Hé lộ cách trị mụn mủ ở mũi đơn giản hiệu quả nhanh nhất
Thời gian xuất bản: Thứ ba, 29/08/2023, 13:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ ba, 29/08/2023, 15:20 (+07:00)
1. Nguyên nhân nổi mụn mủ ở mũi
1.1 Nội tiết tố bị rối loạn gây mụn mủ ở cánh mũi
1.2 Trong mũi có mụn mủ không vệ sinh da đúng cách
1.3 Bệnh viêm tiền đình mũi
1.4 Mụn mủ ở mũi do căng thẳng kéo dài
2. Mũi bị nổi mụn mủ có nên nặn không?
3. Hướng dẫn cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả
3.1 Sử dụng thuốc trị mụn
3.2 Chườm đá lạnh
3.3 Cách xử lý mụn mủ ở mũi với nguyên liệu tự nhiên
4. Phòng ngừa mụn mủ ở mũi như thế nào?
Tổng kết
Mũi là vùng da thường tích tụ rất nhiều chất bẩn và sợi bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn mủ phát triển. Mũi bị nổi mụn mủ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu cho những người mắc phải. Bài viết này, Bestme sẽ hé lộ cách trị mụn mủ ở mũi đơn giản hiệu quả nhanh nhất nhé!
1. Nguyên nhân nổi mụn mủ ở mũi
Một số nguyên nhân phổ biến làm mũi bị nổi mụn mủ là:
1.1 Nội tiết tố bị rối loạn gây mụn mủ ở cánh mũi
Khi bước vào giai đoạn dậy thì hoặc sau quá trình sinh nở, sự gia tăng nồng độ hormone có thể gây ra sự rối loạn mạnh mẽ hệ thống nội tiết. Điều này dẫn đến việc tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, đặc biệt là ở vùng mũi.
Ngoài ra, khu vực này cũng có xu hướng lỗ chân lông mở rộng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn mủ.
1.2 Trong mũi có mụn mủ không vệ sinh da đúng cách
Để hạn chế mụn và ngăn ngừa tình trạng mụn mủ ở mũi phát triển, việc vệ sinh da mặt đúng cách là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng hoàn toàn không tốt khi có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm lỗ chân lông, khiến mụn mủ xuất hiện.
Do đó, hãy áp dụng phương pháp làm sạch sâu với các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ và tuân thủ rửa mặt 2 lần/ngày vào sáng tối nhé!
1.3 Bệnh viêm tiền đình mũi
Viêm tiền đình mũi là tình trạng mà phần trước hốc mũi xuất hiện các vi khuẩn Staphylococcus gây mụn. Nguyên nhân hốc mũi của bạn nhiễm vi khuẩn này là do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức.
1.4 Mụn mủ ở mũi do căng thẳng kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài liên tục cũng là nguyên nhân khiến cho nội tiết tố thay đổi, làm xuất hiện mụn mủ trong mũi. Do đó, luôn quan tâm sức khỏe tinh thần để làn da của bạn luôn khỏe mạnh nhé!
2. Mũi bị nổi mụn mủ có nên nặn không?
Bạn tuyệt đối KHÔNG được tự ý nặn mụn mủ tại nhà!
Việc nặn mụn mủ sai cách sẽ khiến nốt mụn bị vỡ ra và lây lan sang các vùng da khỏe mạnh. Điều này khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn cũng như có khả năng khiến làn da bị nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn nên ghé các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách.
3. Hướng dẫn cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn điều trị mụn mủ trong mũi hiệu quả mà các chuyên gia y tế khuyến cáo.
3.1 Sử dụng thuốc trị mụn
Một phương pháp phổ biến để trị mụn mủ ở mũi là sử dụng các sản phẩm thuốc trị mụn, như kem hoặc gel chứa thành phần chống viêm và chống khuẩn. Các loại thuốc này thường chứa salicylic acid, benzoyl peroxide hoặc acid azelaic, có khả năng làm sạch lỗ chân lông, ngăn chặn vi khuẩn gây mụn và giảm viêm nhiễm.
Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để chọn loại sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn.
✔️✔️✔️Tham khảo ngay : Thuốc trị mụn trứng cá
3.2 Chườm đá lạnh
Đá lạnh là cách nhanh chóng giúp các nốt mụn giảm sưng và bớt đau nhức đồng thời se khít lỗ chân lông để hạn chế mụn xuất hiện.
Khi thực hiện, bạn hãy bọc viên đá lạnh trong khăn để tránh da có thể bị bỏng lạnh. Hãy lưu ý, cả khăn và đá đều phải thật sạch để tránh khiến nốt mụn bị nhiễm vi khuẩn nhé!
3.3 Cách xử lý mụn mủ ở mũi với nguyên liệu tự nhiên
Ngoài việc sử dụng thuốc trị mụn, bạn cũng có thể thử các phương pháp tự nhiên sau đây để giảm mụn mủ:
- Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng có khả năng se khít lỗ chân lông, giúp làm dịu tình trạng viêm nhiễm và giảm vi khuẩn. Bạn có thể đánh tan lòng trắng trứng, sau đó bôi lên vùng mũi và chờ cho đến khi khô rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ có tính kháng viêm và kháng khuẩn, có thể giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu da mụn nhanh chóng. Bạn hãy trộn đều hỗn hợp nghệ và mật ong, sau đó thoa lên vùng mũi và để khô rồi rửa sạch.
- Hành tây: Hành tây chứa quercetin, một hợp chất có khả năng chống viêm và giúp làm dịu da. Bạn có thể nghiền nhuyễn hành tây và đắp lên vùng mũi trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó rửa sạch.
4. Phòng ngừa mụn mủ ở mũi như thế nào?
Bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa mụn mủ xuất hiện trên làn da của bạn bằng một số phương pháp sau:
- Luôn giữ làn da sạch sẽ, trong đó sử dụng sữa rửa mặt và nước tẩy trang lành tính để chăm sóc da dịu nhẹ. Đừng quên thường xuyên tẩy da chết để lỗ chân lông thông thoáng, tuy nhiên, không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện.
- Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn.
- Nên tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, đồ ngọt có thể khiến da tăng tiết nhờn gây mụn.
- Luôn dùng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da trước tác động của tia cực tím. Và cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.
⭐⭐⭐Xem thêm : Kem chống nắng cho da dầu mụn
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã Hé lộ cách trị mụn mủ ở mũi đơn giản hiệu quả nhanh nhất. Nếu xuất hiện mụn mủ, điều quan trọng là bạn phải chăm sóc làn da thật tốt, vừa kiểm soát mụn, vừa ngăn mụn tái phát. Chúc bạn sớm có làn da đẹp như ý! Và đừng quên theo dõi Bestme để không bỏ lỡ những tips làm đẹp, chăm sóc sức khỏe bổ ích tuyệt vời nhé!