Mụn nhọt ở mũi là bệnh gì? Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 12/09/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 12/09/2023, 11:35 (+07:00)
1. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở mũi
1.1 Bệnh viêm tiền đình mũi
1.2 Nhọt mũi và viêm mô tế bào
1.3 Sưng nhọt trong mũi do lông mọc ngược
1.4 Mụn nhọt trong mũi do rối loạn bài tiết
2. Triệu chứng mụn nhọt ở mũi
3. Nổi mụn nhọt ở mũi khi nào cần gặp bác sĩ?
4. Chữa trị mụn nhọt ở mũi như thế nào?
5. Có nên nặn nhọt trong mũi không?
6. Cách phòng ngừa sưng nhọt trong mũi
Tổng kết
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên, nổi trên mũi thường hiếm gặp. Vậy, cùng Bestme tìm hiểu “Mụn nhọt ở mũi có gây nguy hiểm không?” và phương hướng điều trị phù hợp nhé!
1. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở mũi
Mụn nhọt ở mũi xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng Bestme tìm hiểu ngay dưới đây.
1.1 Bệnh viêm tiền đình mũi
Đây là tình trạng bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở vùng tiền đình mũi, tức là phần trước của hốc mũi. Bệnh lý này thường gây ra bởi hành động ngoáy, hỉ mũi quá mức hoặc đeo khuyên mũi. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu) sẽ phát triển và hình thành các nốt mụn nhọt ở trong mũi.+

1.2 Nhọt mũi và viêm mô tế bào
Nhọt là tình trạng nhiễm trùng nông trên mũi với triệu chứng xuất hiện mụn có mủ ngay dưới da. Còn bệnh lý viêm mô tế bào có biểu hiện viêm, mụn nhọt hoặc nhiễm khuẩn lan rộng, gây ảnh hưởng tới sự liên kết da.
1.3 Sưng nhọt trong mũi do lông mọc ngược
Lông mũi xảy ra hiện tượng mọc ngược, lông đi sâu vào bề mặt da. Điều này khiến các nang lông bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây mụn nhọt ở mũi nhanh chóng.

1.4 Mụn nhọt trong mũi do rối loạn bài tiết
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra vào giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai sản. Sự mất cân bằng hormone trong có thể sẽ làm tăng sản xuất dầu nhờn trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn bọc. Đặc biệt là khi vùng da mũi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn các vùng da khác.
2. Triệu chứng mụn nhọt ở mũi
Để phân biệt mụn nhọt với các loại mụn khác, bạn hãy cùng Bestme tham khảo một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này nhé!
- Mụn có kích thước lớn: So với mụn trứng cá, mụn nhọt có kích thước lớn hơn và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
- Sưng đỏ: Mụn nhọt thường sưng đỏ và tạo cảm giác đau nhức cho người bệnh khi chạm tay vào.
- Màu sắc và vùng viêm: Mụn nhọt có thể có màu trắng hoặc đỏ tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm. Vùng da xung quanh mụn thường có màu đỏ, báo hiệu tình trạng viêm hoặc sưng.
- Khó xử lý và chậm lành: Mụn nhọt thường khó xử lý và chậm lành hơn so với mụn trứng cá. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài và khó được điều trị dứt điểm.

3. Nổi mụn nhọt ở mũi khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng mụn nhọt ở mũi có xu hướng viêm nhiễm và xuất hiện biến chứng. Cụ thể, các triệu chứng của mụn nhọt không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi được chăm sóc và điều trị tại nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến thăm khám khi cơ thể có những biểu hiện lạ như sốt cao không hạ, sưng đau mũi, chóng mặt, nhìn mơ,...

4. Chữa trị mụn nhọt ở mũi như thế nào?
Với tình trạng mụn nhọt trong mũi trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng thuốc sát khuẩn như Betadin 10% hoặc bôi mỡ kháng sinh như tetracyclin, aureomycin, bacitracin,… để chấm vào chỗ mụn, hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp bôi tinh dầu tràm trà và chườm ấm để giảm viêm và lây lan mụn.
Nếu mụn có xu hướng lây lan và trở nên nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cần sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Bạn sẽ cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, nhằm giảm đau và kháng viêm. Bác sĩ cũng có thể dùng thủ thuật để hút mủ mụn nhọt nhanh nhất, giúp mụn nhanh lành và hạn chế tái phát hơn.

5. Có nên nặn nhọt trong mũi không?
Không phải bất kỳ tình trạng mụn nhọt nào cũng cần nặn mụn. Bạn chỉ nên nặn khi mụn nhọt trong mũi ở tình trạng nhẹ, mọc thưa hoặc đầu khô, cứng. Đồng thời, bạn cũng không nên tự ý nặn mụn nhọt tại nhà vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn do nặn mụn không đúng thời điểm hoặc sai cách.
Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên nặn mụn nhọt ở mũi ở những cơ sở y tế hoặc trung tâm làm đẹp uy tín. Các cơ sở được trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn, được khử khuẩn và có kỹ thuật viên lành nghề nên hạn chế để lại sẹo và giúp mụn nhanh lành hơn.

6. Cách phòng ngừa sưng nhọt trong mũi
Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị mụn nhọt ở mũi bằng một số lưu ý trong cách chăm sóc da dưới đây:
- Giữ vệ sinh mũi.
- Hạn chế ngoáy, nhổ lông mũi hoặc đeo khuyên mũi.
- Làm sạch tay với xà phòng trước khi chạm vào mũi hoặc làn da.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhằm tăng cường sức đề kháng da.
- Hạn chế căng thẳng hoặc stress xảy ra.

Tổng kết
Mụn nhọt ở mũi gây nhiều lo lắng cho người bệnh và cũng là tình trạng khó điều trị dứt điểm nhất. Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể điều trị và chăm sóc mũi tốt nhất, dứt điểm tình trạng này.
Đón đọc những bài viết khác của Bestme để nắm bắt những xu hướng làm đẹp mới và tuyệt vời nhất!