Da sạm: 12 nguyên nhân và 9 cách chữa sạm da hiệu quả
Thời gian xuất bản: Thứ sáu, 31/05/2019, 10:07 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 09/07/2024, 14:07 (+07:00)
1. Da sạm là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết da mặt bị sạm
3. 12 nguyên nhân khiến da sạm
3.1 Bẩm sinh, di truyền
3.2 Không chống nắng cho da
3.3 Bệnh lý về da
3.4 Không tẩy da chết
3.5 Sinh hoạt không đều độ có thể gây sạm da
3.6 Da thiếu vitamin và khoáng chất
3.7 Da mất nước, thiếu ẩm
3.8 Da lão hóa
3.9 Chăm sóc da không đúng cách
3.10 Tác dụng phụ của thuốc điều trị
3.11 Thay đổi nổi tiết tố khiến da bị thâm sạm
3.12 Điều kiện môi trường sống
4. Da sạm màu phải làm sao? 9 Cách chữa sạm da
4.1 Làm sạch da mỗi ngày hạn chế da bị sạm
4.2 Tẩy da chết ngăn ngừa da bị thâm sạm
4.3 Peel da giảm tình trạng da sạm màu
4.4 Cung cấp vitamin C làm sáng vùng da sậm màu
4.5 Sử dụng mỹ phẩm có dưỡng chất làm trắng
4.6 Dưỡng ẩm đầy đủ cho da
4.7 Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài
4.8 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
4.9 Điều trị sạm da bằng công nghệ
5. Kem dưỡng trắng da mặt bị sạm
5.1 Kem dưỡng ẩm trắng da Chifure Whitening Moisture Gel
5.2 Kem dưỡng trắng da DHC Camu Camu Pro Whitening Cream
5.3 Gel dưỡng trắng da DHC LX-ME Whitening Gel
Tổng kết
Da sạm là tình trạng da liễu khá phổ biến, dù không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và vẻ ngoài, khiến nhiều người trở nên tự ti. Bài viết này, Bestme sẽ lý giải 12 nguyên nhân và 5 cách chữa sạm da hiệu quả nhất nhé!
1. Da sạm là gì?
Da sạm là tình trạng tăng sắc tố trên da, khiến cho các vùng da tổn thương xuất hiện đốm màu nâu, đen, vàng nâu hay xanh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là các vùng mặt và cổ.
Tăng sắc tố da chủ yếu xảy ra khi da sản sinh melanin quá mức. Melanin vốn là sắc tố chịu trách nhiệm tạo nên màu sắc trên da. Khi các sắc tố dư thừa sẽ gây lắng đọng sâu trong da, khiến da trông tối, xỉn màu hơn so với vùng da xung quanh.
Da sạm là tình trạng tăng sắc tố trên da
2. Dấu hiệu nhận biết da mặt bị sạm
Dấu hiệu dễ nhận thấy của sạm da là vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các mảng lớn, nhỏ có màu nâu sẫm. Ngoài ra, tình trạng da bị sạm còn có những đặc trưng điển hình sau:
- Da mặt: Đây là vùng da dễ bị sạm nhất trên cơ thể. Da sẽ đen hơn do cấu trúc da mặt thường mỏng hơn so với các vùng da khác.
- Da cổ: Một số bạn có thói quen mặc áo hai dây, áo cổ rộng hay bỏ quên việc thoa kem chống nắng cho da cổ sẽ khiến vùng da này bị đen, dần xuất hiện những mảng màu hoặc nốt màu tối sẫm màu.
- Da tay: Vùng tay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mu bàn tay dễ có sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào gây da sạm màu, khiến tay trông tối màu hơn so với vùng da khác.
Một số dấu hiệu đặc trưng của sạm da
3. 12 nguyên nhân khiến da sạm
3.1 Bẩm sinh, di truyền
Số lượng melanin của mỗi người là khác nhau. Nếu tỷ lệ này nhiều, làn da có xu hướng xỉn màu, da không đều màu, xuất hiện nhiều vết thâm, tàn nhang và sạm nám. Còn ngược lại, những bạn có cơ địa ít sắc tố melanin tối màu, da thường trắng, hồng hào.
Yếu tố này chủ yếu là bẩm sinh hoặc do di truyền. Mỗi người chỉ có thể hạn chế tình trạng thâm sạm bằng cách điều chỉnh chế độ chăm sóc da hàng ngày.
3.2 Không chống nắng cho da
Thực tế, tình trạng sạm nám thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, ánh sáng xanh… mà không được che chắn hay bôi kem chống nắng kĩ càng.
Sự xâm nhập của tia UVA và UVB lên da làm kích thích sự phát triển của hắc sắc tố melanin, khiến cho da bị thâm, nám, tàn nhang, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Một số bạn chủ quan, bỏ qua việc chống nắng cho da
3.3 Bệnh lý về da
Một số bệnh lý về da có thể khiến làn da của bạn bị thâm sạm, nám, tàn nhang là:
- Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI.
- Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura.
- Hội chứng LEOPARD.
- Hội chứng PEUTZ-JEGHERS.
- Hội chứng CALM.
3.4 Không tẩy da chết
Sau một thời gian, lớp tế bào cũ sẽ tích tụ trên bề mặt da, khiến làn da bị thiếu sức sống, kém tươi sáng và ngày càng trở nên sần sùi. Ngoài ra, sự dày sừng của bào chết trên da còn ngăn cản việc làn da hấp thụ các dưỡng chất có trong mỹ phẩm.
Do đó, để làn da tươi sáng, mịn màng hơn, và tránh xa nguy cơ da bị sạm, bạn nên định kỳ tẩy tế bào chết bằng phương pháp vật lý, hóa học hoặc cơ học.
Da bị sạm do lâu ngày không tẩy tế bào chết
3.5 Sinh hoạt không đều độ có thể gây sạm da
Một số bạn có thói quen thức quá khuya hay ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể và các tế bào da không có đủ thời gian phục hồi và tái tạo.
Đây là lý do vì sao làn da của bạn dần trở nên yếu, nhạy cảm, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Lâu dần, làn da bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng da sạm nám, xỉn màu.
Lối sinh hoạt không điều độ khiến làn da bị thâm sạm
3.6 Da thiếu vitamin và khoáng chất
Chế độ dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cơ thể và làn da.
Những bạn có chế độ ăn nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ,... khiến cơ thể dung nạp quá nhiều đường, làm tăng hình thành AGEs - các phân tử protein bị đường hóa. Khi các phân tử này tấn công da, làn da mất đi độ săn chắc, xuất hiện nhiều nếp nhăn, da sạm đen,...
Ngoài ra, thực đơn ăn uống hàng ngày của nhiều bạn không đủ các nhóm chất, đặc biệt nhóm B, C, E, khoáng chất kẽm, axit béo,... sẽ khiến da dễ bị xỉn màu, không căng mịn và nhanh lão hóa.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ khiến da dần sạm đi
3.7 Da mất nước, thiếu ẩm
Không uống đủ nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da sạm, xỉn màu, trông thiếu sức sống.
Điều này khiến cho da không được cung cấp đủ độ ẩm hoặc bị mất nước trầm trọng, lúc này các tế bào da sẽ không đủ khỏe để bảo vệ da, dễ bị tổn thương bởi bất kỳ tác nhân xấu từ bên ngoài.
Thiếu nước, thiếu ẩm khiến da khô sạm
3.8 Da lão hóa
Làn da không được chăm sóc kỹ càng hay dưỡng da sai cách sẽ khiến tình trạng lão hóa da xuất hiện sớm và diễn ra nhanh chóng.
Đặc trưng của lão hóa da là tình trạng da khô ráp, sần sùi, da không đều màu, xỉn màu, thiếu sức sống và ngày càng xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn,...
Da sạm cũng là một dấu hiệu của da lão hóa
3.9 Chăm sóc da không đúng cách
Thói quen không tẩy trang kỹ càng hay không thường xuyên tẩy tế bào chết là lý do hàng đầu khiến da của bạn bị sạm đi nhanh chóng. Nguyên nhân là bởi, lỗ chân lông ở phần da mặt dễ bị bít tắc, da sạm đen nổi mụn thiếu sức sống.
Thói quen chăm sóc da sai cách khiến da sạm đen nổi mụn
3.10 Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số bạn trong quá trình điều trị các bệnh lý về da hay sử dụng thuốc đặc trị khác có thể xuất hiện tình trạng sạm da, cơ thể mệt mỏi. Đây được coi là tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa trị.
3.11 Thay đổi nổi tiết tố khiến da bị thâm sạm
Khi cơ thể của chúng ta bước vào một số giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, mang thai hay mãn kinh,... thì nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
Điều này làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, làm giảm nồng độ estrogen, đồng thời tăng nồng độ testosterone. Điều này khiến da bị đen sạm đi, xuất hiện các mảng tối màu trên da.
Thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân dẫn đến da sạm
3.12 Điều kiện môi trường sống
Nếu bạn sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn, nó sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như khiến cho làn da trở nên xỉn màu, thiếu sức sống.
Trong không khí ô nhiễm có chứa rất nhiều bụi bẩn và tạp chất độc hại, có khả năng phá hủy các sợi liên kết dưới da như collagen, elastin, từ đó kích thích sự hình thành các hắc sắc tố trên da.
Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho kết cấu và tone màu da bị thay đổi, làm cho làn da bị xỉn màu, nhợt nhạt.
4. Da sạm màu phải làm sao? 9 Cách chữa sạm da
4.1 Làm sạch da mỗi ngày hạn chế da bị sạm
Việc sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn trên bề mặt da. Điều này giúp ngăn ngừa mụn hình thành và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa trên da.
Việc làm sạch da sẽ loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn trên bề mặt da
4.2 Tẩy da chết ngăn ngừa da bị thâm sạm
Tẩy da chết là lựa chọn hoàn hảo để làm sạch sâu lỗ chân lông. Đồng thời, thao tác này còn thúc đẩy mô da phát triển, để cho làn da được mịn màng, trắng sáng, đều màu và khỏe mạnh hơn.
Bạn nên định kỳ tẩy da chết 1-2 lần/tuần. Trong đó, tẩy da chết hóa học với các hoạt chất acid tự nhiên là BHA và AHA rất được khuyên dùng.
Tẩy da chết định kỳ để làm mờ vùng da sạm
4.3 Peel da giảm tình trạng da sạm màu
Peel da là phương pháp tái tạo da bằng hóa chất, không chỉ loại bỏ tế bào chết mà kích thích tái tạo làn da mới. Nhờ có cơ chế này, tình trạng thâm sạm sẽ thuyên giản, giúp làn da được trẻ hóa.
Peel da giúp kích thích sản sinh tế bào da mới
4.4 Cung cấp vitamin C làm sáng vùng da sậm màu
Vitamin C hoạt động theo cơ chế tác động trực tiếp vào vị trí thâm sạm và ức chế sự sản sinh Melanin. Vì thế, việc sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da có chứa Vitamin C sẽ làm sáng các mảng da sẫm màu, giúp da đều màu và trẻ trung.
Vitamin C là hoạt chất vàng có khả năng ức chế sự sản sinh melanin trên da
4.5 Sử dụng mỹ phẩm có dưỡng chất làm trắng
Các hoạt chất dưỡng trắng có công dụng ngừa lão hóa sớm, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa và loại bỏ các đốm nâu trên da. Nhờ vậy mà làn da trở nên đều màu, nâng tone hiệu quả.
Một số dưỡng chất làm trắng an toàn, hiệu quả và được nhiều chị em tin dùng là Arbutin, Glutathione, Retinoid, Niacinamide. Bạn nên bắt đầu sử dụng các hoạt chất này ở nồng độ nhỏ, và nâng dần cho đến khi làn da đã quen nhé!
Thoa dưỡng chất chuyên dưỡng trắng da
4.6 Dưỡng ẩm đầy đủ cho da
Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da luôn đủ ẩm, mọng nước, từ đó củng cố hàng rào bảo vệ da. Một số hoạt chất dưỡng ẩm nổi bật là ceramides, axit hyaluronic và glycerin.
Dưỡng ẩm đều đặn cho da sạm
4.7 Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài
Để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời, bạn cần thoa kem chống nắng kĩ càng mỗi khi ra ngoài.
Lưu ý, cần sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và PA++++ và thoa lại sau 3-4 tiếng để tăng cường hiệu quả bảo vệ trên da.
Thoa kem chống nắng để da không bị sạm
4.8 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Để có làn da khỏe mạnh từ bên trong, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó ưu tiên bổ sung thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin C, Vitamin E, Vitamin A,...
Ngoài ra, cần tập thói quen ngủ sớm, hạn chế thức khuya và ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi đêm cho da có đủ thời gian để tái tạo và phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lối sống lành mạnh sẽ giúp da khỏe mạnh từ bên trong
4.9 Điều trị sạm da bằng công nghệ
Sử dụng các phương pháp công nghệ như Laser, sóng RF, meso không kim,… được coi là cách trị sạm da nhanh chóng nhất.
Ưu điểm của các phương pháp này đó là không đau, không sưng, không chảy máu và không cần thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, các kỹ thuật này khá đắt đỏ, tốn kém và dễ tái lại nếu bạn không chăm sóc da kĩ càng.
5. Kem dưỡng trắng da mặt bị sạm
5.1 Kem dưỡng ẩm trắng da Chifure Whitening Moisture Gel
Để nuôi dưỡng làn da sạm trở nên ẩm mịn lại mềm mại, và trắng sáng, Chifure Whitening Moisture Gel là lựa chọn mà phái đẹp không thể bỏ qua.
Thành phần chính có trong sản phẩm là Sodium Hyaluronate & Hyaluronic Acid thủy phân có khả năng dưỡng ẩm và duy trì độ ẩm lâu dài, để làn da luôn căng mọng và đủ ẩm.
Đặc biệt, công thức Chifure Whitening Moisture Gel được tích hợp 6 trong 1: lotion, essence, serum, kem dưỡng, mặt nạ, kem lót - vô cùng tiện lợi, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn có làn da rạng ngời.
Giá tham khảo: 340.000đ
Kem dưỡng ẩm trắng da Chifure Whitening Moisture Gel
Đánh tan nỗi lo về tình trạng da khô, sần sùi, kém săn chắc, không đều màu với Chifure Whitening Moisture Gel:
product_sku=4974972259116
5.2 Kem dưỡng trắng da DHC Camu Camu Pro Whitening Cream
DHC Camu Camu Pro Whitening Cream là dòng kem dưỡng trắng da sạm nổi tiếng của thương hiệu DHC với khả năng bảo vệ từ sâu bên trong, giúp ngăn ngừa những tổn hại từ tia cực tím.
Thành phần chính của DHC Camu Camu Pro Whitening Cream là chiết xuất trái Camu Camu vốn phổ biến ở lưu vực sông Amazon, có chứa hàm lượng vitamin C vượt trội. Nhờ vậy mà sản phẩm đem tới khả năng dưỡng sáng da, mờ thâm nám một cách rõ rệt.
Ngoài ra, công thức kem dưỡng Camu Camu DHC còn chứa nhiều thành phần làm đẹp, bao gồm collagen và elastin để bổ sung sự mềm mại và tươi sáng cho da, đồng thời giảm thiểu các nếp nhăn hay dấu hiệu lão hóa trên da.
Giá tham khảo: 1.200.000đ
Kem dưỡng trắng da DHC Camu Camu Pro Whitening Cream
Da trắng sáng, chẳng ngại thâm nám với DHC Camu Camu Pro Whitening Cream:
product_sku=4511413529409MPOLD
5.3 Gel dưỡng trắng da DHC LX-ME Whitening Gel
Nếu bạn muốn có một làn da trắng sáng mà vẫn căng bóng, ẩm mịn thì DHC LX-ME Whitening Gel là lựa chọn xứng đáng để bạn "chọn mặt gửi vàng".
Đây là loại gel dưỡng ẩm 5 trong 1, tích hợp công dụng kem dưỡng da, huyết thanh, sữa dưỡng, kem và mặt nạ chỉ trong một bước duy nhất.
Công thức DHC LX-ME Whitening Gel vốn nổi bật với axit tranexamic, có khả năng ngăn chặn quá trình sản xuất melanin và PCA để tăng cường sự thẩm thấu của axit tranexamic. Nhờ vậy, làn da sạmsẽ được nuôi dưỡng để tươi sáng hơn từ bên trong.
Giá tham khảo: 400.000đ
DHC LX-ME Whitening Gel
Sở hữu làn da ẩm mịn, căng bóng với DHC LX-ME Whitening Gel ngay hôm nay:
product_sku=c_1_4511413310076-1_4511413310083-1_4511413310090MPOLD
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã điểm qua 12 nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng da sạm nám cũng như gợi ý các phương pháp khắc phục. Hy vọng qua những chia sẻ trên, đã giúp bạn biết cách chữa sạm da hiệu quả để sớm có một làn da tươi trẻ, căng bóng như ý.
Đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ các bí quyết chăm sóc da hữu ích khác nhé!