Mụn gạo là gì? Có nặn được không? Cách trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 24/07/2024, 11:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 24/07/2024, 11:27 (+07:00)
1. Mụn gạo là gì?
2. Hình ảnh mụn gạo ở các vị trí thường xuất hiện nhất
2.1 Mụn gạo ở mắt
2.2 Mụn gạo ở tay
2.3 Mụn gạo ở mũi
2.4 Mụn gạo trên mặt
2.5 Mụn gạo ở lưng
3. Nguyên nhân gây mụn gạo ở trẻ em, người lớn
4. Mụn gạo có nặn được không? Có tự hết không?
5. Hướng dẫn cách trị mụn gạo hiệu quả nhất
5.1 Cách lấy mụn gạo ở mắt bằng nguyên liệu tự nhiên
5.2 Điều trị bằng công nghệ hiện đại
5.3 Sử dụng thuốc, kem trị mụn gạo
6. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mụn gạo
Tổng kết
Mụn gạo là tình trạng da liễu phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân khiến bạn mất tự tin. Vậy làm thế nào để xử lý mụn gạo đúng cách? Hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mụn gạo là gì?
Mụn hạt gạo còn được biết đến với những tên gọi khác là mụn thịt, mụn cơm. Đặc điểm ngoại hình của mụn có thể gây ra sự nhầm lẫn với mụn đầu trắng, từ đó khiến bạn dễ chọn sai cách điều trị.
Mụn gạo thường không có nhân, chúng là u nang lành tính, bên trong có chứa chất sừng và hình thành bên dưới da. Kích thước nốt mụn dao động từ 1 đến 2mm, thường xuất hiện ở mắt và có thể lây lan sang các vùng da khác.
2. Hình ảnh mụn gạo ở các vị trí thường xuất hiện nhất
Mụn hạt gạo có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí có một đặc điểm riêng. Cụ thể về các vị trí nốt mụn thường mọc có thể kể đến như:
2.1 Mụn gạo ở mắt
Loại mụn này còn được gọi là mụn hạt kê. Những nốt mụn có kích thước khá nhỏ, màu trắng do chất sừng bị mắc kẹt bên dưới bề mặt da. Nguyên nhân là do tế bào chết đi và nằm trong lỗ chân lông, chất sừng bị tích tụ lại, mắc kẹt và tạo thành nang nhỏ.
Mụn gạo ở mắt thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Mụn có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với mụn gạo ở trẻ sơ sinh, các mẹ không nên chủ quan mà cần phải cho bé đi gặp bác sĩ sớm.
2.2 Mụn gạo ở tay
Ngoài xuất hiện ở mắt, mụn hạt gạo còn có thể mọc ở tay. Nốt mụn ở tay thường có vị trí lớn hơn so với ở vùng da mắt. Ngoài ra, nốt mụn ở tay còn có xu hướng mọc đơn lẻ, không mọc kết thành từng chùm. Bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây để có thể hình dung được rõ hơn.
2.3 Mụn gạo ở mũi
Mụn gạo ở mũi thường có kích thước khá bé, có hình tròn hoặc nón, trông như một hạt gạo vây. Bên trong mụn có chứa dịch màu trắng hoặc vàng do quá trình chứa tế bào chết trong lỗ chân lông và lớp dầu thừa. Nốt mụn không gây cảm giác đau hay ngứa khi chạm vào tuy nhiên bạn nên tránh sờ tay quá nhiều hay tự ý nặn mụn.
2.4 Mụn gạo trên mặt
Các nốt mụn gạo trên mặt có thể mọc đơn lẻ hoặc xuất hiện theo nhóm trên một khu vực của gương mặt. Nốt mụn có màu trắng hoặc vàng nhạt, khi chạm vào không có cảm giác đau hay khó chịu.
Mụn có thể tự khỏi được mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, chuyên gia da liễu khuyến cáo bạn không nên nặn để tránh bị viêm nhiễm.
2.5 Mụn gạo ở lưng
Mụn hạt gạo ở lưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể làm bạn mất đi sự tự tin do ảnh hưởng về thẩm mỹ. Nốt mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc xuất hiện theo nhóm ở một vùng da lưng.
Khi chạm tay vào không có cảm giác đau, có thể nặn được tuy nhiên các chuyên gia da liễu khuyến cáo bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà.
3. Nguyên nhân gây mụn gạo ở trẻ em, người lớn
Vấn đề da liễu này hình thành là do quá trình tổng hợp collagen và các tác nhân tấn công từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân ảnh hưởng đến việc hình thành mụn có thể kể đến như:
- Nguyên nhân gây mụn gạo ở trẻ sơ sinh chưa được xác định chính xác, thường bẩm sinh đã xuất hiện.
- Mụn hạt gạo ở người lớn thường liên quan tới các tổn thương da như vết thương phồng rộp, bỏng, cháy nắng,...
- Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình có cha hoặc mẹ từng bị nổi mụn gạo.
- Yếu tố tuổi tác ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuyển hóa collagen của da.
- Thay đổi hormone ở nữ, nhất là người trong độ tuổi tiền mãn kinh, đang mang thai, cho con bú…
- Do quá trình bảo vệ da chưa tốt, tế bào da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không được che chắn kỹ lưỡng, dễ bị nổi mụn.
- Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá nhiều đồ cay nóng, có chứa dầu mỡ…
4. Mụn gạo có nặn được không? Có tự hết không?
Mụn hạt gạo có thể tự khỏi nếu cơ thể không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong vòng 1 đến 2 năm. Tuy nhiên, nốt mụn có thể lây lan sang các vùng da khác, do đó, bạn cần chủ động tìm biện pháp xử lý hiệu quả từ trước.
Nốt mụn không gây hiện tượng sưng đau, không có ngòi hay viêm như các loại mụn khác. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý nặn bằng tay. Thay vào đó hãy để mụn tự khỏi hoặc can thiệp điều trị y tế nhé!
Việc nặn mụn hạt gạo sẽ không giúp loại bỏ nốt mụn, thay vào đó có nguy cơ gây tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo.
5. Hướng dẫn cách trị mụn gạo hiệu quả nhất
Mụn hạt gạo có thể can thiệp điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể về các phương pháp điều trị, bạn có thể tham khảo thêm trong phần nội dung dưới đây:
5.1 Cách lấy mụn gạo ở mắt bằng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để điều trị vừa là cách làm hiệu quả, vừa giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Dưới đây là vài cách trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà:
*Trị mụn gạo bằng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa hàm lượng lớn axit linoleic giúp tái tạo tế bào da mới, kháng khuẩn, giảm viêm và giúp khóa ẩm. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để trị mụn hạt gạo, giúp làm sạch và giữ ẩm da hiệu quả theo cách sau:
- Rửa sạch lá tía tô sau đó giã nát để lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông chấm nước cốt lá tía tô lên nốt mụn.
- Giữ nguyên trong vòng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
*Trị mụn gạo bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng trị mụn hiệu quả và được nhiều chị em ưa chuộng. Thành phần axit organic của giấm sẽ diệt vi khuẩn gây mụn, giảm nguy cơ mụn quay trở lại, đồng thời còn giúp loại bỏ bã nhờn và tẩy tế bào chết do da. Phương pháp trị mụn vô cùng đơn giản với cách thực hiện như sau:
- Làm sạch vùng da cần được xử lý.
- Dùng tăm bông chấm giấm táo lên mụn và giữ nguyên trong vòng 30 phút.
- Rửa sạch mặt với nước lạnh rồi thực hiện các bước dưỡng ẩm sau đó.
*Trị mụn gạo bằng nha đam
Thành phần của nha đam có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất có lợi cho da. Hoạt chất có trong nguyên liệu thiên nhiên này sẽ tác động lên biểu bì liên kết tế bào, trị mụn khỏi dứt điểm. Cách dùng lô hội để chữa mụn hạt gạo như sau:
- Bỏ lớp vỏ ngoài của nha đam rồi rửa qua với nước sạch.
- Dùng phần thịt trắng của nha đam để chà lên vùng da bị mụn.
- Giữ nguyên trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
5.2 Điều trị bằng công nghệ hiện đại
Nếu bạn muốn xử lý nốt mụn gạo nhanh hơn thì có thể can thiệp công nghệ hiện đại. Hiện nay có một số phương pháp được áp dụng trong làm đẹp, xử lý các nốt mụn để bạn tham khảo như:
- Phương pháp laser tác động sâu vào mụn, giảm cảm giác đau rát, kích thích sản sinh collagen để da nhanh lành và săn chắc hơn.
- Phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng để nốt mụn bị phỏng và bong ra sau 1 tuần.
5.3 Sử dụng thuốc, kem trị mụn gạo
Trên thị trường có một số loại thuốc và kem bôi có tác dụng trị mụn hạt gạo theo cơ chế phá hủy nốt thịt sần và kích thích tái tạo da mới.
Bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng mụn để kê đơn retinoid dạng uống hoặc thoa và atropine tại chỗ để bạn sử dụng. Lưu ý, bạn không nên dùng với lượng quá nhiều và dùng theo chỉ định bác sĩ để tránh làm tổn thương da nhé!
6. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mụn gạo
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bạn cần chú ý đến quá trình chăm sóc và phòng ngừa để có thể hỗ trợ xử lý nốt mụn một cách hiệu quả nhất nhé:
- Hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Không dùng kem đặc hoặc các sản phẩm có gốc dầu khi đang bị mụn.
- Tẩy tế bào chết cho da mỗi tuần từ 2 đến 3 lần.
- Khi có nốt mụn gạo trên mặt, bạn nên hạn chế trang điểm, chỉ nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài.
- Không chạm tay vào nốt mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập lên da.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống lành mạnh để tăng cường đề kháng, giúp da căng mịn, khỏe mạnh.
Tổng kết
Mụn gạo hoàn toàn có thể xử lý được nếu như bạn áp dụng đúng cách. Hãy quan sát tình trạng da, và thử áp dụng một vài cách trị liệu trên đây nhé. Đừng quên theo dõi trang web của Bestme thường xuyên để cập nhật thêm các tin tức làm đẹp thú vị khác mỗi ngày!
Nguồn tham khảo thông tin:
Milia (Milk Spots): Causes & Treatment - https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17868-milia
What to Know About Milia - https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-about-milia