Nặn mụn có tốt không? Khi nào nên nặn và cách tự nặn an toàn
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 19/12/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 19/12/2023, 14:13 (+07:00)
1. Có nên nặn mụn không? Nặn mụn có tốt không?
1.1 Lợi ích của việc nặn mụn
1.2 Tác hại của việc nặn mụn
1.3 Những loại mụn nên nặn
1.4 Những loại mụn không nên nặn
2. Hướng dẫn các bước tự nặn mụn tại nhà
2.1 Khi nào nên nặn mụn?
2.2 Trước khi nặn mụn nên làm gì?
2.3 Các bước tiến hành nặn mụn
3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
3.1 Nặn mụn không hết nhân thì sao?
3.2 Nặn mụn bị trầy da phải làm sao?
3.3 Nặn mụn có đau không?
3.4 Nặn mụn có bị rỗ không?
3.5 Nên nặn mụn bao lâu 1 lần?
Tổng kết
Nặn mụn là thói quen, hành động nhiều người thường xuyên thực hiện với mong muốn loại bỏ mụn càng sớm càng tốt. Thế nhưng nặn mụn có tốt không? Cùng Bestme giải đáp cũng như bật mí cách tự nặn an toàn nhé!
1. Có nên nặn mụn không? Nặn mụn có tốt không?
Cùng Bestme giải đáp câu hỏi có nên nặn mụn không nhé!
1.1 Lợi ích của việc nặn mụn
Mụn là tình trạng da liễu sẽ không thể tự mất đi, đặc biệt là khi nhân mụn đã trở thành cồi đen, già hay bao xơ. Nếu để tình trạng này kéo dài, còn có nguy cơ tạo nên những khoảng trống dưới da, hình thành sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ.
Do đó, việc nặn mụn sẽ giúp loại bỏ nhân mụn ra khỏi nền da ngay lập tức và tạo cảm giác thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn mới.
1.2 Tác hại của việc nặn mụn
Nếu nặn mụn sai cách, làn da sẽ phải đối mặt với những tình trạng sau:
- Nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
- Đối với mụn mủ, việc nặn mụn không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, lan rộng và hình thành những ổ mụn lớn hơn hay nhiễm trùng máu.
- Đối với một số tình trạng mụn đã lâu, việc nặn mụn không đúng cách sẽ đẩy nhân mụn xuống sâu hơn trong da và khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây viêm da và mụn nổi nhiều hơn.
- Những nhân mụn, bã nhờn còn sót lại do nặn sai cách có thể khiến kích thích mụn mới mọc lên.
1.3 Những loại mụn nên nặn
Mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… là những loại mụn mà bạn có thể tự nặn tại nhà. Do chúng được hình thành từ những tế bào da chết và dầu thừa gây viêm tắc các nang lông nên dễ dàng loại bỏ nhân mụn mà không khiến da bị tổn thương quá mức.
1.4 Những loại mụn không nên nặn
Những loại mụn viêm như mụn mủ, u nang, mụn thịt,… bạn tuyệt đối không được tự ý nặn. Đây đều là những loại mụn này nằm sâu trong da, việc tự ý nặn sẽ khiến nốt mụn có thể bị nhiễm trùng, hình thành sẹo,…
2. Hướng dẫn các bước tự nặn mụn tại nhà
Khám phá ngay các bước tự nặn mụn chuẩn chỉnh tại nhà!
2.1 Khi nào nên nặn mụn?
Chỉ nặn mụn khi mụn đã “chín”, lộ đầu nhân. Lúc này việc loại bỏ nhân mụn sẽ dễ dàng hơn mà làn da cũng ít chịu tổn thương hơn.
2.2 Trước khi nặn mụn nên làm gì?
* Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Một số dụng cụ cần chuẩn bị là bông tẩy trang, tăm bông, găng tay y tế, nước ấm, khăn rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm và dụng cụ nặn mụn đã được vệ sinh sạch sẽ.
* Tẩy trang và làm sạch da : Bước này sẽ giúp làm sạch bề mặt da các bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn.
* Tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, có lợi cho làn da. Tuy nhiên, trong giai đoạn có mụn, bạn nên ưu tiên sử dụng tẩy da chết hóa học thày vì vật lý có chứa hạt scrub nhé!
* Xông hơi: Việc này giúp làm mềm da, lỗ chân lông được giãn nở, từ đó, việc lấy mụn sẽ dễ dàng hơn và giảm nguy cơ tổn thương cho da.
2.3 Các bước tiến hành nặn mụn
* Khử trùng: Đầu tiên, bạn tiến hành khử trùng dụng cụ lấy mụn bằng cách hơ nóng qua lửa, sau đó lau sạch lại bằng cồn. Trong quá trình này, hãy đeo bao tay để đảm bảo dụng cụ lấy mụn được vệ sinh tốt nhất. Kế đến, thấm cồn vào bông tẩy trang và lau qua vùng da bị mụn.
* Lấy nhân mụn
- Đặt dụng cụ lấy mụn ở vị trí song song với bề mặt da, sau đó nhẹ nhàng xuyên qua phần đầu mụn đã trồi lên bề mặt da.
- Dùng tăm bông để nhấn nhẹ vùng xung quanh nốt mụn, việc này giúp cho mủ và cồi mụn được đẩy ra bên ngoài.
- Dùng bông tẩy trang để thấm mủ, nước trong mụn thoát ra.
* Vệ sinh da sau khi nặn mụn
- Vệ sinh vùng da vừa nặn mụn bằng bông tẩy trang đã thấm cồn.
- Bạn có thể bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ bacitracin hoặc kem trị mụn nhằm giúp vết mụn nhanh lành.
⭐⭐⭐Tìm hiểu thêm: Uống isotretinoin có nên nặn mụn không
3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Cùng Bestme giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhé!
3.1 Nặn mụn không hết nhân thì sao?
Những nhân mụn còn sót lại sẽ kích thích mụn mới mọc lên. Do đó, bạn hãy nhớ luôn loại bỏ hoàn toàn nhân mụn nhé!
3.2 Nặn mụn bị trầy da phải làm sao?
Nhiều người có thói quen dùng tay hoặc dụng cụ nặn để tác động trực tiếp vào nốt mụn với lực rất lớn nhằm nhanh chóng đẩy nhân mụn ra ngoài. Điều này sẽ khiến cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng, bị nứt hoặc chảy máu.
Với tình trạng này, bạn cần vệ sinh da kỹ càng, giữ da luôn sạch và bôi thuốc trị mụn đều đặn cho da nhanh chóng hồi phục.
3.3 Nặn mụn có đau không?
Mức độ đau khi nặn mụn sẽ phụ thuộc vào loại mụn cũng như tình trạng mụn. Tuy nhiên, cảm giác đau thường không kéo dài nên bạn không cần quá lo lắng nhé!
3.4 Nặn mụn có bị rỗ không?
Việc nặn mụn sai cách sẽ khiến cho nốt mụn trở thành vết sẹo lõm, sẹo rỗ trên da. Tình trạng này khiến cho làn da không được đều màu và không mịn màng.
3.5 Nên nặn mụn bao lâu 1 lần?
Tùy vào tình trạng mụn mà bác sĩ da liễu sẽ yêu cầu lấy nhân mụn 1-2 tuần/ 1 lần và giữ khoảng cách đều đặn để da có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
⚠️⚠️⚠️Tham khảo thêm: Phục hồi da sau nặn mụn
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp câu hỏi: Nặn mụn có tốt không? Với những chia sẻ trên, Bestme hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để làn da sạch mụn, sáng khỏe mà mình hằng mơ ước nhé!