Mụn nhọt là gì? Bị tái phát nhiều lần là bệnh gì? Bao lâu khỏi?
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 08/09/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 11/09/2023, 14:57 (+07:00)
1. Mụn nhọt là gì?
2. Dấu hiệu, hình ảnh mụn nhọt
2.1 Xuất hình mụn nhọt sưng tấy
2.2 Hình ảnh nhọt hậu bối
3. Nguyên nhân bị mụn nhọt
3.1 Nguyên nhân nổi mụn nhọt
3.2 Đối tượng có nguy cơ cao bị mụn apxe
4. Người hay bị mụn nhọt tái phát nhiều lần là bệnh gì?
5. Mụn nhọt có nguy hiểm không?
6. Mụn nhọt có tự lành không?
7. Bị mụn nhọt phải làm sao hết?
7.1 Chăm sóc tại nhà
7.2 Điều trị nhọt hậu bối và mụn nhọt lớn
8. Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa mụn nhọt
9 Giải đáp một số câu hỏi khác về mụn nhọt
9.1 Mụn nhọt có lây không?
9.2 Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?
Tổng kết
Mụn nhọt là một vấn đề da liễu khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nốt mụn không được xử lý đúng cách còn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể như thế nào, bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. Mụn nhọt là gì?
Đây là tình trạng xuất hiện ổ áp xe do liên quan đến nhiễm trùng viêm nang lông bởi liên cầu và tụ cầu khuẩn. Đây là bệnh lý da liễu khá phổ biến, tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân đến gặp bác sĩ để thăm khám khá thấp.
Nốt mụn apxe thường xuất hiện ở vùng da bị tổn thương, trầy xước. Dịch mủ sẽ thoát ra khỏi cục sưng đỏ và tự biến mất trong vài tuần. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ không để lại sẹo.
Bị nhọt hiện được phân thành các loại như sau:
- Nhọt cụm (mọc thành chùm).
- Mụn bọc.
- Mụn do viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
- Mụn nhọt do u nang lông.
2. Dấu hiệu, hình ảnh mụn nhọt
Triệu chứng mụn nhọt khá rõ ràng và có thể phân biệt được bằng mắt thường. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về loại mụn này nhé!
2.1 Xuất hình mụn nhọt sưng tấy
Bị nhọt sưng tấy luôn kèm theo cảm giác đau, ngứa, vùng da tổn thương có hiện tượng bị đỏ. Trong nốt mụn có chứa dịch mủ vàng và trắng. Một số trường hợp, ngòi mủ sẽ được hình thành khu vực trung tâm hoặc không hình thành mụn đầu trắng.
Nổi nhọt sưng tấy thường xuất hiện phổ biến ở cổ, mặt, nách, mông đùi. Trước khi có nốt mụn, bạn có thể bị ngứa. Sau khi hình thành nốt mụn sẽ có cảm giác ớn lạnh hoặc sốt đi kèm.
2.2 Hình ảnh nhọt hậu bối
Mụt nhọt hậu bối là tình trạng da liễu ở mức độ nghiêm trọng và khó điều trị. Lúc này, tình trạng viêm nang đã ở giai đoạn cấp tính, có thể gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại các vết sẹo lõm sâu.
3. Nguyên nhân bị mụn nhọt
Xác định nguyên nhân hình thành mụn sẽ giúp bạn tìm được đúng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân mà Bestme đã tổng hợp để bạn tham khảo thêm:
3.1 Nguyên nhân nổi mụn nhọt
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mụn áp xe là do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và gây hiện tượng nhiễm trùng tại chỗ. Cơ thể đáp ứng lại bằng các triệu chứng sưng, đỏ, nóng và đau nhức.
3.2 Đối tượng có nguy cơ cao bị mụn apxe
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nổi mụn nhọt. Phổ biến nhất là ở các đối tượng gồm:
- Người có tiền sử bị tiểu đường.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người bị suy dinh dưỡng, thiếu chất.
- Người có bệnh nhiễm trùng mãn tính.
- Người có hệ miễn dịch yếu như ung thư.
- Người lớn tuổi.
- Người đang có vết thương hở ngoài da.
- Người thường phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Người sinh sống trong môi trường vệ sinh kém…
4. Người hay bị mụn nhọt tái phát nhiều lần là bệnh gì?
Nhọt da có thể tự khỏi và cũng có thể tái phát nhiều lần. Trường hợp nốt mụn tái phát liên tục có thể là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm như:
* Tiểu đường
Người bị tiểu đường có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng không đủ mạnh để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Chính vì vậy, tình trạng nổi mụn nhọt và các vấn đề về da liễu khác thường xuyên xảy ra và tái phát nhiều lần.
* Các vấn đề về da
Người đang có các vấn đề về da như mụn trứng cá, bị eczema cũng có thể bị nổi nhọt khá thường xuyên. Nguyên nhân là do vi khuẩn đã phá hủy lớp hàng rào bảo vệ của tế bào da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
* Tổn thương hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu càng tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn tấn công. Chính vì vậy, nguy cơ mụn tái phát lại nhiều lần rất cao.
* Bệnh về gan
Trong một số trường hợp, da mẩn ngứa kèm theo hiện tượng nổi mụn ung nhọt có thể là cảnh báo gan đang có vấn đề. Để xác định chính xác hơn, bạn cần phải đến gặp bác sĩ đề được điều trị kịp thời.
5. Mụn nhọt có nguy hiểm không?
Nhọt da có thể tự biến mất sau một thời gian và không để lại nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, với trường hợp tái phát quá nhiều lần thì có thể gây ra các ảnh hưởng xấu. Nguyên nhân là do vi khuẩn đã xâm nhập vào các bộ phận khác qua cơ thể.
Biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm tủy xương
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau nhức cơ thể
- Sốt cao với tần suất liên tục…
6. Mụn nhọt có tự lành không?
Áp xe mụn nhọt có thể tự lành nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Thời gian để nốt mụn tự khỏi thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Nếu khoảng thời gian nốt mụn tự lặn quá lâu, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.
7. Bị mụn nhọt phải làm sao hết?
Bị nhọt phải xử lý như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số cách điều trị và chăm sóc tại nhà phổ biến, có hiệu quả cao để áp dụng trong từng trường hợp để bạn đọc tham khảo thêm:
7.1 Chăm sóc tại nhà
Để hỗ trợ quá trình điều trị mụn được hiệu quả, việc chăm sóc tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Do đó, khi chăm sóc tại nhà, bạn cần áp dụng những biện pháp sau:
- Không tự ý nặn, chích mụn nhọt
Khi có nốt mụn, việc đầu tiên bạn không nên làm chính là tự ý nặn hay chích vào nốt mụn bằng các vật sắc nhọn. Việc này có thể làm cho vi khuẩn có thể lây lan sang vùng da lân cận, bệnh lý càng trở nên nguy hiểm hơn.
- Chườm ấm
Chườm ấm cũng là một biện pháp mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh trong việc điều trị mụn. Nhiệt độ ấm sẽ tăng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương, chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn có thể chườm nóng từ ba đến bốn lần mỗi ngày. Thực hiện mỗi lần khoảng 15 phút đến khi tình trạng mụn nhọt được cải thiện hơn.
- Phòng ngừa nhiễm trùng
Việc vệ sinh phòng ốc để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng khi bị nổi nhọt cũng là một điều cần thiết. Bạn hãy làm sạch ga trải giường, quần áo và khăn tắm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc tay lên vùng da bị nổi ung nhọt, hãy rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo sang các vùng da lân cận.
- Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và vùng da khỏe là điều cần thiết người bệnh cần làm. Hãy vệ sinh da bằng nước muối, xà phòng sạch sẽ và dùng riêng khăn lau để tránh lây nhiễm nhé.
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết
Một số trường hợp mụn gây đau nhức quá mức, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện. Một số loại thuốc được dùng trong giảm đau có paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn nên tránh lạm dụng quá mức để đảm bảo vấn đề an toàn cho sức khỏe.
7.2 Điều trị nhọt hậu bối và mụn nhọt lớn
Một số trường hợp bị mụn hậu bối hoặc nốt mụn có kích thước quá lớn thì cần phải can thiệp điều trị bằng các phương pháp:
- Tiến hành tiểu phẫu
Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Khi dịch mủ được lấy ra hết, nốt mụn sẽ tự lành. Lúc này, bạn cần chăm sóc đúng cách để tránh nguy cơ để lại sẹo.
- Điều trị bằng thuốc
Để dự phòng nguy cơ nốt mụn có thể tái phát bất cứ khi nào, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để bạn sử dụng. Người bệnh nhân dùng đúng đơn thuốc trị mụn nhọt để đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hoặc tái phát lại.
8. Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa mụn nhọt
Để chăm sóc, phòng ngừa nổi nhọt, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Giặt quần áo, khăn tắm và ga trải giường thường xuyên.
- Không dùng chung đồ cá nhân để tránh lây nhiễm chéo.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc vào vùng da bị nổi mụn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng thuốc và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
- Tuyệt đối không nặn mụn để tránh nguy cơ để lại sẹo hay lây nhiễm chéo.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm mát, có tác dụng tiêu độc để hỗ trợ điều trị mụn nhọt.
9 Giải đáp một số câu hỏi khác về mụn nhọt
Ngoài các thông tin liên quan đến quá trình nhận biết và điều trị, bạn nên chú ý đến một số vấn đề khác liên quan đến nhọt da như:
9.1 Mụn nhọt có lây không?
Nốt nhọt có thể lây từ người sang người nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ. Một vài trường hợp có thể lây lan qua vết xước hoặc vết côn trùng cắn. Do đó, bạn cần chú ý hạn chế tiếp xúc với nốt mụn của người bệnh để không bị lây nhiễm.
9.2 Bị mụn nhọt bao lâu thì khỏi?
Bị nhọt có thể tự khỏi sau từ 2 đến 3 tuần nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ có sự chênh lệch do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Tình trạng mụn nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây mụn là gì.
- Quá trình điều trị của người bệnh ra sao, có đúng phương pháp hay không.
- Quá trình chăm sóc da khi bị nổi mụn có khoa học, đúng cách hay không…
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn nhọt để bạn đọc tham khảo. Hãy chủ động chăm sóc da đúng cách, bảo vệ sức khỏe để có một cơ thể, làn da khỏe mạnh. Bestme sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích trong các bài đọc sau để bạn tham khảo. Vì vậy, hãy theo dõi Bestme thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.