Nhọt ống tai ngoài: Nguyên nhân, phác đồ điều trị hiệu quả
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 12/09/2023, 21:00 (+07:00)
1. Nhọt ống tai ngoài là gì?
2. Nguyên nhân bị nhọt ống tai
3. Triệu chứng và chẩn đoán mọc nhọt trong ống tai
4. Viêm nhọt ống tai ngoài có tự hết không?
5. Biến chứng có thể gặp khi bị nhọt ống tai ngoài
6. Phác đồ điều trị nhọt ống tai ngoài
6.1 Giai đoạn khi nhọt còn nhỏ
6.2 Giai đoạn nhọt đã chín
6.3 Giai đoạn nhọt đã vỡ
7. Cách phòng ngừa nhọt ống tai ngoài
Tổng kết
Nhọt ống tai ngoài là bệnh lý ở tai khá phổ biến, dù không tác động nghiêm trọng tới tính mạng nhưng nếu không biết cách xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này, cùng Bestme khám phá về Nguyên nhân, phác đồ điều trị của căn bệnh này nhé!
1. Nhọt ống tai ngoài là gì?
Nhọt ống tai, còn gọi là viêm tai ngoài khu trú, là một bệnh viêm nhiễm cấp tính của viêm tai ngoài. Bệnh hay xảy ra vào mùa hè do tụ cầu khuẩn phát triển mạnh mẽ, và thường gặp nhất ở trẻ em, trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch.

Tình trạng này thường phát triển qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn viêm nhiễm: Giai đoạn đầu tiên thường bắt đầu bằng viêm nhiễm của tai ngoài, khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào tai qua lỗ tai, gây viêm nhiễm và dẫn đến triệu chứng như đau tai, ngứa tai, và sưng đỏ.
- Giai đoạn nhọt: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng cách, nó có thể phát triển thành giai đoạn nhọt. Giai đoạn này xuất hiện khi có dịch nhọt (mủ) bắt đầu tụ trong tai, gây ra triệu chứng như đau tai, mất thính lực tạm thời, và có thể gây ra viêm nhiễm nội tiết tai (viêm tai giữa) nếu mủ lan sang vùng tai giữa.
2. Nguyên nhân bị nhọt ống tai
Nguyên nhân của loại viêm này chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Ngoài ra, nhọt ống tai ngoài còn xuất hiện bởi một số yếu tố sau:
- Bơi lội ở khu vực nước bẩn: Thường xảy ra ở vùng nông thôn, nơi nguồn nước từ sông, hồ thường bị nhiễm khuẩn. Nhiều người sau khi bơi lại không biết cách vệ sinh tai đúng cách, dẫn đến nước còn đọng trong tai, tạo môi trường ẩm ướt trong ống tai, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn và nấm.
- Chấn thương ống tai do ngoáy tai không đúng cách: Nhiều người thường có thói quen lấy ráy tai hàng ngày bằng tăm bông hoặc các dụng cụ kim loại khác. Tuy nhiên, đây là hành động không tốt và có thể gây tổn thương da ống tai, đồng thời nó còn khiển cho chất bẩn và ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong và tạo điều kiện khiến vi khuẩn phát triển.

- Dị ứng hóa chất làm tóc: Một số hóa chất sử dụng trong làm tóc như keo xịt tóc, thuốc uốn, và thuốc nhuộm có thể kích thích ống tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm và nhọt.
- Mắc các bệnh lý mạn tính như viêm da tiết bã, vảy nến, đái tháo đường, chàm...: Các bệnh lý này có thể làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công ống tai.
3. Triệu chứng và chẩn đoán mọc nhọt trong ống tai
Triệu chứng rõ nét nhất khi mắc nhọt ống tai ngoài là đau kèm theo bị sốt nhẹ, đặc biệt đau nhức bên trong tai, việc ấn, kéo vành tai hoặc ngáp cũng sẽ khiến cơn đau tăng lên dữ dội.

Vùng da xung quanh ống tai có đặc điểm là gắn chặt vào sụn và vô cùng nhạy cảm, do đó cơn đau từ nhọt ống tai sẽ vô cùng lớn, thậm chí làm người bệnh mất ngủ và chán ăn. Đặc biệt, nếu nốt nhọt nằm sâu bên trong tai, cơn đau còn tăng lên vô cùng đáng kể.
Ban đầu, khi nốt mụn nhọt còn nhỏ và non, nó xuất hiện dưới hình dạng một nốt bị sưng lên với kích thước chỉ bằng hạt ổi. Tới khi lớn và chín, vùng da xung quanh bị phù nề, lòng ống tai thu hẹp, khó thấy màng nhĩ. Nếu bạn quan sát kỹ, bạn có thể thấy đỉnh của nhọt có một điểm trắng, cho thấy nó sắp vỡ.
Thường thì chỉ có một nhọt xuất hiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh có thể bị nhiều nhọt cùng một lúc.

4. Viêm nhọt ống tai ngoài có tự hết không?
Viêm nhọt ống tai ngoài KHÔNG thể tự khỏi. Người mắc phải cần sớm điều trị ngay khi phát hiện để phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng có thể lan sang các mô lân cận.
5. Biến chứng có thể gặp khi bị nhọt ống tai ngoài
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm hạch sau tai, viêm hạch xung quanh tai… Do đó, người bệnh không được chủ quan nếu nghi ngờ mình đang mắc tình trạng nhọt ống tai ngoài nhé!

6. Phác đồ điều trị nhọt ống tai ngoài
Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh viêm nhọt trong ống tai mà bạn không nên bỏ qua!
6.1 Giai đoạn khi nhọt còn nhỏ
Đây là giai đoạn khi các nốt nhọt còn non, chưa vỡ. Thời điểm này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, hạ sốt, thậm chí là giảm đau toàn thân để cải thiện các triệu chứng khó chịu của người bệnh.
Bên cạnh uống thuốc, bạn nên chú ý vệ sinh tại. Hãy nhỏ thuốc tai tại chỗ và chườm nóng mỗi ngày để có thể làm tăng tuần hoàn máu, giảm viêm sưng nhanh chóng, từ đó tăng hiệu quả điều trị.

6.2 Giai đoạn nhọt đã chín
Khi các nốt nhọt đã chín, bạn buộc phải lấy mủ nhọt đúng cách tại các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ chích nhọt thông qua việc gây tê tại chỗ, nặn sạch mủ và sát khuẩn kĩ càng vị trí có nhọt ống tai ngoài.

6.3 Giai đoạn nhọt đã vỡ
Lúc này, bạn vẫn cần duy trì việc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân, thuốc chống viêm cũng như thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Đừng quên tái khám để được các bác sĩ kiểm tra để tránh tình trạng mụn tái phát nhé!
7. Cách phòng ngừa nhọt ống tai ngoài
Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, bạn đọc cần tránh gây kích ứng hoặc làm chấn thương ống tai:
- Hãy hạn chế việc được đưa các vật nhọn vào ống tai, và dừng thói quen lấy ráy bằng dụng cụ kim loại.
- Khi đi bơi, tắm ở khu vực biển, sông, hồ... cần bịt tai kỹ càng để tránh nước tràn vào tai. Ngoài ra, đừng bên ở các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm.
- Sau khi tắm, hãy lau khô tai bằng bông ngoáy tai, tránh đưa sâu vào lỗ tai.
- Hạn chế dùng chung các dụng cụ vệ sinh tai để đảm bảo vệ sinh cho tai của mình.
- Các thiết bị tai nghe dạng nút tai cũng cần được vệ sinh đều đặn để tránh ẩm mốc và hạn chế dùng tai nghe liên tục trong thời gian dài.

Tổng kết
Trên đây, Bestme đã bật mí những thông tin chi tiết về nguyên nhân và phác đồ điều trị của tình trạng nhọt ống tai ngoài. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích để xử trí đúng cách khi bản thân hoặc người xung quanh mắc bệnh lý này!