinh 
  • 0 đến 30 pg/mL nếu bạn đã mãn kinh.
Estrogen giúp duy trì và phát triển các đặc tính sinh dục nữ
Estrogen giúp duy trì và phát triển các đặc tính sinh dục nữ

2.2 Progesterone

Là nội tiết tố nữ quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Sau khi rụng trứng, progesterone được tiết ra bởi hoàng thể (corpus luteum) trong buồng trứng để chuẩn bị cho tử cung đón nhận phôi thai. 

Nếu không thụ thai, nồng độ progesterone giảm xuống, dẫn đến kinh nguyệt. Ngoài ra, progesterone còn giúp duy trì niêm mạc tử cung trong suốt thai kỳ.

Nồng độ progesterone có thể được xác định bằng xét nghiệm máu. Phạm vi bình thường được tính bằng nanogam trên mililít (ng/mL): 

Bảng nồng độ progesterone trong các giai đoạn  
Bảng nồng độ progesterone trong các giai đoạn  

2.3 Testosterone

Dù là hormone sinh dục nam chính, nhưng phụ nữ cũng sản xuất testosterone với lượng nhỏ, chủ yếu từ buồng trứng và tuyến thượng thận. Ở phụ nữ, testosterone giúp duy trì ham muốn tình dục (libido), tăng cường năng lượng, và hỗ trợ sự phát triển cơ bắp.

3. Nội tiết tố nữ có tác dụng gì?

Hormone sinh dục nữ có vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, từ tuổi dậy thì đến mãn kinh. [2] 

3.1 Vai trò ở tuổi dậy thì

Theo nghiên cứu, phụ nữ thường dậy thì ở độ tuổi từ 8 đến 13 tuổi và kết thúc vào khoảng 14 tuổi. Trong thời kỳ dậy thì, tuyến yên bắt đầu sản xuất nhiều hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone.

Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao khởi phát sự phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ cấp, bao gồm:

  • Ngực phát triển
  • Mọc lông ở nách, chân và vùng mu
  • Tăng chiều cao
  • Tăng tích trữ mỡ ở hông, mông và đùi
  • Xương chậu và hông mở rộng  
  • Tăng sản xuất dầu ở da
Vai trò của nội tiết tố nữ trong tuổi dậy thì 
Vai trò của nội tiết tố nữ trong tuổi dậy thì 

3.2 Vai trò đối với kinh nguyệt

Sau khi dậy thì và bắt đầu có kinh nguyệt, nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cho đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày hoặc có thể thay đổi từ 24 đến 38 ngày tuỳ vào cơ địa của mỗi người. 

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ 
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ 

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra theo ba giai đoạn trùng với những thay đổi về nội tiết tố nữ:

* Giai đoạn nang trứng

Ngày đầu tiên của kỳ kinh đánh dấu sự bắt đầu của một chu kỳ kinh nguyệt mới. Trong kỳ kinh, máu và mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Tại thời điểm này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp và có thể gây ra tình trạng cáu kỉnh và tâm trạng thay đổi thất thường.

Tuyến yên cũng giải phóng FSH và LH, làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang trứng chứa một trứng. Sau một vài ngày, một nang trứng trội sẽ xuất hiện trong mỗi buồng trứng. Buồng trứng sẽ hấp thụ các nang trứng còn lại.

Khi nang trứng trội tiếp tục phát triển, sẽ sản xuất nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen này kích thích giải phóng endorphin giúp tăng mức năng lượng và cải thiện tâm trạng.

Đồng thời, estrogen cũng làm giàu nội mạc tử cung, là lớp niêm mạc của tử cung, để chuẩn bị cho khả năng mang thai.

* Giai đoạn rụng trứng

Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh cao, khiến nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng.

Trứng có thể sống sót trong khoảng 12–24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng. Quá trình thụ tinh của trứng chỉ có thể diễn ra trong khung thời gian này.

* Giai đoạn hoàng thể

Trong giai đoạn hoàng thể, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung qua ống dẫn trứng. Nang trứng vỡ giải phóng progesterone, làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho niêm mạc tử cung tiếp nhận trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng, nó sẽ bám vào thành tử cung.

Trứng không được thụ tinh sẽ khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống. Đây là dấu hiệu bắt đầu của tuần tiền kinh nguyệt.

Cuối cùng, trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung sẽ rời khỏi cơ thể, đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

3 giai đoạn thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt 
3 giai đoạn thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt 

3.4 Vai trò của nội tiết tố nữ đối với tình dục

Estrogen, progesterone và testosterone đều đóng vai trò trong ham muốn tình dục và sự kích thích tình dục của phụ nữ. Do sự dao động của hormone, phụ nữ thường đạt đỉnh ham muốn tình dục ngay trước khi rụng trứng. 

3.5 Vai trò trong thai kỳ

Trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ, sự gia tăng progesterone giúp chuẩn bị tử cung để tiếp nhận trứng đã thụ tinh. Thành tử cung trở nên dày hơn và chứa đầy chất dinh dưỡng cùng các chất lỏng khác để nuôi dưỡng phôi thai.

Progesterone làm dày cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi vi khuẩn và tinh trùng. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen cũng cao hơn, góp phần làm dày niêm mạc tử cung. Cả hai loại hormone này đều giúp ống dẫn sữa ở vú giãn ra.

Sau khi thụ thai, cơ thể bắt đầu sản xuất hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Đây là loại hormone xuất hiện trong nước tiểu và được sử dụng để thử thai. Đồng thời hormone này còn thúc đẩy sản xuất estrogen và progesterone, ngăn ngừa diễn ra kinh nguyệt và giúp duy trì thai kỳ.

Trong giai đoạn thai kỳ cũng có nhiều sự thay đổi nội tiết tố nữ
Trong giai đoạn thai kỳ cũng có nhiều sự thay đổi nội tiết tố nữ

3.6 Sau khi sinh con và đang cho con bú

Sau khi sinh con, nồng độ hormone bắt đầu giảm ngay lập tức và trở về mức bình thường như trước khi mang thai. Sự tụt giảm nồng độ estrogen và progesterone đột ngột này có thể là một trong những yếu tố góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh.

Trong giai đoạn cho con bú nồng độ estrogen bị giảm đi và có thể ngăn ngừa rụng trứng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng với mọi trường hợp, do đó bạn vẫn cần lưu ý sử dụng các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa mang thai lần nữa ngay sau khi sinh con. 

Sự tụt giảm estrogen và progesterone đột ngột sau khi sinh con có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh 
Sự tụt giảm estrogen và progesterone đột ngột sau khi sinh con có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh 

3.7 Vai trò trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh quá trình sản xuất hormone trong buồng trứng của bạn bắt đầu chậm lại. Nồng độ estrogen bắt đầu dao động trong khi nồng độ progesterone bắt đầu giảm đều.

Khi nồng độ nội tiết tố nữ của bạn giảm, âm đạo của bạn có thể trở nên ít bôi trơn hơn dẫn đến giảm ham muốn tình dục và chu kỳ kinh nguyệt không đều ở một số người. 

Thời kỳ mãn kinh bắt đầu diễn ra sau khi bạn trải qua 12 tháng không có kinh nguyệt. Tại thời điểm này, cả estrogen và progesterone đều ổn định ở mức thấp. Điều này thường xảy ra ở độ tuổi khoảng 50 và có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng như xương mỏng (loãng xương) và các bệnh tim mạch.

Ở giai đoạn mãn kinh cả estrogen và progesterone đều ổn định ở mức thấp
Ở giai đoạn mãn kinh cả estrogen và progesterone đều ổn định ở mức thấp

4. Khi nào hormone nữ mất cân bằng?

Nội tiết tố nữ của bạn sẽ dao động tự nhiên trong suốt cuộc đời do những thay đổi như:

  • Tuổi dậy thì
  • Mang thai và cho con bú
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone hoặc liệu pháp hormone,... 
Một số trường hợp mất cân bằng nội tiết tố nữ 
Một số trường hợp mất cân bằng nội tiết tố nữ 

Tuy nhiên, sự mất cân bằng hormone đôi khi có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn như: [3] 

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là rối loạn nội tiết phổ biến nhất thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. PCOS có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Dư thừa androgen: Đây là tình trạng sản xuất quá nhiều hormone nam có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, vô sinh, mụn trứng cá và hói đầu kiểu nam.
  • Chứng rậm lông: Là tình trạng tăng trưởng lông trên mặt, ngực, bụng và lưng. Tình trạng này do quá nhiều hormone nam và đôi khi có thể là triệu chứng của hội chứng đa nang buồng trứng. 
  • Ngoài ra, còn có thể là dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn khác bao gồm: suy sinh dục (tình trạng thiếu hụt hormone nữ), sảy thai hoặc mang thai bất thường, mang thai nhiều con (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn), khối u buồng trứng,... 

Tổng kết 

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vai trò quan trọng của nội tiết tố nữ trong cuộc đời của người phụ nữ. Hiểu rõ về nội tiết tố nữ sẽ giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, đặc biệt là trong những giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của cuộc đời. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn biết cách lắng nghe, yêu thương và trân trọng cơ thể của mình!

Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ những thông tin thú vị về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày nhé! 

Thông tin tham khảo: 

[1] https://www.webmd.com/women/normal-testosterone-and-estrogen-levels-in-women

[2] https://www.medicalnewstoday.com/articles/324887

[3] https://www.healthline.com/health/female-sex-hormones#signs-of-imbalance

Có thể bạn sẽ thích
Da tàn nhang là gì? Nguyên nhân do đâu? Có tự hết không?
Da tàn nhang là gì? Nguyên nhân do đâu? Có tự hết không?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tàn nhang lại xuất hiện và liệu có cách nào để loại bỏ chúng một cách hiệu quả? Hãy cùng Bestme kh&a

Phấn nước là gì? Có tác dụng gì? Cách chọn phù hợp nhất
Phấn nước là gì? Có tác dụng gì? Cách chọn phù hợp nhất

Những năm trở lại đây, phấn nước ngày càng được hội chị em ưa chuộng. Phấn nước rất mỏng, mịn, hạn chế sự bóng dầu, lộ khuyết điểm,…

Phấn phủ là gì? Có tác dụng gì? Sử dụng có hại da không?
Phấn phủ là gì? Có tác dụng gì? Sử dụng có hại da không?

Phấn phủ là một sản phẩm không thể thiếu trong bộ sưu tập làm đẹp của chị em  phụ nữ. Nhưng bạn có biết thực chất phấn phủ là gì? Công dụng và

2 cách làm đường chưng tẩy lông an toàn hiệu quả tại nhà
2 cách làm đường chưng tẩy lông an toàn hiệu quả tại nhà

Bestme sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm đường chưng tẩy lông đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn có làn da mịn màng!  

Bôi kem lót trước hay kem chống nắng trước là hiệu quả nhất?
Bôi kem lót trước hay kem chống nắng trước là hiệu quả nhất?

Cùng Bestme tìm hiểu nên bôi kem lót trước hay kem chống nắng trước để có lớp makeup chuẩn đẹp mà vẫn bảo vệ làn da hiệu quả nhé!  

Giải đáp nhau thai ngựa, heo và cừu loại nào tốt nhất?
Giải đáp nhau thai ngựa, heo và cừu loại nào tốt nhất?

Cùng Bestme so sánh và phân tích ưu nhược điểm của từng loại nhau thai ngựa, heo và cừu, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu

Nhau thai ngựa có tác dụng gì? Giải mã 10 công dụng thần kì
Nhau thai ngựa có tác dụng gì? Giải mã 10 công dụng thần kì

Nhau thai ngựa có tác dụng gì? Bài viết này hãy cùng Bestme những công dụng thần kỳ của nhau thai ngựa nhé!   

11 cách tự làm nước xịt khoáng tại nhà cực dễ và tiết kiệm
11 cách tự làm nước xịt khoáng tại nhà cực dễ và tiết kiệm

Bạn hoàn toàn có thể tự làm nước xịt khoáng tại nhà với các nguyên liệu mà mình yêu thích. Sau đây Bestme sẽ hướ

Cách phân biệt nước hoa Eau de Parfum và Eau de Toilette
Cách phân biệt nước hoa Eau de Parfum và Eau de Toilette

Cùng Bestme tìm hiểu cách phân biệt nước hoa Eau de Parfum và Eau de Toilette chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú: Những điều cần phải biết
Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú: Những điều cần phải biết

Việc lựa chọn mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn được nhiều mẹ quan tâm. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn trong b&agrav

Nước hoa tester là gì? Có nên mua nước hoa tester không?
Nước hoa tester là gì? Có nên mua nước hoa tester không?

“Nước hoa tester là gì” là thắc mắc của nhiều người. Nước hoa tester có gì khác biệt so với full size? Có nên mua nước hoa tester kh&

Nước hoa niche là gì? Nước hoa niche và designer nên mua loại nào?
Nước hoa niche là gì? Nước hoa niche và designer nên mua loại nào?

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết nước hoa niche là gì? Đâu là sự khác biệt giữa nước hoa niche và designer ngay trong bài viết này!

9 cách đắp mặt nạ trứng gà mật ong làm đẹp da cực hiệu quả
9 cách đắp mặt nạ trứng gà mật ong làm đẹp da cực hiệu quả

Không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà cả mật ong và trứng gà đều có thể kết hợp với nhau để chăm sóc da rất hiệu quả.  Hội chị em đ

Có nên dùng kem tẩy lông không? Cách dùng an toàn hiệu quả nhất
Có nên dùng kem tẩy lông không? Cách dùng an toàn hiệu quả nhất

Nhiều người thắc mắc không biết phương pháp dùng kem tẩy lông có phù hợp với nhu cầu và tình trạng da của bản thân không. Hãy c

Mụn ẩn là gì? Nguyên nhân bị và cách xử lý nhanh hết nhất
Mụn ẩn là gì? Nguyên nhân bị và cách xử lý nhanh hết nhất

Mụn ẩn là một tình trạng da liễu phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy không gây đau nhức hoặc sưng to như mụn mủ nhưng nó có thể khiến làn da trở n