Đắp mặt nạ rau má có tác dụng gì? 12 cách đắp tốt nhất
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 16/07/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 17/07/2024, 09:03 (+07:00)
1. Đắp mặt nạ rau má có tác dụng gì?
2. Hướng cách làm mặt nạ rau má dưỡng da hiệu quả
2.1 Mặt nạ rau má mật ong
2.2 Mặt nạ rau má sữa chua
2.3 Mặt nạ rau má sữa tươi
2.4 Đắp mặt nạ bột rau má
2.5 Mặt nạ bã rau má nguyên chất
2.6 Mặt nạ rau má và chanh
2.7 Mặt nạ rau má và lá gấc
2.8 Mặt nạ rau má và rau diếp cá
2.9 Mặt nạ nghệ và rau má
2.10 Mặt nạ rau má và nha đam
2.11 Mặt nạ trà xanh rau má
2.12 Mặt nạ rau má, cà rốt
3. Ưu và nhược điểm của việc đắp mặt nạ rau má
3.1 Ưu điểm
3.2 Nhược điểm
4. Đắp mặt nạ rau má mỗi ngày có tốt không?
5. Một số lưu ý khác khi đắp mặt nạ rau má
Kết luận
Đắp mặt nạ rau má có tác dụng gì? Mặt nạ làm từ rau má giúp điều trị mụn hiệu quả, bổ sung độ ẩm cho da và rất nhiều công dụng khác. Xem chi tiết hơn các công dụng của rau má trong chăm sóc da và cách đắp mặt tốt nhất ngay trong bài viết này của Bestme.
1. Đắp mặt nạ rau má có tác dụng gì?
Rau má (còn được gọi là Liên tiền thảo) là một loài cây thân thảo thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt và râm mát. Cây có thân nhỏ thẳng và lá hình tròn như đồng tiền, xếp nối nhau.
Ngày nay, rau má không chỉ được biết đến là một loại thuốc quý và thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp cho các chị em. Đắp mặt nạ rau má mang lại những lợi ích to lớn như sau:
- Hỗ trợ trong việc điều trị mụn: Rau má chứa các chất kháng khuẩn và hoạt chất Saponin như Acid Asiatic và Acid Brahmic, giúp kháng vi khuẩn, giảm sưng do viêm mụn, mụn bọc và các vấn đề da liên quan.
- Chữa lành vết thương, làm liền sẹo: Thành phần thực vật của rau má có chứa Triterpenoid, có tác dụng thúc đẩy sản xuất collagen trong mô liên kết, giúp da nhanh chóng tái tạo và làm mờ các vết thương, nếp nhăn và mô sẹo.
- Giúp làm mờ nám, dưỡng da sáng khỏe: Rau má có khả năng ức chế sự sản xuất melanin, làm mờ các vết thâm, làm đều màu da và cải thiện lưu thông máu, giúp da trở nên tự nhiên và rạng rỡ hơn.
- Dưỡng ẩm cho làn da khô, nhạy cảm: Rau má giúp bổ sung độ ẩm, giữ nước cho da, do đó rất phù hợp với người mắc bệnh chàm, rosacea, làn da khô hoặc nhạy cảm.
- Làm chậm các dấu hiệu lão hóa: Các hợp chất tự nhiên trong rau má có khả năng kích thích tăng sinh collagen, đồng thời làm cho da căng mọng, khỏe mạnh hơn.
2. Hướng cách làm mặt nạ rau má dưỡng da hiệu quả
Dưới đây là 12 phương pháp làm mặt nạ dưỡng da từ rau má hiệu quả để giúp bạn có làn da tươi sáng và khỏe mạnh:
2.1 Mặt nạ rau má mật ong
Mật ong chứa nhiều chất chống viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Khi kết hợp với rau má, hai nguyên liệu này có thể giúp giảm sưng và vi khuẩn gây mụn, làm da trắng sáng, mịn màng và ngăn ngừa lão hóa. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 2 muỗng mật ong.
- Rửa sạch rau má, để ráo và giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó, trộn đều với 2 muỗng mật ong.
- Rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Đắp mặt nạ trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
2.2 Mặt nạ rau má sữa chua
Sữa chua có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C và protein cao giúp cấp ẩm và làm mềm da hiệu quả. Axit lactic trong sữa chua cũng tạo hàng rào bảo vệ da và ngăn vi khuẩn gây hại. Kết hợp với rau má, mặt nạ sữa chua rau má giúp làn da phục hồi nhanh chóng, trở nên khỏe mạnh và mịn màng. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và ½ hũ sữa chua không đường.
- Rửa sạch rau má, xay nhuyễn và lọc lấy nước để trộn đều với sữa chua.
- Rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da.
- Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
2.3 Mặt nạ rau má sữa tươi
Sữa tươi chứa nhiều dưỡng chất giúp làm mềm da và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Kết hợp với rau má, mặt nạ này có hiệu quả làm da trắng sáng, làm sạch mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 1 bịch sữa tươi không đường.
- Rửa sạch rau má, xay nhuyễn và lấy nước để trộn đều với 2-4 muỗng sữa tươi không đường.
- Làm sạch da mặt và thoa đều hỗn hợp lên da. Khi lớp đầu tiên bắt đầu khô, thêm 1-2 lớp nữa để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
- Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch.
2.4 Đắp mặt nạ bột rau má
Mặt nạ bột rau má là một phương pháp tự nhiên, an toàn và rất hiệu quả được nhiều chị em lựa chọn để làm đẹp. Bạn có thể sử dụng bột rau má đã chế biến sẵn hoặc tự làm bằng cách sấy khô lá rau má và xay nhuyễn thành bột.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một ít bột rau má và đổ vào một tô nhỏ.
- Thêm một ít nước hoặc các thành phần khác (như sữa tươi, mật ong, nước hoa hồng) vào bột rau má, kết hợp và trộn đều để tạo thành một hỗn hợp mặt nạ.
- Đắp mặt nạ rau má lên mặt, tránh vùng mắt và môi. Massage nhẹ nhàng và để khô tự nhiên trong khoảng 15-20 phút.
- Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm.
2.5 Mặt nạ bã rau má nguyên chất
Rau má có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, saponin và triterpenoids, vì vậy nó cũng có tác dụng tuyệt vời khi sử dụng độc lập. Khi thực hiện, rau má giúp kháng khuẩn, làm giảm sưng và mụn trứng cá hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá rau má.
- Ngâm rau má trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất trong khoảng 5-10 phút.
- Làm ráo rau má sau khi ngâm, sau đó xay nhuyễn với một chút muối.
- Vệ sinh da mặt và đắp mặt nạ trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch
2.6 Mặt nạ rau má và chanh
Chanh là một nguyên liệu nổi tiếng với hàm lượng vitamin C cực kỳ cao. Khi kết hợp rau má với chanh, da sẽ được tẩy tế bào hiệu quả, giúp giảm mụn và mang lại sự tươi sáng. Công thức này cũng giúp làm mờ các đốm thâm và nám. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 30g rau má tươi và 1 muỗng nước cốt chanh.
- Rửa sạch rau má và xay nhuyễn, sau đó trộn đều với nước cốt chanh.
- Vệ sinh da mặt để sạch sẽ, sau đó áp dụng mặt nạ lên da và massage nhẹ nhàng trong vài giây.
- Giữ mặt nạ trên da trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
2.7 Mặt nạ rau má và lá gấc
Lá gấc có công dụng hữu hiệu trong việc làm liền vết thương nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào. Khi kết hợp với rau má, cả hai thành phần này sẽ kích thích quá trình hồi phục vết thương, làm liền da nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ cải thiện và làm mờ thâm mụn. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 30g rau má tươi và 15g lá gấc.
- Ngâm cả hai trong nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút.
- Sau đó, để nguyên liệu ráo nước và xay nhuyễn với một ít nước sạch.
- Vệ sinh da mặt, sau đó áp dụng mặt nạ trực tiếp lên da trong khoảng 20 phút.
- Rửa sạch mặt nạ sau khi đã giữ trong thời gian nhất định.
2.8 Mặt nạ rau má và rau diếp cá
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng da tiết quá nhiều nhờn và thường xuyên nổi mụn, thì đây là một công thức mặt nạ thực sự lý tưởng. Kết hợp khả năng kháng khuẩn và kiểm soát nhờn của rau má với rau diếp cá, công thức này giúp làm giảm nhờn, se khít lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 1 nắm rau diếp cá.
- Rửa sạch cả hai và ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút.
- Chờ nguyên liệu ráo nước, sau đó xay nhuyễn chúng.
- Làm sạch da mặt và bôi hỗn hợp trực tiếp lên da, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng trong vài giây.
- Giữ mặt nạ trên da trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
⭐⭐⭐Tham khảo thêm: Cách làm mặt nạ diếp cá
2.9 Mặt nạ nghệ và rau má
Nghệ chứa nhiều curcumin giúp diệt khuẩn, kháng viêm và làm trắng sáng da hiệu quả. Đồng thời nghệ cũng có tác dụng giảm thâm và ngăn ngừa hình thành sẹo. Khi kết hợp với rau má, mặt nạ này giúp giảm mụn, thâm mụn và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 1 muỗng tinh bột nghệ.
- Rửa sạch rau má và giã nát hoặc xay nhuyễn để lấy phần nước. Trộn đều với 1 muỗng tinh bột nghệ.
- Thoa hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng trong vài giây sau khi đã làm sạch da mặt.
- Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
2.10 Mặt nạ rau má và nha đam
Nha đam chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất quan trọng cho làn da. Nguyên liệu này giúp làm dịu kích ứng trên da và giảm vết thâm mụn. Đồng thời, khi sử dụng nha đam trong một thời gian, mụn trứng cá cũng giảm nhanh chóng. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 1 nhánh nha đam.
- Rửa sạch rau má và xay nhuyễn. Tương tự, gọt bỏ vỏ của nha đam và rửa thật sạch. Sau đó, xay nhuyễn cả hai nguyên liệu.
- Làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da trong khoảng 15 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm.
2.11 Mặt nạ trà xanh rau má
Trà xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp làm sạch, se khít lỗ chân lông và làm mờ thâm. Khi kết hợp với rau má, tác dụng của cả hai nguyên liệu sẽ phát huy gấp bội và còn hỗ trợ trị mụn, làm sạch sâu và se khít lỗ chân lông rất tốt. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau má và 2-3 muỗng bột trà xanh.
- Rau má rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước và trộn đều với 2-3 muỗng bột trà xanh.
- Rửa mặt thật sạch và bôi hỗn hợp trực tiếp lên da, sau đó massage nhẹ nhàng vài giây để dưỡng chất thấm nhanh vào da.
- Để mặt nạ trên da cho đến khi khô, sau 15-20 phút rửa sạch bằng nước ấm.
⚠️⚠️⚠️Đọc tiếp: 13 cách đắp mặt nạ trà xanh
2.12 Mặt nạ rau má, cà rốt
Nhờ hàm lượng vitamin A và E cao cà rốt có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm. Ngoài ra, cà rốt còn chứa chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong. Khi kết hợp cà rốt với rau má sẽ giúp giảm các nốt mụn và làm da trắng sáng trong thời gian ngắn. Dưới đây là cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 củ cà rốt và 1 nắm rau má.
- Rửa sạch cà rốt và rau má, sau đó gọt nhỏ cà rốt và cho cả hai nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Cuối cùng, lọc lấy nước ép.
- Rửa mặt thật sạch và bôi nước ép vừa thu được lên da, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu.
- Giữ mặt nạ trên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt sạch bằng nước ấm.
3. Ưu và nhược điểm của việc đắp mặt nạ rau má
Dưới đây là ưu và nhược điểm của việc đắp mặt nạ từ rau má, một phương pháp làm đẹp tự nhiên được nhiều người quan tâm.
3.1 Ưu điểm
- Rau má chứa nhiều dưỡng chất thiên nhiên, lành tính, không gây kích ứng do đó phù hợp với mọi loại da.
- Nguyên liệu sử dụng phổ biến và dễ tìm.
- Mặt nạ trắng da từ rau má giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp công nghiệp.
- Cách làm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
- Mặt nạ có khả năng làm dịu da và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
3.2 Nhược điểm
- Chuẩn bị mặt nạ có thể mất nhiều thời gian.
- Để đạt được kết quả như mong muốn, việc sử dụng mặt nạ đòi hỏi phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài.
- Trong những trường hợp mụn do dị ứng hoặc bệnh lý, rau má có thể không mang lại hiệu quả cao và cần sự tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu.
4. Đắp mặt nạ rau má mỗi ngày có tốt không?
Mặt nạ dưỡng da từ rau má mang tới rất nhiều công dụng, tuy nhiên việc đắp mỗi ngày là sẽ không tốt. Lý do là bởi việc sử dụng quá thường xuyên có thể phản tác dụng, gây kích ứng, khô da. Bởi vậy, bạn chỉ nên đắp 2 - 3 lần là tốt và an toàn nhất.
5. Một số lưu ý khác khi đắp mặt nạ rau má
Khi đắp mặt nạ nguyên liệu rau má, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu da bạn có biểu hiện đắp mặt nạ ráu má bị ngứa đỏ hoặc dị ứng, hãy ngừng sử dụng ngay. Trước khi áp dụng mặt nạ lên toàn bộ khuôn mặt, hãy thử bôi một lượng nhỏ lên một vùng nhỏ trên da để kiểm tra phản ứng da trước.
- Bạn nên tẩy trang và làm sạch da trước khi đắp mặt nạ để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Đồng thời, hạn chế đắp mặt nạ quá dày để không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Ngoài việc sử dụng rau má tươi, bạn có thể sử dụng bột rau má để làm mặt nạ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo mua nguyên liệu từ các nguồn uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo an toàn và chất lượng.
- Hiệu quả của mặt nạ phụ thuộc vào sự kiên nhẫn và kiên trì của bạn. Đừng mong đợi thấy kết quả ngay lập tức, mà hãy sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian dài để nhìn thấy hiệu quả trên da.
Kết luận
Hy vọng với 12 cách làm mặt nạ rau má đơn giản mà Bestme đã chia sẻ, bạn có thể bỏ túi thêm những phương pháp làm đẹp phù hợp cho bản thân. Chúc bạn sớm có được một làn da đẹp như mong muốn!
Nguồn tham khảo thông tin:
Skin Care Benefits of Centella Asiatica - https://health.clevelandclinic.org/centella-asiatica-for-skin