Hình ảnh phân biệt mụn thịt thừa và cách xử lý hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 25/07/2024, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 25/07/2024, 15:12 (+07:00)
1. Mụn thịt là gì?
2. Hình ảnh mụn thịt trên cơ thể
3. Nguyên nhân mụn thịt mọc nhiều
3.1 Nguyên nhân trực tiếp gây mụn thịt thừa
3.2 Nguyên nhân gián tiếp gây nổi mụn thịt dư
4. Các loại mụn thịt phổ biến nhất
5. Mụn thịt có tự hết không?
6. Cách phân biệt mụn thịt và sùi mào gà
7. Mụn thịt có nguy hiểm không?
8. Mụn thịt có nặn được không?
9. Làm sao để hết mụn thịt trên mặt?
9.1 Điều trị mụn thịt thừa trên da bằng thuốc
9.2 Phương pháp điều trị mọc thịt thừa xâm lấn
10. Phòng ngừa mụn thịt như thế nào?
Kết luận
Mụn thịt là tình trạng mụn phát triển do bã nhờn tích tụ dưới da trong thời gian dài, tạo nên những khối u nhỏ nổi lên. Tình trạng này khiến da trở nên cộm và sần sùi ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bài viết dưới đây Bestme sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về mụn thịt và cách xử lý sao cho hiệu quả nhé!
1. Mụn thịt là gì?
Đây là các u nang dưới da do rối loạn chuyển hóa. Ban đầu, chúng xuất hiện đơn lẻ, nằm sâu bên trong da và có màu trắng. Khi phát triển, chúng phá vỡ cấu trúc da, nổi lên trên bề mặt với màu sắc tương tự da người mắc. Mụn thịt phát triển nhanh, thường thấy ở người trung niên và người lớn tuổi.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng vấn đề da liễu này ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và có thể lớn dần nếu không điều trị. Thỉnh thoảng, chúng trở nên đỏ, chảy máu hoặc đen do xoắn và tế bào da chết.
2. Hình ảnh mụn thịt trên cơ thể
Thịt dư thường xuất hiện dưới dạng nốt đơn hoặc nhiều nốt không đều trên da, có thể xuất hiện ở các vùng cơ thể.
Đặc biệt, chúng thường xuất hiện quanh cổ, mắt, nách, má, trán và cằm - những nơi có tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ và lỗ chân lông dễ bị tắc. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ngực, lưng hoặc dưới các vùng gấp trên mông.
3. Nguyên nhân mụn thịt mọc nhiều
Mụn thịt dưới da thường xuất hiện khi tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và các chất bã nhờn, tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của việc xuất hiện thịt dư có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau.
3.1 Nguyên nhân trực tiếp gây mụn thịt thừa
Nguyên nhân gây vấn đề da liễu này thường bắt nguồn từ bên trong cơ thể, đặc biệt liên quan đến yếu tố cơ địa và nội tiết. Mụn thịt xuất hiện do sự rối loạn collagen, làm thay đổi cấu trúc ban đầu của da.
Sự tăng sản xuất collagen vượt quá mức, kết hợp với sự rối loạn tuyến mồ hôi, tạo nên những nốt mụn thịt trên da.
Những người có yếu tố cơ địa yếu, collagen không hoạt động tốt để duy trì tính đàn hồi cho da, thường gặp vấn đề về làn da không mịn màng, săn chắc. Ngoài ra, da nhạy cảm và các yếu tố khác cũng góp phần gây nên mụn thịt.
3.2 Nguyên nhân gián tiếp gây nổi mụn thịt dư
Nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng thịt dư chủ yếu bắt nguồn từ lối sống, thói quen hàng ngày và bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như:
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, việc sử dụng quá nhiều chất kích thích và thói quen thức khuya có thể dẫn đến việc xuất hiện thịt thừa ở khu vực xung quanh mắt hoặc các vị trí khác trên khuôn mặt.
- Gặp các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn da.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ có sự thay đổi về nội tiết tố cũng có nguy cơ cao bị nổi mụn thịt.
- Sử dụng mỹ phẩm chứa các thành phần có thể gây tổn thương cho làn da cũng góp phần vào việc hình thành thịt dư trên da.
- Sử dụng các loại thuốc không được kê đơn bởi bác sĩ, ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc xuất hiện mụn thịt thừa.
4. Các loại mụn thịt phổ biến nhất
Thịt thừa trên mặt có xu hướng mọc đối xứng nhau tại cùng một vị trí và có những loại sau:
- Mụn thịt toàn diện
Đây là những khối mô tăng sinh thông thường, xuất hiện đốm màu nâu hoặc xám, tạo cảm giác sần sùi. Thường xuất hiện ở chân, tay, cổ, gây ngứa nhưng không đau.
- Mụn thịt mạch máu
Phát triển từ mạch máu dưới da, thường thấy ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết là trên da xuất hiện đốm đỏ hoặc tím, nổi lên trên mặt, đầu, cổ, lưng, bụng. Ban đầu phát triển nhanh nhưng sau đó teo nhỏ và biến mất. Đối với mụn thịt mạch máu cần được chú ý vì trong một số trường hợp có thể liên quan đến thị lực.
- Mụn thịt sợi
Đây là dạng mụn thường gặp, không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ. Mụn mềm, không đau, không khó chịu, có màu tương tự da hoặc xám, kích thước từ vài mm đến vài cm.
Mụn thịt sợi phát triển do chấn thương, viêm nhiễm hoặc di truyền, xuất hiện trên nhiều vùng cơ thể. Loại mụn này thường được loại bỏ để duy trì thẩm mỹ.
- Mụn thịt mô tế bào thần kinh
Phát triển từ tế bào thần kinh dưới da, do di truyền, hình thành khối mô tế bào thần kinh trên da và nhiều vùng thần kinh khác. Mụn thịt mô thần kinh có màu tự nhiên, hình thành thành đốm lẻ hoặc cụm, lan rộng ra cơ thể và kích thước không đều.
Loại mụn này không gây đau nhưng phát triển quá mức áp lực lên dây thần kinh, đặc biệt gần mắt có thể ảnh hưởng thị lực. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp trường hợp mụn lớn hoặc bất thường.
5. Mụn thịt có tự hết không?
Đây là một vấn đề liên quan đến yếu tố di truyền, chuyển hóa da và các yếu tố khác nên chúng thường không tự giảm hoặc biến mất mà không có sự can thiệp.
Để loại bỏ hoàn toàn mụn thịt, thường cần sự can thiệp từ các phương pháp điều trị da liễu hoặc phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại mụn và sự phát triển của chúng.
Nếu bạn bị thịt thừa và muốn điều trị, tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp thích hợp.
6. Cách phân biệt mụn thịt và sùi mào gà
Mụn thịt sinh dục thường xuất hiện dưới dạng nốt da tròn, mềm, nở thành cuống. Chúng không gây hại nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể bị tổn thương khi bị cọ xát vào quần áo hoặc khi quan hệ.
Sùi mào gà do virus HPV gây ra. Thường thô ráp hoặc sưng phồng, hình dạng giống súp lơ. Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây lan nhanh nếu không điều trị kịp thời, triệu chứng phát triển nhanh và gây hại cho sức khỏe, đặc biệt sức khỏe sinh sản.
Cả mụn thịt và sùi mào gà có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm, thường nhỏ và khó chẩn đoán. Tuy nhiên, sự khác biệt về hình dáng giữa hai loại tổn thương này giúp nhận biết bệnh lý để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
7. Mụn thịt có nguy hiểm không?
Nhìn chung, thịt thừa dưới da là u lành tính và ít có khả năng biến thành u ác tính. Trong một số trường hợp mụn thịt có thể gây đau và ngứa, đặc biệt khi tiếp xúc với mồ hôi.
Sự lây lan của thịt dư có thể ảnh hưởng đến ngoại hình khiến bạn cảm thấy tự ti. Do đó, việc điều trị là quan trọng, ngay cả khi chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đôi khi, mụn thịt dư cũng gây khó khăn khi mặc quần áo, trang sức hoặc phụ kiện khác, gây đau hoặc khó chịu. Nếu mụn bị kích thích và trở nên đỏ, chảy máu hoặc đen do xoắn và chết tế bào da (hoại tử), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý cần thiết.
8. Mụn thịt có nặn được không?
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên nặn mụn thịt. Đây thường là các u nang dưới da, và việc nặn có thể gây tổn thương cho cấu trúc da xung quanh, dẫn đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc gây viêm nhiễm.
Hơn nữa, nặn có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng khả năng để lại sẹo.
Nếu bạn quan tâm đến mụn thịt và muốn xử lý chúng, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng da của bạn và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm cả việc loại bỏ nếu cần.
9. Làm sao để hết mụn thịt trên mặt?
Tồn tại các đám thịt dư trên da có thể khiến bạn cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác. Vì vậy, cần phải khắc phục tình trạng này ngay để đảm bảo không ảnh hưởng đến ngoại hình. Hiện nay, có hai phương pháp được áp dụng phổ biến:
9.1 Điều trị mụn thịt thừa trên da bằng thuốc
Phương pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là sử dụng thuốc để điều trị vì sự đơn giản, ít gây sẹo và tổn thương. Các bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng hai loại thuốc sau để khắc phục mụn thịt:
- Retinoid (có dạng thuốc bôi và uống).
- Atropine tại chỗ.
Ngoài ra, kết hợp sử dụng tẩy da chết cũng là một phương pháp đơn giản để giảm bớt nốt sần trên da. Tuy nhiên, phương pháp này cần một thời gian dài, khoảng vài tháng sử dụng mới thấy được sự cải thiện.
⚠️⚠️⚠️Tìm hiểu chi tiết : Cách trị mụn thịt tại nhà
9.2 Phương pháp điều trị mọc thịt thừa xâm lấn
Để loại bỏ vấn đề da liễu này ngay lập tức bạn có thể tham khảo phương pháp là đốt mụn thịt. Tuy nhiên, với những trường hợp u mềm treo dày đặc trên da, cần xem xét đến việc điều trị xâm lấn.
Xiết chỉ phẫu thuật ở vùng da bị mụn để cắt nguồn dưỡng chất cũng là lựa chọn khác. Khi thực hiện phương pháp này mụn thịt sẽ tự rụng sau một thời gian.
Đốt mụn bằng đèn năng lượng hoặc phẫu thuật loại bỏ mụn cũng là những cách điều trị mụn thịt nhưng có thể gây đau và ảnh hưởng đến da xung quanh và không được khuyến khích thực hiện vì nguy cơ để lại sẹo và tái phát.
Một phương pháp mới là xóa mụn bằng laser, được ứng dụng rộng rãi ở các cơ sở làm đẹp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nhiệt độ cao có thể gây tổn thương cho mô xung quanh. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm, có thể xuất hiện sẹo đốm trắng sau điều trị.
Mỗi người sẽ có một tình trạng mụn thịt và phù hợp với từng phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia da liễu để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại nhé!
✔️✔️✔️Tham khảo thêm : Sau khi đốt mụn thịt nên bôi thuốc gì
10. Phòng ngừa mụn thịt như thế nào?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, và với những bí quyết đơn giản dưới đây, bạn có thể giảm nguy cơ bị mụn thịt dư:
- Uống nhiều nước để da luôn căng mịn và thải độc cơ thể. Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt omega-3 và omega-6 cho sức đề kháng.
- Hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp và sản phẩm từ sữa.
- Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ và tập thể dục thường xuyên.
- Làm sạch da đúng cách để duy trì làn da sạch và khỏe mạnh.
- Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
- Tránh nặn mụn và tổn thương da. Hạn chế trang điểm khi không cần thiết.
- Xông hơi cho da mặt thường xuyên để duy trì độ đàn hồi và sức khỏe da.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về mụn thịt dư, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích để giúp bạn nhận biết tình trạng và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.
Tiếp tục theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều thông tin mới và hữu ích về làm đẹp cùng chăm sóc da nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Skin tags: Why they develop, and how to remove them - https://www.aad.org/public/diseases/a-z/skin-tags
What are skin tags? Causes and treatment options - https://www.medicalnewstoday.com/articles/67317