Mụn cóc trên đầu: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 01/11/2023, 17:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 01/11/2023, 17:26 (+07:00)
1. Nguyên nhân bị nổi mụn cóc trên đầu
2. Mụn cóc ở đầu có nguy hiểm không?
3. Cách trị mụn cóc trên đầu nhanh nhất
3.1 Điều trị tại nhà bằng thuốc tại nhà
3.2 Điều trị y tế loại bỏ mụn cóc mọc trên đầu
4. Phòng ngừa mụn cóc da đầu như thế nào?
Tổng kết
Mụn cóc trên đầu là bệnh ngoài da gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt còn xuất hiện ở vị trí khó phát hiện và theo dõi. Do đó, Bestme sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân bị nổi mụn cóc trên đầu
Mụn cóc trên đầu hoặc xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào thì đều xuất phát từ virus HPV. Loại virus này xâm nhập vào làn da từ vết cắt hoặc vết thương hở khi làn da tiếp xúc với người nhiễm virus HPV hoặc các bề mặt chứa virus, chẳng hạn như khăn tắm, dao cạo râu, quần áo,...
Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra sự gia tăng sự phát triển của tế bào, dẫn đến sự hình thành các khối u trên da được gọi là mụn cóc.
Những đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ nổi mụn cóc trên da, bao gồm: Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc HIV/AIDS, ung thư máu, bệnh bạch cầu, rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh.
Tuy nhiên, trường hợp mụn cóc ở đầu sẽ thường xuất hiện ở những hay dùng chung đồ cá nhân như: Khăn lau đầu, lược, mũ,...
2. Mụn cóc ở đầu có nguy hiểm không?
Mụn cóc có thể điều trị dứt điểm với nhiều phương pháp nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe khi được chữa trị đúng cách, kịp thời.
Tuy nhiên, mụn cóc trên đầu thường khó phát hiện nên nhiều trường hợp không điều trị kịp thời dẫn tới nhiều biến chứng cho sức khỏe, bao gồm: Ung thư, hệ miễn dịch suy yếu, mụn cóc lây lan khắp cơ thể, nhiễm trùng, đau nhức liên tục,...
3. Cách trị mụn cóc trên đầu nhanh nhất
Bestme sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn những phương pháp điều trị mụn cóc trên đầu hiệu quả và không để lại biến chứng cho sức khỏe hay làn da.
3.1 Điều trị tại nhà bằng thuốc tại nhà
Với các trường hợp mụn cóc nhẹ và mới xuất hiện, bạn có thể dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc bôi chứa hoạt chất hóa học “tiêu diệt” virus.
- Acid Salicylic: Với nồng độ 5-40%, hoạt chất này có khả năng bong tróc lớp sừng của da, giúp các nốt mụn cóc mỏng dần. Bạn cần lưu ý rằng, không sử dụng Acid Salicylic cho bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch hay mụn cóc nhiễm trùng,…
- Cantharidin: Đây là chất béo không mùi, không màu và có nguồn gốc từ bọ cánh cứng. Hoạt chất này có thể khiến vùng da dưới mụn cóc phồng rộp, sau đó mụn cóc sẽ từ từ bong ra. Tuy nhiên, loại thuốc này cần kê đơn và hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ.
3.2 Điều trị y tế loại bỏ mụn cóc mọc trên đầu
Dưới đây là 3 phương pháp can thiệp y tế điều trị mụn cóc trên đầu cho các trường hợp nặng hoặc nhiễm trùng.
- Đốt điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện cao tần để điều trị mụn cóc có kích thước dưới 1cm và phát triển ở vị trí khó giải phẫu. Để loại bỏ nhân và gốc cồi mụn, bác sĩ sẽ đốt sâu vào mô da. Đốt điện sẽ không tái phát nhưng vết thương sẽ cần thời gian dài hơn để lành.
- Áp lạnh: Phương pháp này sẽ được bác sĩ chấm nitơ lỏng lên mụn cóc. Lúc này, xung quanh mụn cóc bắt đầu hình thành các mụn nước và gây đau nhức trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sau một thời gian, mô mụn cóc chết và sẽ tự bong ra. Phương pháp này sẽ giúp làn da được lành hoàn toàn và không để lại sẹo trên da.
- Tiểu phẫu: Phương pháp này được thực hiện với những nốt mụn cóc phẳng và có kích thước dưới 2cm. Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để lấy mô mụn. Ưu điểm của phương pháp này là ít lây nhiễm và thời gian lành vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên, tiểu phẫu cũng tồn tại nhược điểm là dễ tái phát lại do không loại bỏ được nhân và gốc mụn.
4. Phòng ngừa mụn cóc da đầu như thế nào?
Chủ động phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu giảm nguy lây lan và hạn chế mụn cóc trên đầu và các vùng da khác trên cơ thể xuất hiện. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau trong cuộc sống hàng ngày.
- Tránh cạo hoặc tác động mạnh lên nốt mụn cóc.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, bấm móng tay, dao cạo râu,...
- Không trực tiếp sờ hay chạm vào mụn cóc của người khác.
- Rửa tay thật sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn cóc để hạn chế lây lan vi khuẩn sang vùng da khác.
- Tiêm vaccine phòng ngừa HPV và sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Tổng kết
Bestme đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về mụn cóc trên đầu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách phòng ngừa và điều trị mụn cóc an toàn, hiệu quả cho làn da.
Đón đọc những bài viết khác từ Bestme để cập nhật thêm những thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe.