MẶT NẠ CHIFURE

Bệnh chàm da mặt: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất

Thứ năm, 18/05/2023, 10:00 (+07:00)

Bệnh chàm da mặt là một tình trạng viêm da gây kích ứng và khó chịu trên da. Cùng Bestme tìm hiểu ngay chi tiết về tình trạng bệnh lý da này, cụ thể là nguyên nhân và cách điều trị để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng nhé!

1. Bệnh chàm da mặt là gì?

Bệnh chàm da mặt, còn được gọi là eczema, là một tình trạng viêm da khá phổ biến. Bệnh lý này thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng đỏ da, da khô, ngứa, nứt nẻ và nặng hơn là gây viêm nhiễm. Chàm da này có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.

Chàm da mặt ở trẻ em khá phổ biến

Chàm da mặt ở trẻ em khá phổ biến

2. Nhận biết, biểu hiện bị chàm da mặt

Bệnh chàm da có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Da đỏ và sưng
  • Da xuất hiện cảm giác nóng rát, khó chịu
  • Da khô và bong tróc
  • Xuất hiện mụn nước li ti trên da
  • Da trở nên nhạy cảm hơn
  • Da xuất hiện các đốm nâu và có thể để lại sẹo
  • Trong một số trường hợp nặng, da bị chàm có nguy cơ bị viêm nhiễm.

Một số dấu hiệu chàm da người lớn và trẻ nhỏ

Một số dấu hiệu chàm da người lớn và trẻ nhỏ

3. Nguyên nhân da mặt bị chàm

Để xác định được phương hướng điều trị chàm phù hợp, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý về da này. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Di truyền: Nếu người trong gia đình có tiền sử chàm da, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Môi trường xung quanh: Một số chất kích thích trong môi trường sống có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ bị chàm da mặt. Đó có thể là các thành phần phụ gia trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa mạnh, bụi mịn, hóa chất trong không khí và thay đổi thời tiết.
  • Da khô ráp và bong tróc kéo dài: Da mặt khô và thiếu dưỡng chất sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn nên dễ xuất hiện chàm trên da.

Một trong những nguyên nhân phổ biến là da mặt bị chàm khô

Một trong những nguyên nhân phổ biến là da mặt bị chàm khô

  • Stress: Căng thẳng có thể làm gia tăng nguy cơ bị chàm da. Stress gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của da.
  • Vệ sinh làn da không đúng cách: Vệ sinh da mặt không sạch hoặc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chàm da.

4. Các loại bệnh chàm da mặt phổ biến

Hiện nay, chàm da thường được phân loại thành 3 dạng phổ biến, bao gồm:

  • Viêm da dị ứng: Đây là tình trạng chàm da mặt khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Viêm da dị ứng sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,...
  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng chàm da này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào khi làn da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng như hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa, đồ trang sức làm bằng kim loại hoặc các hóa chất công nghiệp nặng.
  • Viêm da tiết bã: Đây là tình trạng chàm da thường xảy ra ở những người có làn da có tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ. Lượng dầu thừa tồn đọng trên da sẽ là môi trường tuyệt vời cho nấm men Malassezia, gây ra những tác động tiêu cực cho da.

✍️✍️✍️Xem chi tiết hơn về bệnh viêm da tiết bã ở mặt tại LIÊN KẾT NÀY

Phân loại tình trạng chàm da

Phân loại tình trạng chàm da

5. Bị chàm ở mặt có nguy hiểm không?

Bị chàm ở mặt không gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đây còn là vị trí dễ nhận biết nên sẽ có phương hướng điều trị phù hợp và kịp thời nhất. Tuy nhiên, chàm da mặt có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

6. Điều trị bệnh chàm da mặt như thế nào?

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh chàm trên da mặt mà bạn có thể tham khảo để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, sáng khỏe.

6.1 Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là một phương pháp hữu hiệu trong quá trình điều trị chàm da ở mặt. Dưới đây là một số nguyên liệu thiên nhiên thông thường được sử dụng để giảm triệu chứng chàm da:

  • Nha đam: Gel từ nha đam có tính chất làm dịu và làm mát da. Nó có thể giảm viêm, ngứa và làm dịu da chàm.
  • Dầu dừa: Đây là nguyên liệu mang tới khả năng làm dịu và dưỡng ẩm cho da tức thì. Đồng thời, dầu dừa còn có tác dụng làm mềm và giảm khô da, làm giảm triệu chứng chàm da.
  • Mật ong: Mật ong có tính chất chống viêm và làm dịu da. Do đó, mật ong có thể giảm sưng, đỏ và ngứa trên da chàm.

3 nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị chàm da hiệu quả

3 nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị chàm da hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị chàm da hiệu quả, bạn chỉ cần đắp nha đam, dầu dừa hoặc mật ong lên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước ấm. Bạn cần thực hiện khoảng 1-2 lần/ tuần để đạt hiệu quả điều trị chàm tối đa.

6.2 Điều trị bằng thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ khuyến nghị sử dụng khi gặp tình trạng chàm trên da mặt:

  • Thuốc bôi chứa kẽm: Kẽm có tính chất chống viêm và làm dịu da. Đồng thời, sản phẩm thuốc bôi chứa kẽm còn hỗ trợ giảm ngứa rát và kích ứng trên da chàm.
  • Thuốc bôi chứa Axit Salicylic: Axit salicylic có tính chất làm sạch da và loại bỏ tế bào chết. Thuốc này thường được bác sĩ kê đơn để có thể giảm tình trạng vảy và cải thiện tình trạng da chàm.
  • Kem Hydrocortisone không kê đơn: Đây là loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid có công dụng giảm triệu chứng viêm, dị ứng, ngứa và ức chế miễn dịch.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Các loại thuốc ức chế calcineurin như Tacrolimus và Pimecrolimus có thể được sử dụng để điều trị chàm da mặt do tác dụng giảm viêm, ngứa rát và bong tróc trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm trùng da liên quan đến chàm.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý dị ứng trên da, trong đó có cả bệnh chàm da mặt. Thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng giảm các triệu chứng như: giảm ngứa, lichen hoá, số lượng và kích thước ban đỏ.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chàm da nhanh chóng

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chàm da nhanh chóng

Mỗi người sẽ gặp tình trạng chàm và có phản ứng với các loại thuốc khác nhau, vì vậy, bạn nên xin tư vấn và chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

6.3 Quang trị liệu

Quang trị liệu là một phương pháp điều trị chàm sử dụng ánh sáng có tia tử ngoại hoặc ánh sáng laser để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng da chàm. Phương pháp điều trị này thường được thực hiện ở những người bị chàm da mặt ở mức độ trung bình khi các loại thuốc bôi không mang tới tác dụng đáng kể.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp điều trị này trong thời gian kéo dài có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da của cơ thể.

7. Cách chăm sóc da mặt bị chàm

Da chàm thường khá nhạy cảm và trở nên khó chăm sóc hơn, vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc làn da được tốt nhất.

  • Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, lành tính: Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da. Đồng thời, tránh những sản phẩm chứa hương liệu, chất tạo màu và chất phụ gia gây kích ứng.
  • Rửa mặt đúng cách: Bạn nên rửa mặt bằng nước ấm và sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất tạo bọt vì có thể gây bào mòn da. Đồng thời, khi rửa mặt, bạn cũng nên tránh việc co xát làn da quá mạnh.
  • Dưỡng ẩm sâu cho da: Bạn nên kết hợp sử dụng serum và kem dưỡng ẩm để cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp làn da được phục hồi nhanh chóng hơn. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần cấp ẩm lành tính như ceramide, glycerin và dầu tự nhiên.
  • Bảo vệ da khỏi tác động môi trường: Sử dụng kem chống nắng với chỉ số bảo vệ SPF từ 50 trở lên để bảo vệ da khỏi những tác nhân gây kích ứng từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,... Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 phút và thoa lại sau 3-4 tiếng để làn da được bảo vệ tốt nhất.

Cùng Bestme tìm hiểu chăm sóc da chàm sao cho hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu chăm sóc da chàm sao cho hiệu quả nhất

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý chàm da mặt, từ nguyên nhân đến cách điều trị tốt nhất cho làn da. Hãy nhớ rằng, mỗi trường hợp bệnh chàm da là khác nhau và quá trình điều trị có thể kéo dài nên bạn hãy kiên nhẫn để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo dõi những bài viết khác từ Bestme để nắm bắt những xu hướng làm đẹp thịnh hành nhất nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum để hiệu quả tốt nhất?
Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum để hiệu quả tốt nhất?

Vẫn có rất nhiều người đặt câu hỏi nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Bestme để tìm hiểu cách

Bôi kem trị mụn bao lâu thì rửa mặt là tốt và hiệu quả nhất?
Bôi kem trị mụn bao lâu thì rửa mặt là tốt và hiệu quả nhất?

Nhiều bạn còn băn khoăn không biết: Bôi kem trị mụn bao lâu thì rửa mặt là tốt và hiệu quả nhất? Hãy cùng Bestme giải đáp câu h

Ăn kem có nổi mụn không? Đang bị mụn có nên ăn nhiều kem?
Ăn kem có nổi mụn không? Đang bị mụn có nên ăn nhiều kem?

Thực tế ăn kem có nổi mụn không? Đang bị mụn có nên ăn nhiều kem? Hãy cùng Bestme tìm hiểu trong bài viết này!  

Ăn quýt có nổi mụn không? Ăn mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?
Ăn quýt có nổi mụn không? Ăn mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Ăn quýt có nổi mụn không?Tất cả các vấn đề bạn đang quan tâm, đặc biệt là ảnh hưởng của quýt đối với da, Bestme sẽ giúp bạn tìm hiểu chi ti

Nên bôi kem trị mụn trước hay sau toner là tốt và tối ưu nhất?
Nên bôi kem trị mụn trước hay sau toner là tốt và tối ưu nhất?

Khi sử dụng các sản phẩm kem đặc trị mụn, nhiều người có thắc mắc “Nên bôi kem trị mụn trước hay sau toner” để hiệu quả tốt nhất? Cùng Bestme giải đá

Có bầu nặn mụn được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có bầu nặn mụn được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong thời kỳ mang thai, hormone thay đổi gây nổi mụn khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu có bầu nặn mụn được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Hãy

Bị đẩy mụn có nên nặn không? Nên làm gì tốt và an toàn nhất?
Bị đẩy mụn có nên nặn không? Nên làm gì tốt và an toàn nhất?

Khi bị đẩy mụn, nhiều người thường có xu hướng nặn mụn ngay tại nhà. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiê

Nặn mụn bao lâu thì lành? Nên làm gì để da lành nhanh nhất?
Nặn mụn bao lâu thì lành? Nên làm gì để da lành nhanh nhất?

Thời gian da hồi phục sau nặn mụn luôn là chủ đề được nhiều bạn quan tâm để chăm sóc da hiệu quả hơn. Vậy nặn mụn bao lâu thì lành? Nên làm g

Có nên nặn mụn sau khi Peel da không? Thời điểm nên nặn mụn
Có nên nặn mụn sau khi Peel da không? Thời điểm nên nặn mụn

Nặn mụn và peel da đều là các phương pháp phổ biến trong làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, việc kết hợp cả hai liệu có tốt không? Cụ thể, có n&e

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Nên rửa mặt bằng gì?
Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Nên rửa mặt bằng gì?

Thực tế nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Sau khi nặn mụn nên rửa mặt bằng gì? Tất cả sẽ được Bestme giải đáp chi tiết trong bài viết sau, cùng kh

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ? Hướng dẫn đắp mặt nạ tốt nhất
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ? Hướng dẫn đắp mặt nạ tốt nhất

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ là nỗi băn khoăn của nhiều chị em với suy nghĩ các dưỡng chất trong mặt nạ sẽ xoa dịu làn da tổn thương nhanh chóng. Thực tế điề

Đi spa nặn mụn: Tất tần tật thông tin bạn cần phải biết
Đi spa nặn mụn: Tất tần tật thông tin bạn cần phải biết

Đi spa nặn mụn là một trong những cách phổ biến để loại bỏ mụn, tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy h

Sau khi vừa mới nặn mụn xong nên làm gì để tránh thâm sưng?
Sau khi vừa mới nặn mụn xong nên làm gì để tránh thâm sưng?

Sau khi nặn mụn, nhiều bạn thường chủ quan bỏ qua việc chăm sóc da đúng cách, khiến cho làn da bị thâm, sưng hay sẹo mất thẩm mỹ. Vậy sau khi vừa mới nặn mụn xong n&e

Da dầu mụn nên uống vitamin gì? Có nên uống vitamin E không?
Da dầu mụn nên uống vitamin gì? Có nên uống vitamin E không?

Da dầu mụn nên uống vitamin gì? Có nên uống vitamin E không? Hãy cùng Bestme khám phá loại vitamin phù hợp cho da dầu mụn qua b&agrav

Uống mật ong có nổi mụn không? Bị nổi mụn phải làm sao?
Uống mật ong có nổi mụn không? Bị nổi mụn phải làm sao?

Một số người lo ngại rằng uống mật ong có thể gây nổi mụn. Vậy thực hư uống mật ong có nổi mụn không? Nếu nổi mụn phải làm sao? Tất cả sẽ được Bestme giải đáp c