Da bị nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 28/08/2024, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 28/08/2024, 16:13 (+07:00)
1. Nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì?
1.1 Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa do viêm da tiếp xúc
1.2 Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do mụn rộp
1.3 Nổi mụn nước khắp người không ngứa do viêm da cơ địa
1.4 Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa do bệnh chốc lở
1.5 Nổi mụn nước trên người nhưng không ngứa do bỏng lạnh
1.6 Tay nổi mụn nước không ngứa do bệnh Pemphigus
1.7 Nổi mụn nước trên da không ngứa do bệnh chín mé
1.8. Một số nguyên nhân khác
2. Da nổi mụn nước không ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
3. Điều trị nổi mụn nước không ngứa như thế nào?
Tổng kết
Mụn nước không ngứa là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Bestme khám phá da bị nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì và những phương pháp chữa trị không thể bỏ qua nhé!
1. Nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì?
Bị mụn nước không ngứa là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Cùng Bestme khám phá đây có thể là biểu hiện của những căn bệnh nào nhé!
1.1 Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa do viêm da tiếp xúc
Còn được biết đến dưới tên bệnh chàm, tình trạng này thường xuất hiện các vùng mụn nước nhỏ. Trong những trường hợp mà người bệnh vùng ngứa nhiều, bệnh chàm có thể trở nên nhiễm trùng, gây ra những vùng mụn nước chứa dịch mủ, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
1.2 Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do mụn rộp
Mụn rộp là sự tổn thương da xuất phát từ vi-rút herpes simplex (HSV). Herpes simplex được chia thành hai loại chính:
- HSV 1: Thường gây ra các vùng mụn nước xung quanh miệng và trên khuôn mặt.
- HSV 2: Thường gây ra mụn rộp ở vùng sinh dục, tạo thành các vùng mụn xung quanh khu vực này.
Các vùng nổi mụn nước không ngứa do herpes simplex thường xuất hiện dưới dạng cụm, thường gây đau đớn, chứa dịch màu vàng và có khả năng hình thành vảy ở bề ngoài.
Ngoài ra, những dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm sốt nhẹ, cảm giác mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau khắp cơ thể và sự suy giảm về cảm giác thèm ăn.
1.3 Nổi mụn nước khắp người không ngứa do viêm da cơ địa
Đây là một dạng viêm da mãn tính, gây ra sự tổn thương da theo từng mảng, biểu hiện qua các triệu chứng như vùng da bị ban đỏ, xuất hiện mụn nước. Bệnh viêm da cơ địa thường hiện diện theo từng giai đoạn cụ thể.
- Giai đoạn ban đỏ: Da trở nên đỏ mẩn với các vùng hồng nhạt, điều này có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các triệu chứng dị ứng.
- Giai đoạn mụn nước: Khi vùng da bị ảnh hưởng chuyển sang màu đỏ đậm, những vùng mụn nước nhỏ xuất hiện.
Tình trạng nổi mụn nước không ngứa cuối cùng sẽ vỡ ra, làm cho chất lỏng bên trong chảy ra ngoài. Lớp chất lỏng này tràn lên da, gây khô và làm da trở nên cứng, giai đoạn này thường được gọi là lichen hoá.
1.4 Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa do bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ dàng lây lan có liên quan đến vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Ban đầu, bệnh chốc lở thể hiện dấu hiệu qua các vết loét đỏ xuất hiện trên da.
Những vết loét này sau đó nhanh chóng biến thành các vùng mụn nước không ngứa, sau đó vỡ và hình thành vảy.
Bệnh chốc lở phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi nhưng người lớn sống trong môi trường có khí hậu ẩm ướt cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
1.5 Nổi mụn nước trên người nhưng không ngứa do bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một loại tổn thương ngoài da, trong đó lớp biểu bì và mô dưới da bị đóng băng. Các dấu hiệu để nhận biết bỏng lạnh gây nổi mụn nước không ngứa bao gồm:
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là da trở nên rất lạnh và đỏ, sau đó là tê và nhợt nhạt.
- Da xuất hiện mụn nước không ngứa.
- Da có cảm giác lạnh và ngứa râm ran ở bề mặt.
- Các khớp và cơ bắp có thể cảm thấy cứng.
Bỏng lạnh được coi là tình trạng cần khẩn cấp y tế. Do đó, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của sự tê cóng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phương pháp thích hợp.
1.6 Tay nổi mụn nước không ngứa do bệnh Pemphigus
Pemphigus là một loại bệnh tự miễn gây ra tình trạng bỏng da nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng như miệng, mũi, mắt, cổ họng, và thậm chí là phổi.
Ban đầu, trong miệng sẽ xuất hiện các vùng nổi mụn nước sau đó bệnh lan ra da và tác động đến các vùng như bộ phận sinh dục. Để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ tử vong, pemphigus cần phải được điều trị ngay lập tức.
1.7 Nổi mụn nước trên da không ngứa do bệnh chín mé
Bệnh chín mé là một loại nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra các vết mụn nước trên da. Các vết mụn này thường xuất hiện ở những chỗ tổn thương bị sưng, tấy đỏ gây đau đớn.
1.8. Một số nguyên nhân khác
Trong trường hợp nổi mụn nước khắp người không ngứa, một số nguyên nhân thường gặp khác có thể kể tới:
- Bệnh do virus như cúm, viêm dạ dày, viêm phổi,...
- Phản ứng với thuốc hoặc vắc-xin (chẳng hạn như thuốc kháng sinh amoxicillin hoặc thuốc tiêm sởi).
- Số trên 39,5 độ cũng có thể khiến cơ thể nổi các nốt đỏ như mụn nước không ngứa.
- Phát ban do dị ứng: Có khá nhiều tác nhân có thể gây dị ứng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Da nổi mụn nước không ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mụn nước không ngứa có thể có nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng cụ thể của từng người. Song, nếu bạn có các triệu chứng dưới đây, cần lập tức đi gặp bác sĩ:
- Khi bạn gặp phải tình trạng mụn nước kèm theo sốt, cảm giác ớn lạnh hoặc các dấu hiệu tương tự cúm, có thể bạn đang phải đối mặt với việc bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng.
- Khi bạn cảm thấy những dấu hiệu nhiễm trùng khác như đau đớn nặng, vùng da sưng đỏ hoặc nóng, hoặc thậm chí xuất hiện vết đỏ từ mụn nước hoặc chất mủ từ vùng bị viêm.
- Nếu mí mắt nổi mụn nước hoặc xung quanh mắt, bộ phận sinh dục, đây cũng là các trường hợp đáng lo ngại và cần phải được thăm khám và điều trị sớm nhất.
3. Điều trị nổi mụn nước không ngứa như thế nào?
Sự hình thành mụn nước trên da tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số lưu ý khi điều trị mụn nước không ngứa là:
- Kiểm tra y tế nếu cần thiết: Trong trường hợp mụn nước xuất phát từ nguyên nhân như viêm da tiếp xúc, bệnh chàm gãi nhiều, côn trùng nguy hiểm hoặc ghẻ, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được xác định và điều trị đúng phương pháp. Ví dụ, với trường hợp ghẻ, việc sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng cần thiết, còn với chàm bội nhiễm, cần sử dụng kháng sinh...
- Dưỡng ẩm cho da: Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay thảo dược như lô hội, dầu dừa… giúp vùng da nổi mụn nước không ngứa được làm dịu, tránh nguy cơ vỡ nốt mụn.
- Tránh tự ý làm vỡ mụn: Nếu mụn quá lớn, hãy ghé cơ sở y tế để được bác sĩ chọc thủng bằng kim vô trùng cho chất dịch chảy ra ngoài. Tuyệt đối không tự ý cạy, nặn mụn có thể khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vùng da tổn thương, khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng.
- Sử dụng nước muối ấm để rửa vùng mụn: Việc rửa vùng da nổi mụn nước không ngứa bằng nước muối ấm giúp giảm sưng, loại bỏ vi khuẩn và nấm cũng như ngăn ngừa tình trạng mụn nước bị nhiễm trùng.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và tăng cường sự tiêu thụ rau xanh và trái cây. Điều này cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh.
Tổng kết
Trên đây Bestme đã giải đáp thắc mắc da bị nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì cũng như biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hay các triệu chứng trên da trở nặng hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị phù hợp nhất nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày!
Nguồn tham khảo thông tin:
Pinprick Red Dots on Skin That Aren't Itchy: Causes, Next Steps - https://www.healthline.com/health/skin/pinprick-red-dots-on-skin-not-itchy