Nguyên nhân nổi mụn nhọt sau gáy và cách trị hiệu quả nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 24/07/2024, 15:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 24/07/2024, 15:11 (+07:00)
1. Triệu chứng nổi mụn nhọt sau gáy
2. Vì sao bị mọc mụn nhọt sau gáy?
3. Cách trị nhọt sau gáy hiệu quả nhất
3.1 Điều trị mụn nhọt ở sau gáy bằng thuốc
3.2 Cách trị mụn nhọt ở sau gáy tại nhà
3.3 Điều trị với công nghệ hiện đại
4. Cách chăm sóc da phòng ngừa nổi mụn nhọt sau gáy
Tổng kết
Mọc nhọt sau gáy là tình trạng khá phổ biến, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn nhọt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để trị nổi mụn nhọt sau gáy hiệu quả và triệt để? Hãy cùng Bestme tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Triệu chứng nổi mụn nhọt sau gáy
Mụn nhọt là loại mụn sưng đỏ, đau, có chứa mủ bên trong, hình thành do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nang lông. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường thấy ở mặt, lưng, sau cổ, nách, đùi và mông.
Khi bị nổi nhọt sau gáy, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Sau gáy xuất hiện các nốt mụn đỏ, mọc từng nốt lẻ, rải rác hoặc gần nhau tạo thành cụm.
- Sau gáy có cảm giác đau nhức, nổi cục u đỏ, sờ vào thấy nổi cộm lên trên bề mặt.
- Nốt mụn phát triển và lây lan ra những vùng da xung quanh. Các nốt mụn gom cồi và trồi lên khỏi bề mặt, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn sưng, cuối cùng sẽ vỡ và dịch bên trong chảy ra ngoài.

2. Vì sao bị mọc mụn nhọt sau gáy?
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt ở sau gáy là do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).
Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập vào da qua các vết xước, tổn thương hoặc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt sau gáy, bao gồm:
- Da bị viêm nhiễm do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn.
- Nội tiết tố rối loạn gây tăng tiết dầu nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tự ý nặn mụn sau gáy hoặc sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm không phù hợp. Khiến tình trạng mụn từ nhẹ chuyển sang nặng, vi khuẩn lây lan rộng hơn.
- Sử dụng loại dầu gội – dầu xả không phù hợp, khi tóc bám vào gáy sẽ gây ra tình trạng kích ứng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra mụn.
- Quần áo bị thấm mồ hôi nhưng không thay ra ngay, điều này lâu dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nổi mụn sau gáy.
- Cạo hoặc cắt tóc quá sâu có thể gây xước vùng da sau gáy và gây kích ứng.
- Không thay ga giường, gối thường xuyên sẽ khiến những vật dụng này tích tụ khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và dễ dàng lây lan đến da, gây nổi mụn ngứa sau gáy.

3. Cách trị nhọt sau gáy hiệu quả nhất
Để trị mụn nhọt ở gáy hiệu quả và triệt để, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
3.1 Điều trị mụn nhọt ở sau gáy bằng thuốc
Nếu bạn bị nổi mụn nhọt sau gáy nhiều, sưng đỏ và mãi không thuyên giảm, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc trị mụn nhọt sau:
- Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc chính để tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn nhọt. Bạn có thể uống hoặc bôi thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau: Để làm giảm cảm giác đau nhức do mụn nhọt gây ra, bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen.
- Thuốc chống viêm: Để làm giảm sưng tấy và viêm nhiễm do mụn nhọt, bạn có thể uống hoặc bôi các loại thuốc chống viêm như corticosteroid hoặc diclofenac.

3.2 Cách trị mụn nhọt ở sau gáy tại nhà
Lưu ý tuyệt đối không nên nặn mụn nhọt sau ở sau gáy tại nhà. Nếu tình trạng mụn nhọt sau gáy nhẹ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dân gian tại nhà đơn giản sau đây:
*Chườm nóng
Đây là cách trị nhọt sau gáy đơn giản nhất và phổ biến nhất. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng lưu thông máu, kích thích quá trình hấp thu mủ và làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm. Cách làm như sau:
- Làm nóng một chiếc khăn ướt bằng cách hấp trong lò vi sóng hoặc ngâm trong nước sôi.
- Vắt khô khăn và đắp lên vùng da bị nhọt trong vòng 15-20 phút.
- Lặp lại quá trình này ba đến bốn lần một ngày cho đến khi hết bị mụn nhọt.

*Sử dụng khoai tây
Khoai tây có chứa nhiều vitamin C, kali và chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm viêm, sưng và đau do nhọt gây ra. Bạn có thể sử dụng khoai tây để trị mụn nhọt sau gáy theo cách sau:
- Rửa sạch một củ khoai tây và thái lát mỏng.
- Đặt một lát khoai tây lên vùng da bị nhọt và giữ lại bằng băng gạc.
- Thay lát khoai tây mới sau mỗi hai tiếng.
- Làm liên tục cho đến khi nhọt chín và vỡ ra.

3.3 Điều trị với công nghệ hiện đại
Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc hoặc các phương pháp dân gian, bạn có thể chọn điều trị nhọt sau gáy với các công nghệ hiện đại tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Một số cách trị mụn nhọt với công nghệ hiệu quả nhất là:
- Điều trị bằng laser: Laser có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm khô mủ và làm se khít lỗ chân lông. Đồng thời, laser cũng giúp kích thích sản sinh collagen, làm da săn chắc và mịn màng.
- Điều trị bằng ozone: Ozone là một chất khử trùng mạnh, có thể diệt khuẩn, giảm viêm và làm lành vết thương. Ozone được tiêm vào vùng da bị mụn nhọt sau gáy để loại bỏ mủ và ngăn ngừa sự tái phát của nhọt.

4. Cách chăm sóc da phòng ngừa nổi mụn nhọt sau gáy
Để phòng ngừa nổi mụn nhọt ở gáy, bạn cần chú ý đến các điều sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vùng gáy.
- Thay đồ lót, quần áo, khăn tắm thường xuyên, tránh dùng chung khăn với người khác. Chọn lựa trang phục chất liệu thoáng mát.
- Lau khô vùng gáy sau khi tắm hoặc ra mồ hôi.
- Vỏ gối, ga giường cần được vệ sinh thường xuyên.
- Tránh tự ý nặn mụn nhọt, sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm không phù hợp.
- Ăn uống cân bằng, bổ sung vitamin C và chất chống oxy hóa.
- Tăng cường miễn dịch, tránh căng thẳng, mất ngủ.

Tổng kết
Nổi mụn nhọt sau gáy là một tình trạng nhiễm trùng da khá phổ biến, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bạn cần chú ý đến cách chăm sóc da và vệ sinh cơ thể để phòng ngừa tình trạng mụn nhọt này.
Tiếp tục theo dõi Bestme để nhận thêm nhiều mẹo làm đẹp hữu ích bạn nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Pimples On The Back of Your Neck? Here's Why You're Getting Them - https://lactezin.com/pimples-on-the-back-of-your-neck-heres-why-youre-getting-them