Các thành phần có trong mỹ phẩm dưỡng da dầu mụn nên tránh
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 10/06/2019, 10:06 (+07:00)
Da dầu mụn là loại da “đỏng đảnh” và rất dễ dị ứng với các thành phần mỹ phẩm. Đừng để mọi nỗ lực chăm sóc da trở thành công cốc còn mụn thì vẫn cứ “tung hoành”.
Bestme sẽ liệt kê những thành phần khi dưỡng da dầu mụn nên tránh trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sản phẩm dạng dầu
Những sản phẩm dạng dầu giúp làm mềm da, nhưng không phù hợp khi dưỡng da dầu mụn. Thậm chí, dầu hình thành một lớp màng trên da, dễ gây bít tắc lỗ chân lông.
Điều đó tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển và tình trạng mụn càng trở nên trầm trọng hơn.
Không những thế, lỗ chân lông tắc nghẽn còn khiến da đổ dầu nhiều hơn. Điều này càng tồi tệ nếu thành phần dầu có hàm lượng cao như tinh dầu quả bơ hay dầu dừa.
Theo thang điểm từ 0 đến 5, nếu coi 0 là mức không hề gây bít tắc lỗ chân lông, còn 5 là mức gây bít tắc lỗ chân lông tối đa, thì dầu dừa nằm ở mức 4
Một số bạn vẫn đang sử dụng các nguyên liệu như dầu dừa để dưỡng da. Theo phân tích, trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin E nhưng cũng không thiếu các axit béo.
Khi dưỡng da dầu mụn, những thành phần này khiến da trở nên nhờn rít nặng nề hơn.
Lượng dầu tự nhiên đã nhiều kết hợp với 2 loại dầu “nặng đô” khiến lỗ chân lông quá tải và mụn được dịp “tung hoành”. Vì vậy, khi thực hiện các bước dưỡng da dầu mụn, hãy chú ý các sản phẩm dạng này nhé!
2. Sản phẩm có hương liệu
Hương liệu là các chất tạo mùi hương hoa nhân tạo, được tổng hợp từ nhiều chất hóa học.
Hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm để tạo ra hương thơm dễ chịu, gây ấn tượng với người dùng.
Đồng thời, hương liệu còn giúp che giấu đi những mùi hương có phần khó chịu của một số thành phần nhất định.
Sản phẩm không mùi không màu nên được ưu tiên khi dưỡng da dầu mụn
Tuy nhiên, hương liệu là thành phần rất dễ gây dị ứng đặc biệt với da nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu bạn đang dưỡng da dầu mụn, thì các sản phẩm chứa hương liệu có thể khiến da bị kích ứng.
Khi đó mẩn đỏ, ngứa ngáy, và tình trạng mụn càng trở nên nặng thêm.
Ngoài ra, các chất tạo màu, lanolin và dầu khoáng cũng là những cái tên mà dưỡng da dầu mụn nên tránh xa. Bởi nếu sử dụng không đúng cách thì những thành phần này cũng gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da bí và khó chịu.
3. Sản phẩm có khả năng tạo bọt
Chất tạo bọt thường được tìm thấy ở các sản phẩm như sữa rửa mặt, sữa dưỡng thể hay dầu gội đầu,... Chúng thường tồn tại dưới 2 dạng là Natri lauryl và Cocamidopropyl betaine.
Công dụng của chúng chủ yếu là làm sạch da, nhưng cũng đồng thời lấy đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Đặc biệt, khi dưỡng da dầu mụn, thành phần này rất dễ gây kích ứng, khiến mụn xuất hiện.
Các sản phẩm sữa rửa mặt nhiều bọt sẽ chứa hàm lượng lớn chất xút (bazơ)
Thêm vào đó, độ pH của sữa rửa mặt cũng cần được lưu ý. Các sản phẩm có tính kiềm cao sẽ phá vỡ độ pH lý tưởng của da, khiến da mất đi trạng thái cân bằng.
4. Tẩy da chết dạng hạt
Các hạt có trong tẩy da chết sẽ giúp việc massage hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng khi dưỡng da dầu mụn. Chúng có thể khiến da bị bong tróc, gây tổn thương các nốt mụn.
Thậm chí, chúng còn gây kích ứng và làm lan truyền các khuẩn mụn đi khắp mặt.
Các hạt chuyển động theo lực ma sát để lấy đi tế bào bị sừng hóa trên da
Vì vậy, khi dưỡng da dầu mụn bạn nên chọn tẩy tế bào chết dạng gel hoặc kem mềm mại.
Tốt nhất nên tránh các thành phần hạt, dù là hạt li ti. Có thể chúng mang lại cảm giác “đã” tạm thời nhưng lại khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
5. Cồn khô (Alcohol)
Cồn là thành phần “quen mặt” trong các sản phẩm dưỡng da dầu mụn. Bởi chúng có khả năng làm sạch, diệt vi khuẩn và tạo cảm giác khô thoáng ngay sau khi sử dụng.
Tuy nhiên, cồn cũng loại bỏ cả chất dầu tự nhiên trên da, khiến da bị mất nước, mất cân bằng ẩm. Từ đó, da càng phải sản xuất thêm nhiều bã nhờn hơn thông thường để cân bằng lại.
Cồn đơn giản và cồn thơm đóng vai trò là dung môi và hòa tan các lipit bảo vệ, củng cố lớp ngoài của da
Vì vậy, cảm giác khô thoáng và sạch dầu mà cồn mang lại không hề tốt cho dưỡng da dầu mụn. Thực sự chúng chỉ làm lỗ chân lông phình to và góp phần gây thêm mụn mà thôi.
Với thành phần này, bạn nên chú ý nhất khi lựa chọn toner. Lựa chọn các sản phẩm có ghi “alcohol-free” là lựa chọn khôn ngoan. Hoặc tốt nhất, bạn nên tránh xa nếu sản phẩm có ghi cồn ở 5 thành phần đầu tiên.
6. Lanolin
Lanolin là vị cứu tinh của nàng da khô, được chiết xuất từ lông cừu và hoạt động như một thành phần dưỡng ẩm.
Lanolin mang lại vẻ ngoài mịn màng và mềm mại nhưng dưỡng da dầu mụn thì rất nguy hiểm. Chúng rất dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến mụn bùng phát mất kiểm soát.
Lanolin, hay còn gọi là mỡ cừu, tên tiếng anh là Wool Fax hay Wool Fat
Bạn rất nỗ lực thực hiện một chế độ chăm sóc da nghiêm ngặt nhưng mụn vẫn không hề thuyên giảm. Vậy thì rất có thể nguyên nhân từ chính các sản phẩm mỹ phẩm bạn đang dùng.
Đừng vội tin vào mác “oil-free” (không chứa dầu), “non-comedogenic” (không gây tắc nghẽn lỗ chân lông).
Thay vào đó, hãy học cách đọc thành phần sản phẩm. Nếu nhìn thấy những thành phần mà DHC vừa kể trên thì đừng chần chừ loại bỏ ngay khỏi chu trình dưỡng da dầu mụn nhé!