Nổi mụn nhọt ở mặt: Hình ảnh, nguyên nhân, cách trị hiệu quả
Thời gian xuất bản: Thứ hai, 11/09/2023, 08:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ hai, 11/09/2023, 15:00 (+07:00)
1. Triệu chứng, nhận biết mụn nhọt trên mặt
2. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở mặt
3. Bị mụn nhọt ở mặt sưng to đau nhức có nguy hiểm không?
4. Cách trị mụn nhọt ở mặt hiệu quả
4.1 Điều trị tại nhà
4.2 Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở mặt
5. Phòng ngừa nổi mụn nhọt ở mặt như thế nào?
Tổng kết
Mụn nhọt ở mặt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây nhiều lo ngại cho người bệnh. Qua bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về tình trạng mụn nhọt trên mặt, cũng như cách điều trị hiệu quả nhất nhé!
1. Triệu chứng, nhận biết mụn nhọt trên mặt
Để phân biệt mụn nhọt với các loại mụn khác, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng phổ biến, bao gồm:
- Vùng da nổi mụn có thể sưng đỏ và hơi châm chích, ngứa rát nhẹ.
- Nốt mụn xuất hiện với kích thước nhỏ, từ từ lớn lên và chứa mủ bên trong.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Khi mụn chín, có thể nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn.

2. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở mặt
Mụn nhọt khi xuất hiện trên da mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả trong và ngoài cơ thể, bao gồm:
- Bệnh da liễu: Một số bệnh lý về da như chàm hay vảy nến có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, từ đó khiến mụn nhọt dễ xuất hiện và lây lan nhanh chóng.
- Hormone rối loạn: Nồng độ testosterone và các nội tiết tố androgen khác của cơ thể thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ được cho là có liên quan đến tình trạng mọc mụn nhọt ở mặt. Điều này có thể giải thích cho lý do vì sao da mặt nữ giới có nguy cơ mọc mụn nhọt cao hơn nam giới.
- Cạo lông mặt: Việc sử dụng dao cạo để loại bỏ lông mặt không đúng cách có thể gây trầy xước da không mong muốn. Từ vết thương hở này, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và nổi mụn nhọt.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Việc làm sạch da không hoàn toàn có thể gây tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và cặn trang điểm trong da. Điều này lâu dài sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện.
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh: Tuyến bã nhờn khi tiết ra quá nhiều dầu nhờn có thể khiến nang lông bí tắc, gây viêm và nổi mụn nhọt trên mặt.

3. Bị mụn nhọt ở mặt sưng to đau nhức có nguy hiểm không?
Tình trạng mụn nhọt xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể thường không gây quá nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực, có thể tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên, ở vùng da mặt, bạn sẽ cần chú ý nhiều hơn vì da mặt chứa hệ thống mạch máu rất phong phú.
Bên cạnh đó, da mặt có sự liên hệ giữa động mạch góc với tĩnh mạch xoang hang ở cực sau của hốc mắt vào não. Nếu mụn nhọt bị sưng to và nhiễm trùng thì tụ cầu có thể tấn công và gây nhiễm khuẩn tĩnh mạch xoang hang. Đây là vấn đề nghiêm trọng và ảnh hướng tới cả tính mạng.

4. Cách trị mụn nhọt ở mặt hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp điều trị nhọt ở mặt hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo.
4.1 Điều trị tại nhà
Với tình trạng mụn nhọt nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà với những nguyên liệu dễ kiếm và đơn giản.
- Sử dụng kem đánh răng: Kem đánh răng thường chứa tinh chất bạc hà the mát nên mang tới công dụng làm dịu nốt mụn sưng đỏ và ngứa rát hiệu quả. Thành phần Triclosan trong kem đánh răng còn hỗ trợ làm nhỏ lỗ chân lông. Bạn chỉ cần thoa kem đánh răng lên các nốt mụn nhọt ở mặt trước khi ngủ, rồi rửa lại mặt với nước vào sáng hôm sau.
- Bột nghệ: Là nguyên liệu giàu hoạt chất Curcumin, có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lạnh nốt mụn. Bột nghệ còn chứa nhiều loại vitamin có lợi cho làn da với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần đắp hỗn hợp bột nghệ và nước theo tỷ lệ 1:1 trong 15-20 phút.

⚡⚡⚡Xem nhiều hơn nữa: Cách trị mụn nhọt sưng to
4.2 Sử dụng thuốc trị mụn nhọt ở mặt
Với các trường hợp nặng hơn, bạn sẽ cần sử dụng các sản phẩm thuốc đặc trị mụn nhọt để giảm viêm, làm lành nốt mụn và hạn chế lây lan.
- Dùng thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc mỡ như cloroxit hay tetracyclin có thể sử dụng để điều trị mụn nhọt trên mặt mà không cần kê toa. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây mụn. Điều này giúp giảm các triệu chứng mụn nhọt như sưng, ngứa, đau rát,...
- Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ: Khi tình trạng mụn tiến triển nặng, bạn sẽ cần thăm khám và có sự tư vấn của bác sĩ để được kê đơn thuốc chữa mụn nhọt. Bạn sẽ phải kết hợp sử dụng cả thuốc kháng sinh đường uống và thuốc bôi, nhằm hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng.
5. Phòng ngừa nổi mụn nhọt ở mặt như thế nào?
Mụn nhọt có thể tái phát lại nếu không được chăm sóc làn da cẩn thận và phù hợp. Do đó, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc da để phòng ngừa xuất hiện mụn nhọt trên mặt.
- Làm sạch da hoàn toàn với cả sản phẩm tẩy trang và rửa mặt hàng ngày. Kết hợp sử dụng thêm tẩy tế bào chết 1-2 lần/ tuần để làn da sạch sâu và thông thoáng.
- Hạn chế chạm tay hoặc tác động mạnh lên da mặt.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn mặt, dao cạo,...
- Thường xuyên thay vỏ chăn, gối và ga giường.
- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cho da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, khoa học.

Tổng kết
Mụn nhọt ở mặt gây nhiều phiền lo cho người bệnh, cũng như gây mất thẩm mỹ làn da. Đây cũng là tình trạng khó giải quyết nên bạn hãy kiên nhẫn chăm sóc và dưỡng da an toàn mỗi ngày nhé!
Đừng quên đón đọc những bài viết khác của Bestme để chăm sóc làn da luôn mịn màng và căng bóng nhé!