Mẹo khắc phục lớp kem nền bị oxy hóa và xuống tone nhanh
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 01/08/2019, 09:59 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 26/02/2025, 16:23 (+07:00)
Chắc hẳn các bạn gái đều đã trải qua cảm giác khó chịu mỗi khi trang điểm vào ngày hè. Rõ ràng bạn vừa make up xinh đẹp, chỉ 30 ph đến 1 tiếng sau, lớp nền bắt đầu xuống màu, thâm xỉn.
Đây là hiện tượng kem nền bị oxy hóa sau khi tiếp xúc với không khí. Hãy theo dõi bài viết sau của DHC để khắc phục tình trạng đó nhé!
1. Oxy hóa là gì?
Oxy hóa là những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta.
Một quả táo cắt ra hoặc cắn dở để trong không khí một thời gian sẽ thấy bị chuyển màu thâm, vàng úa và hơi khô. Đó là chính là kết quả của sự oxy hóa.
Quả táo cắt ra để trong không khí xảy ra hiện tượng oxy hóa vàng úa
Sữa tươi sau khi mở hộp và sử dụng không hết lâu ngày bị biến chất và có vị chua. Đó cũng là hiện tượng oxy hóa. Oxy hóa không chỉ diễn ra với các vật thể xung quanh mà còn diễn ra bên trong cơ thể chúng ta.
Các hiện tượng xuất hiện trên da như nếp nhăn, da sạm màu, nám, lão hóa, cũng do tác động của oxy hóa. Thế còn kem nền khi đánh lên da bị oxy hóa như thế nào?
2. Tại sao kem nền bị oxy hóa?
Chúng ta thường thấy hiện tượng kem nền bị oxy hóa sau vài tiếng thoa lên da, khiến da bị xuống tone, xỉn màu.
Đó là hiện tượng kem nền bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Đặc biệt, kem nền dạng lỏng thường xảy ra hiện tượng này nhiều nhất.
Oxy hóa chính là nguyên nhân gây ra lão hóa da
Vậy nguyên nhân dẫn đến quá trình oxy hóa kem nền trên da là do:
- Độ pH của da thấp, tính axit mạnh dễ xảy ra oxy hóa
- Khi da không được dưỡng ẩm đủ, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dù da mặt khô hay da dầu cũng đều xảy ra hiện tượng oxy hóa.
- Những môi trường ẩm thấp, nắng nóng oi bức cũng dẫn đến da xỉn màu xuống tone sau khi dùng kem nền. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra với làn da của các chị em.
- Sử dụng các sản phẩm kết hợp kem lót, toner, kem dưỡng nhưng không hợp nhau cũng gây hiện tượng oxy hóa.
- Nghe có vẻ không liên quan nhưng sử dụng kem nền không đúng với tone da cũng dẫn đến hiện tượng oxy hóa trên da.
3. Những cách khắc phục khi kem nền bị oxy hóa hoặc xuống tone
3.1. Sử dụng kem lót trước khi đánh lớp nền
Đây còn được gọi là bước make-up base hay primer giúp lớp kem nền đẹp lâu hơn và không bị đổ bóng dầu. 90% các loại make-up base trên thị trường đều có thành phần chủ yếu là silicone.
Khi sử dụng, kem lót như một màng chắn không cho kem nền tiếp xúc trực tiếp với da và tạo một lớp màng mờ. Lúc này, các lỗ chân lông và các nếp nhăn nhỏ được lấp đầy và trở nên phẳng mịn.
Kem lót với hàng loạt công dụng tuyệt vời như làm mượt da, giúp da ăn kem nền hơn; làm mờ lỗ chân lông
Bình thường khi đánh kem nền khoảng 30 phút da sẽ tiết ra dầu, tạo phản ứng oxy hóa.
Kem lót có khả năng kiềm dầu cực tốt và giúp ngăn chặn phản ứng hóa học xảy ra. Vì thế, kem nền giữ được lâu hơn, không bị loang lổ hay xuống tone.
3.2. Dưỡng ẩm trước khi trang điểm
Một làn da được dưỡng ẩm đủ sẽ điều tiết và kiểm soát tiết dầu tốt hơn. Có thể thấy, hiện tượng kem nền chảy và xuống tone xuất hiện nhiều ở da có nhiều dầu.
Điều này xảy ra là do lượng dầu trong sản phẩm tương tác với dầu trên da, tạo ra các phản ứng khiến kem nền bị tối đi.
Vì vậy, việc dưỡng ẩm chăm sóc da dầu là rất quan trọng. Không chỉ thực hiện trước khi trang điểm mà da còn cần được bổ sung dưỡng ẩm trong chu trình dưỡng da hàng ngày.
3.3. Cân bằng pH cho da
Tính axit của da càng mạnh, khả năng kem nền bị oxy hóa càng cao. Độ pH tự nhiên lý tưởng của da dao động từ 4,5 - 6,2. Nếu bạn duy trì được độ pH ở mức cân bằng thì độ ẩm trên da cũng được cân bằng.
Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn có lợi trên da hoạt động và bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ môi trường.
Khi da không giữ được độ pH chuẩn, lớp màng ẩm bảo vệ da sẽ bị phá vỡ
Nguyên nhân da mất cân bằng pH là do các sản phẩm chăm sóc da có độ pH không phù hợp, chăm sóc da sai cách. Hoặc cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Do đó, nên chọn các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, dầu tẩy trang,... có độ pH trung bình từ 4-6. Bạn nên tránh các sản phẩm có độ pH từ 7 trở lên vì chúng sẽ khiến da mặt khô căng, mất đi độ ẩm tự nhiên.
DHC hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp các bạn gái hiểu rõ nguyên nhân vì sao da xuống tone nhanh sau khi đánh kem nền. Đồng thời, thử áp dụng những phương pháp trên để khắc phục ngay hiện tượng đó nhé. Chúc các bạn thành công!