Mụn cóc có lây không? Qua đường nào? Cách phòng tránh lây
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 07/11/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 07/11/2023, 15:43 (+07:00)
1. Mụn cóc có lây không?
2. Mụn cóc lây như thế nào? Qua đường nào?
2.1 Lây qua đường máu
2.2 Lây qua tiếp xúc trực tiếp ngoài da
2.3 Lây qua vật dụng tiếp xúc trung gian
2.4 Tự lây nhiễm trên cơ thể
3. Làm sao để mụn cóc không lây lan?
Tổng kết
Mụn cóc có lây không và sẽ lây qua đường nào là thắc mắc của không ít người hiện nay. Nếu bạn đang có nốt mụn cóc (mụn cơm) xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì đừng bỏ qua nội dung bài viết mà Bestme chia sẻ ngay sau đây nhé!
1. Mụn cóc có lây không?
Mụn cóc là một loại mụn có thể lây lan sang các vùng da khác hoặc lây từ người sang người. Mụn hình thành do virus HPV xâm nhập qua vết trầy xước, gây hiện tượng nhiễm trùng và hình thành nốt mụn.
Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, bạn cần phải chú ý về vấn đề chăm sóc sức khỏe, tránh để vùng da bị thương tiếp xúc với virus hoặc từ người đang nhiễm vi rút này.

2. Mụn cóc lây như thế nào? Qua đường nào?
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi mụn cóc có lây không, chắc hẳn bạn đọc sẽ quan tâm đến con đường lây nhiễm của mụn. Cụ thể, những con đường lây nhiễm của mụn bao gồm có:
2.1 Lây qua đường máu
Con đường có nguy cơ lây nhiễm mụn cơm cao nhất hiện nay đó chính là lây qua đường máu. Bác sĩ, nhân viên y tế hay những người thân cận của người bị nhiễm HPV…rất có nguy cơ cao bị nhiễm virus và hình thành mụn cóc.

2.2 Lây qua tiếp xúc trực tiếp ngoài da
Con đường có thể lây nhiễm mụn cóc thứ hai bạn cần chú ý đến đó chính là tiếp xúc trực tiếp lên da qua các vết nứt. Kể cả việc bạn cắn móng tay cũng có thể dẫn đến việc hình thành mụn cóc. Chính vì vậy, hãy hạn chế thói quen xấu này để ngăn ngừa nguy cơ bị nổi mụn nhé.

2.3 Lây qua vật dụng tiếp xúc trung gian
Các vật trung gian như khăn tắm, khăn mặt,… có thể là con đường làm tăng nguy cơ nổi mụn cóc. Bạn nên tránh hạn chế sử dụng chung với người mắc bệnh để không có nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, bạn không nên đi chân đất ở những nơi mà người bệnh từng đi qua.

2.4 Tự lây nhiễm trên cơ thể
Không chỉ có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, giữa các bộ phận, vùng da trên cơ thể cũng có nguy cơ tự lây nhiễm mụn cóc. Người bệnh cạy, chạm hay gãi ở vùng da nổi mụn rồi thực hiện tương tự với các vùng da khác thì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn mức bình thường.

✔️✔️✔️Tìm hiểu thêm: Mụn cóc có tự hết không
3. Làm sao để mụn cóc không lây lan?
Mụn cóc có nguy cơ lây lan với tỉ lệ cao, do đó, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể về các phương pháp phòng ngừa sự xuất hiện của mụn bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay như sau:
- Luôn giữ cho bàn chân được khô ráo, đi giày, đi tất mỗi khi ra ngoài
- Cẩn trọng trong việc cạo râu hoặc cạo lông để không bị cắt trúng da
- Không chạm trực tiếp lên nốt mụn của bản thân hay người khác, nhất là khi da đang có vết thương hở
- Không sử dụng chung bất kỳ đồ vật nào với người bệnh
- Vệ sinh tay chân thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây nhiễm
- Dưỡng da để duy trì độ ẩm, chống khô nẻ, hạn chế nguy cơ virus HPV xâm nhập
- Tiêm ngừa vaccine càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị nổi mụn cóc và các bệnh lý liên quan.

Tổng kết
Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề mụn cóc có lây không. Hy vọng bạn đã biết được các thông tin hữu ích và chủ động hơn trong việc chăm sóc da khi xuất hiện mụn.
Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất về chủ đề chăm sóc da, sức khỏe mà Bestme chia sẻ hàng ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!