Da mặt bị bong tróc vảy trắng là bệnh gì? Nên làm gì để hết?
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 04/07/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 05/07/2024, 09:13 (+07:00)
1. Vì sao da mặt bị tróc vảy trắng?
1.1 Bong da mặt do ảnh hưởng từ thời tiết
1.2 Cháy nắng
1.3 Da mặt bong tróc vảy trắng do tuổi tác thay đổi
1.4 Bong da mặt do anh hưởng xấu từ thói quen sinh hoạt
1.5 Da mặt bong tróc vảy trắng do chăm sóc da mặt sai cách
1.6 Bong tróc da mặt là bệnh gì?
1.7 Tác động từ môi trường bên ngoài
1.8 Bong da mặt do yếu tố di truyền
1.9 Do quy trình, sản phẩm trị liệu da liễu
1.10 Mặt bị tróc da do da khô bẩm sinh
1.11 Da mặt bong tróc vảy trắng do tắm nước quá nóng
2. Da mặt bị bong tróc phải làm sao?
2.1 Cung cấp đủ nước cho cơ thể
2.2 Dưỡng ẩm da hàng ngày
2.3 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
2.4 Chọn lựa mỹ phẩm phù hợp da mặt, không chứa cồn
2.5 Đắp mặt nạ với nguyên liệu tự nhiên
2.5 Cách chăm sóc da hiệu quả
2.6 Mặt bị bong da khi nào cần gặp bác sĩ?
3. Một số lưu ý khác khi da mặt bị bong tróc
3.1 Bảo vệ da đúng cách
3.2 Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
3.3 Duy trì lối sống lành mạnh
Tổng kết
Da mặt bị bong tróc là vấn đề da liễu rất nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và tạo cảm giác lo lắng. Trong bài viết này, cùng Bestme tìm hiểu da mặt bong tróc vảy trắng là bệnh gì, nên làm gì để lấy lại làn da khỏe khoắn, căng mịn nhé.
1. Vì sao da mặt bị tróc vảy trắng?
Da mặt bị bong tróc vảy trắng là tình trạng khá phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Hiện tượng da mặt tróc vảy trắng và ngứa có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
1.1 Bong da mặt do ảnh hưởng từ thời tiết
Thời tiết thay đổi quá đột ngột hoặc quá khắc nghiệt có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho da mặt của bạn bị khô và bong tróc. Lý do là da không thể giữ được độ ẩm cân bằng trong môi trường thay đổi quá nhanh. Đặc biệt là trong tiết trời lạnh giá của mùa đông, làn da rất dễ xảy ra tình trạng khô và bong tróc.
1.2 Bị tróc da mặt do cháy nắng
Da bị cháy nắng bong tróc là do cơ thể đang loại bỏ các tế bào da bị tổn thương. Cả cháy nắng cấp độ một và cấp độ hai đều có thể khiến da bị bong tróc.
1.3 Da mặt bong tróc vảy trắng do tuổi tác thay đổi
Lão hóa da cũng là một nguyên nhân khiến da mặt bị khô và bong tróc. Khi tuổi càng cao, làn da mất đi lượng collagen và độ ẩm tự nhiên, da yếu hơn và dễ bị tróc vảy. Tình trạng da mặt bị khô bong tróc cũng có thể xảy ra sớm và nghiêm trọng hơn ở những người có cơ địa da khô.
1.4 Bong da mặt do anh hưởng xấu từ thói quen sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng có thể góp phần làm da mặt bị bong tróc và khô. Các thói quen xấu gây khô da có thể bao gồm: Tắm rửa bằng nước quá nóng, ngâm bồn tắm quá lâu, không dưỡng ẩm cho da, ít uống nước, ngủ thiếu giấc, thức khuya và nhiều thói quen khác.
1.5 Da mặt bong tróc vảy trắng do chăm sóc da mặt sai cách
Rửa mặt quá nhiều lần, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc đắp mặt nạ quá thường xuyên, lạm dụng mỹ phẩm... cũng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da, gây khô da và bong tróc.
1.6 Bong tróc da mặt là bệnh gì?
Da mặt bị khô và bong tróc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ngoài da:
- Bệnh chàm (viêm da dị ứng): Tình trạng viêm này có xu hướng gây đỏ, bong tróc và ngứa da. Da có thể bị đóng vảy và nứt nẻ hoặc phát triển các vết loét đóng vảy có thể chảy nước.
- Bệnh vẩy nến ở mặt: Một tình trạng viêm khác có thể gây ra các mảng da đỏ, khô, có vảy, gây cảm giác ngứa, khó chịu.
- Rosacea: Vấn đề da liễu này gây ra vết đỏ và mụn đỏ đầy mủ trên mặt. Da bị ảnh hưởng cũng có thể bị khô, bong tróc hoặc cả hai. Người bị bệnh rosacea có thể dễ dàng đỏ bừng mặt và cảm thấy nhạy cảm hoặc cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở vùng bị ảnh hưởng.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng, chẳng hạn như hóa chất trong sản phẩm chăm sóc da. Nó có thể gây phát ban đỏ, ngứa, có vảy.
- Viêm da tiết bã: Tình trạng này phát triển ở những vùng cơ thể tiết ra nhiều dầu nhất, chẳng hạn như da đầu, mặt, ngực hoặc lưng.
1.7 Da mặt bọ bong tróc do tác động từ môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài cũng có thể gây ra tác động tiêu cực lên da, làm cho da mặt bị bong tróc và khô. Những tác động này có thể bao gồm khí hậu khô hanh, gió mạnh, ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường và nhiều yếu tố khác.
1.8 Bong da mặt do yếu tố di truyền
Đặc điểm da có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Do đó, trong trường hợp bạn đã chăm sóc da đúng cách và có điều kiện làm việc tốt nhưng vẫn gặp vấn đề da bong tróc, vảy ngứa, có khả năng đó là những đặc điểm mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ của mình.
1.9 Do quy trình, sản phẩm trị liệu da liễu
Một số liệu trình làm đẹp như lăn kim, phi kim tế bào gốc hoặc việc sử dụng một số sản phẩm điều trị da chứa các chất như tretinoin, retinol, axit salicylic... có thể gây khô da và bong tróc. Tuy nhiên, quá trình bong tróc này giúp tạo ra một lớp da mới, giảm thiểu tình trạng mụn, thâm hay các khuyết điểm khác trên da.
1.10 Mặt bị tróc da do da khô bẩm sinh
Một số người có da khô bẩm sinh, điều này có thể do bản chất gen di truyền hoặc do môi trường sống không có độ ẩm đủ.
1.11 Da mặt bong tróc vảy trắng do tắm nước quá nóng
Việc tắm rửa bằng nước quá nóng có thể loại bỏ các dầu tự nhiên và chất bảo vệ trên da, gây ra tình trạng da khô và bong tróc.
2. Da mặt bị bong tróc phải làm sao?
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bong da mặt, có thể tham khảo những cách xử lý sau đây để giúp làm dịu và cải thiện tình trạng da.
2.1 Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước để cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế bong tróc và khô da, đồng thời hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài nước lọc, các loại sinh tố và nước ép trái cây tươi cũng là những lựa chọn tốt giúp bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên giảm bớt lượng đường khi thưởng thức các loại nước này.
2.2 Dưỡng ẩm da hàng ngày
Sử dụng kem dưỡng ẩm là một trong những cách hiệu quả để giúp giữ cho làn da của bạn ẩm mượt và tránh khô da, bong tróc. Nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần từ nguyên liệu tự nhiên và không chứa hương liệu để phù hợp với da nhạy cảm.
2.3 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Các thực phẩm giàu vitamin A, C và khoáng chất kẽm như rau xanh, trái cây tươi, hạt chia, hạt óc chó, cá hồi, bơ, trứng... giúp cung cấp dưỡng chất cho da và hỗ trợ quá trình phục hồi da mặt bị bong tróc.
2.4 Chọn lựa mỹ phẩm phù hợp da mặt, không chứa cồn
Khi chọn các sản phẩm skincare và dưỡng da, hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, hương liệu, retinoid vì chúng có thể gây khô da và bong tróc. Nên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của bạn và có chứa các thành phần dưỡng ẩm như ceramide, hyaluronic acid, glycerin.
2.5 Đắp mặt nạ với nguyên liệu tự nhiên
Để cải thiện tình trạng da bị bong tróc và khô, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên như sau:
* Mặt nạ mật ong
Mật ong là nguyên liệu dưỡng ẩm cho da hiệu quả, an toàn, và có khả năng phục hồi các tổn thương trên da do thiếu ẩm gây ra. Hơn nữa, mật ong còn có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng viêm nhiễm thường gặp trên da khô.
Cách thực hiện cách chữa da mặt bị bong tróc với mật ong:
- Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- Rửa mặt sạch, thoa mật ong lên da.
- Nằm thư giãn trong 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm hoặc nước mát.
* Mặt nạ dưa leo
Thành phần chủ yếu của dưa leo là nước, ngoài ra còn có các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cân bằng độ ẩm trên da, chăm sóc làn da khô, giúp da sáng mịn và đều màu hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả dưa leo và thái thành lát mỏng để đắp lên mặt.
- Nghỉ ngơi và thư giãn trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
⚡⚡⚡XEM nhiều hơn nữa các cách đắp mặt nạ dưa leo trong BÀI VIẾT NÀY
* Mặt nạ nha đam
Nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm và hiệu quả trong việc làm sạch da. Nhiều dưỡng chất trong nha đam cải thiện độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng da khô và bong tróc, giúp da trở nên mịn màng hơn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1/2 lá nha đam tươi, bỏ vỏ và lấy phần gel bên trong. Xay nhuyễn gel nha đam.
- Thoa mặt nạ lên mặt và thư giãn trong vòng 20 phút.
- Rửa mặt bằng nước sạch để loại bỏ gel nha đam, sau đó thoa kem dưỡng ẩm lên da.
2.5 Cách chăm sóc da hiệu quả
- Khi làn da bị bong tróc, hãy hạn chế chạm vào da tối đa. Nhiều người có xu hướng trang điểm để che đi làn da bị bong tróc, tuy nhiên lưu ý rằng, mỹ phẩm trang điểm có thể khiến da bị khô và tình trạng bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi rửa mặt, hãy vỗ nhẹ và dùng khăn mềm để lau khô. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng bong tróc hiệu quả.
- Tắm nước ấm thay vì nước quá nóng, nếu da mặt bị bong tróc do cháy nắng, tắm nước mát sẽ giúp làm dịu và giảm đau. Hạn chế tắm vòi hoa sen hoặc chỉ tắm trong thời gian 5 - 10 phút.
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng khi da mặt bị bong tróc.
2.6 Mặt bị bong da khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng da mặt bị bong tróc do nguyên nhân cháy nắng hoặc dị ứng thường sẽ hết sau 3 - 7 ngày. Nếu da mặt bị tróc thường xuyên hoặc không có dấu hiệu ngừng lại, nên thăm khám cùng bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Trong trường hợp vùng da bị bong tróc có các nốt phồng rộp kích thước lớn, bị sốt hoặc ớn lạnh, buồn nôn, chóng mắt, hãy lập tức tới gặp bác sĩ.
3. Một số lưu ý khác khi da mặt bị bong tróc
Để đạt hiệu quả và tăng tốc quá trình trị liệu cho da mặt tróc vảy trắng ngứa, cần lưu ý các yếu tố quan trọng sau:
3.1 Bảo vệ da đúng cách
Khi da mặt bị bong tróc, đặc biệt là vùng da nhạy cảm như vùng quanh mắt và môi, bạn cần bảo vệ da đúng cách để tránh tình trạng da bị tổn thương và trầy xước. Bạn có thể sử dụng kem chống nắng, đeo kính râm và khẩu trang để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và ô nhiễm.
3.2 Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng và mệt mỏi là những nguyên nhân gây ra rất nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm da bị bong tróc và khô. Vì vậy, bạn cần hạn chế căng thẳng, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ để giảm thiểu tình trạng da bị bong tróc.
3.3 Duy trì lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh bao gồm việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giúp da của bạn trở nên khỏe mạnh và đẹp hơn.
Tổng kết
Hy vọng với những thông tin và lời khuyên được đề cập ở trên, bạn đã biết cách chăm sóc và điều trị da mặt bị bong tróc một cách hiệu quả và đạt được một làn da khỏe mạnh như mong muốn. Đừng quên theo dõi Bestme để nhận thêm nhiều kiến thức về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Home remedies for peeling skin on the face - https://www.medicalnewstoday.com/articles/326444
How to Get Rid of Peeling Skin on the Face, Fast - https://www.healthline.com/health/peeling-skin-on-face