Bị mụn nhọt kiêng ăn gì, nên ăn gì để hết mụn nhanh nhất?
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 11/09/2023, 07:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 11/09/2023, 10:39 (+07:00)
1. Bị mụn nhọt kiêng ăn gì?
1.1 Sản phẩm từ sữa
1.2 Đồ ăn nhiều dầu mỡ
1.3 Thực phẩm giàu Omega-6
1.4 Socola
1.5 Đồ ăn nhiều đường
1.6 Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế
1.7 Bị mụn nhọt không nên ăn gì? Đồ ăn cay nóng
1.8 Đồ uống chứa chất kích thích, có cồn, có ga
1.9 Đồ ăn nhanh
1.10 Đồ ăn tái sống
2. Bị mụn nhọt nên ăn gì?
2.1 Thực phẩm chỉ số đường huyết thấp
2.2 Các thực phẩm giàu kẽm
2.3 Rau xanh
2.4 Trái cây có tính mát
2.5 Omega-3
2.6 Nha đam
2.7 Đậu xanh
3. Một số câu hỏi khác về dinh dưỡng khi bị mụn nhọt
Tổng kết
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của làn da, đặc biệt là với những người bị mụn nhọt. Hiểu được điều này, nhiều người nổi nhọt có thắc mắc: “Bị mụn nhọt kiêng ăn gì?” Cùng Bestme giải đáp thắc mắc ngay qua bài viết này nhé!
1. Bị mụn nhọt kiêng ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế bổ sung trong quá trình điều trị mụn nhọt.
1.1 Sản phẩm từ sữa
Mụn nhọt kiêng ăn gì? Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem,... nên hạn chế sử dụng trong thời gian điều trị mụn. Bởi, sữa chứa hàm lượng lớn Progesterone và tiền chất của Dihydrotestosterone, làm tăng sản xuất bã nhờn. Từ đó, gây bít tắc lỗ chân lông, phá hủy da và xuất hiện các loại mụn, trong đó có mụn nhọt.
1.2 Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể kích thích tuyến bã nhờn và mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này khi đi vào cơ thể còn gây “gánh nặng” cho gan. Điều này có thể khiến gan tích tụ thêm độc tố trong cơ thể và nổi mụn nhọt trên da.
1.3 Thực phẩm giàu Omega-6
Omega-6 là thành phần có khả năng kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó khiến tình trạng mụn nhọt trở nên trầm trong hơn. Omega-6 có nhiều trong nguồn thực phẩm như thịt gà, hạt điều, lạc, hạt hướng dương,…
1.4 Socola
Theo nhiều nghiên cứu, những người ăn nhiều socola có tỷ lệ nổi mụn cao hơn những người khác. Điều này có thể giải thích là do socola chứa nhiều thành phần gây kích thích hệ miễn dịch, làm suy giảm sức khỏe da và gây mụn nhọt.
1.5 Đồ ăn nhiều đường
Đường có xu hướng đi vào máu nhanh hơn, khiến cơ thể sản sinh lượng insulin lớn hơn. Điều này có thể gây ra nhiều tác động xấu cho cơ thể, ảnh hưởng tới hormone và gây tiết dầu trên da. Từ đó, làm bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện mụn nhọt.
1.6 Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế
Carbohydrate khi đi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa nhanh chóng, gây tăng đường huyết, từ đó dẫn tới việc tăng sản xuất dầu nhờn trên da. Làn da tích tụ quá nhiều bã nhờn, dầu thừa hay bụi bẩn có thể làm bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn nhọt trên da. Một số nguồn thực phẩm chứa carbohydrate, bao gồm: gạo, ngũ cốc, bột mỳ,...
1.7 Bị mụn nhọt không nên ăn gì? Đồ ăn cay nóng
Mụn nhọt kiêng ăn gì? Khi nhắc tới câu hỏi này, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới thức ăn cay nóng. Bởi, nguồn thực phẩm này chứa lượng lớn hoạt chất Lycopene, gây mất cân bằng độ pH và suy giảm sức đề kháng của da. Đồng thời, đồ ăn cay nóng còn kích thích gan khiến cơ thể gặp nhiều phản ứng phụ điển hình là nổi mụn nhọt.
1.8 Đồ uống chứa chất kích thích, có cồn, có ga
Đồ uống chứa chất kích thích hoặc có cồn sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới gan, khiến gan tích tụ nhiều độc tố khó đào thải ra khỏi cơ thể được.
Do đó, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng để cảnh báo tình trạng sức khỏe, điển hình là nổi mụn nhọt. Còn đồ uống có ga thường chứa nhiều đường mà thành phần này được đánh giá không tốt khi sử dụng trong quá trình điều trị các loại mụn.
1.9 Đồ ăn nhanh
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra số liệu rằng chế độ ăn uống chứa nhiều thức ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển mụn lên tới 43%. Không chỉ nổi mụn, đồ ăn nhanh còn gây ảnh hưởng tới gen, làm mất cân bằng hormone và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể.
1.10 Đồ ăn tái sống
Khi nhắc tới câu hỏi “Mụn nhọt kiêng ăn gì?”, nhiều người sẽ không nghĩ đến thức ăn tái sống. Tuy nhiên, đồ ăn tái sống khiến cơ thể khó hấp thụ và cơ quan tiêu hóa cần hoạt động với cường độ lớn hơn. Do đó, các nốt mụn sẽ trở nên khó điều trị hơn và có khả năng chuyển thành những loại mụn nghiêm trọng.
2. Bị mụn nhọt nên ăn gì?
Bên cạnh nguồn thực phẩm cần kiêng, bạn có thể tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm dưới đây để tăng cường sức khỏe làn da và cơ thể.
2.1 Thực phẩm chỉ số đường huyết thấp
Như đã giải thích ở phía trên, thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến mụn nổi liên tục. Và trong một số nghiên cứu ở nước ngoài, người theo chế độ ăn uống có kiểm soát lượng đường an toàn xuất hiện ít mụn hơn so với những người có chế độ ăn uống nhiều đường.
Một số nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, bao gồm: Quả hạch, mì ống, ngũ cốc ít chế biến, sữa ít chất béo,...
2.2 Các thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là nguồn khoáng chất có công dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tái tạo da, đồng thời tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây mụn trong da. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, hải sản, trứng, nấm,... Tuy nhên, bạn chỉ nên bổ sung mức kẽm an toàn là 40mg/ ngày để cơ thể không bị “quá tải”.
2.3 Rau xanh
Rau xanh thường chứa lượng chất xơ cao và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Chất xơ được biết tới có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm insulin – tác nhân gây tăng bã nhờn trên da.
Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung rau muống vào chế độ ăn uống do loại rau này có thể kích thích sự phát triển của tế bào gây sẹo lồi và thâm da.
2.4 Trái cây có tính mát
Trái cây thường được biết tới là chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da. Bạn nên ưu tiên bổ sung những loại quả có tính mát, nhằm hạn chế nóng trong và nổi mụn. Một số loại trái cây giàu vitamin C được khuyến khích bổ sung hàng ngày khi điều trị mụn nhọt gồm có dâu tây, đu đủ, kiwi, bơ, táo, cam, bưởi,…
2.5 Omega-3
Omega-3 là acid béo tốt cho cơ thể, có công dụng giảm sưng viêm các nốt mụn nhanh chóng. Bên cạnh đó, loại acid béo này còn làm giảm lượng protein IGF-1 - có liên quan tới việc hình thành mụn. Omega-3 thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu,…
2.6 Nha đam
Nha đam có tính mát nên hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể hiệu quả. Đồng thời, nha đam còn có tác dụng tiêu mủ và giảm sưng mụn nhanh chóng. Nha đam cũng có thể chế biến thành nhiều món tráng miệng dễ ăn như sữa chua nha đam, nha đam đường phèn, chè đậu xanh nha đam,...
2.7 Đậu xanh
Tương tự như nha đam, đậu xanh cũng hỗ trợ thanh nhiệt và làm tiêu mủ trong nhọt vượt trội. Đặc biệt, đây còn là một nguồn thực phẩm tốt cho gan và sức khỏe tổng thể. Bạn có thể bổ sung đậu xanh bằng cách nấu cháo hoặc chè.
3. Một số câu hỏi khác về dinh dưỡng khi bị mụn nhọt
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình ăn uống, Bestme sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan được nhiều bạn đọc quan tâm.
- Bị mụn nhọt có ăn được thịt gà không?
Theo Đông y, thịt gà có tính nóng nên được đánh giá là không tốt cho các nốt mụn. Bên cạnh đó, bổ sung nguồn thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ thể để lại sẹo và khiến mụn khó lành hơn.
- Bị mụn nhọt có ăn được thịt bò không?
Tương tự như thịt gà, người bị mụn nhọt cũng nên kiêng ăn thịt bò. Bởi, thịt bò gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe làn da, khiến mụn nhọt khó lành và có nguy cơ để lại sẹo, thâm trên da hơn.
- Bị mụn nhọt có ăn được thịt vịt không?
Hiện nay vẫn chưa có một dẫn chứng y khoa cụ thể nào về việc khi bị mụn nhọt hay vết thương hở không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên người bệnh nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe da. Do đó, khi bị mụn, bạn hoàn toàn có thể ăn thịt vịt.
- Bị mụn nhọt có ăn trứng được không?
Câu trả lời là Có. Bởi, trứng rất giàu kẽm - một khoáng chất có lợi cho da và hỗ trợ mụn nhanh lành hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý bổ sung theo hàm lượng được chuyên gia khuyến nghị, tránh ăn quá nhiều gây đầy bụng và khó tiêu hóa.
- Bị mụn nhọt có ăn được tôm, hải sản không?
Tôm và các loại hải sản thường giàu Omega-3. Đây là một thành phần không chỉ tốt cho làn da mà còn cả sức khỏe tổng thể. Omega-3 có tác dụng giảm sưng và hỗ trợ làm lành nốt mụn nhanh chóng.
- Bị mụn nhọt ăn xôi được không?
Xôi hay đồ nếp nói chung thường có tính nóng. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng loại thức ăn này vì có thể khiến nốt mụn mưng mủ to hơn và dễ để lại sẹo, thâm trên da.
Tổng kết
Bestme đã cùng bạn giải đáp thắc mắc “Mụn nhọt kiêng ăn gì?” qua bài viết này. Bên cạnh đó, Bestme còn gợi ý thêm một số loại thực phẩm nên bổ sung thêm trong chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe và đề kháng của làn da.
Đón đọc những bài viết khác của Bestme để cập nhật thêm thông tin làm đẹp xu hướng khác nhé!