Bị mụn nước ở tay phải làm sao? Bôi thuốc gì để nhanh hết?

Tác giả:

Thời gian xuất bản: Thứ năm, 25/07/2024, 13:00 (+07:00)

Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ năm, 25/07/2024, 13:49 (+07:00)


Bị mụn nước ở tay phải làm sao? Nên bôi thuốc gì là thắc mắc rất phổ biến khi gặp phải vấn đề da liễu này. Để nốt mụn nước trên tay nhanh lành, bạn đọc có thể chườm đá, đắp nguyên liệu tự nhiên và bôi kem thuốc hỗ trợ trị mụn. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết này.

1. Vì sao bị nổi mụn nước ở tay?

Hầu hết, nguyên nhân chính gây ra tình trạng da tay nổi mụn nước thường bắt nguồn từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố bên ngoài có thể tác động và góp phần gây nên vấn đề da liễu này.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 1
Nguyên nhân chính gây lên mụn nước trên tay thường bắt nguồn từ bên trong cơ thể

1.1 Tay nổi mụn nước do nguyên nhân từ bên trong cơ thể

Mụn nước xuất hiện trên tay thường do những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra. 

  • Mụn nước mọc ở tay do chức năng giải độc của cơ thể suy giảm

Khi gan mất đi khả năng hoạt động bình thường do các vấn đề như gan nhiễm mỡ, viêm gan… thì quá trình giải độc cơ thể bị suy yếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mụn nước trên tay, do các yếu tố kích thích và tác động từ môi trường có thể thâm nhập và gây viêm nhiễm.

  • Mụn nước tay do cơ địa da quá mẫn cảm

Cơ địa, tình trạng cơ thể và sức khỏe cá nhân ảnh hưởng đến mức độ nổi mụn nước. Người có da mẫn cảm sẽ dễ dàng phát triển mụn nước ở tay hơn và tình trạng bệnh có thể diễn biến nhanh chóng.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 2
Cơ địa, tình trạng cơ thể, sức khỏe cá nhân ảnh hưởng đến mức độ nổi mụn nước
  • Biến chứng từ các bệnh lý về da

Mụn nước có thể xuất hiện khi bạn mắc các bệnh như zona thần kinh, thủy đậu. Tùy thuộc vào cơ địa và tiến triển của bệnh, triệu chứng và sự lây lan của mụn nước có thể biến đổi theo cách khác nhau trên tay và các vùng khác trên cơ thể. 

1.2 Lên mụn nước ở tay do nguyên nhân từ bên ngoài

Mụn nước trên tay thường xuất hiện do tác nhân môi trường và yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp vào vùng da tiếp xúc. Đây thường là dấu hiệu của phản ứng dị ứng bình thường và thường không lan truyền nghiêm trọng. Những tác nhân này bao gồm:

  • Tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng bên ngoài

Da có thể phản ứng bằng cách nổi mụn nước sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như bụi bẩn, hóa chất hoặc khi tiêu thụ các loại thực phẩm như sữa, hải sản, đậu phộng trong thời gian dài.

  •  Ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến làn da. Nước bị nhiễm bẩn, không khí ô nhiễm chứa các hạt bụi và chất độc hại cũng là những yếu tố gây kích thích cho da, dẫn đến sự phát triển của mụn nước ở tay.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 3
Môi trường ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến làn da
  • Da bị bỏng hoặc cháy nắng

Da bị bỏng hoặc cháy nắng là một tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng do tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Trạng thái này có thể gây ra việc hình thành mụn nước, do da cố gắng phục hồi và bảo vệ vùng da bị tổn thương.

  • Thời tiết thay đổi bất thường

Sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể làm cho da không kịp thích nghi, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ và gây ra mụn nước.

1.3 Nổi mụn nước ở tay là bệnh gì?

Mụn nước xuất hiện trên tay có thể xuất phát từ một loạt các bệnh lý da. Việc nhận biết và hiểu rõ về những nguyên nhân này là rất quan trọng và việc thăm khám y tế khi cần thiết không nên bị bỏ qua.

  • Tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra mụn nước trên cơ thể, đặc biệt là ở tay, chân và miệng. Bệnh lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, chất nhầy, phân hoặc mụn nước của người bệnh.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 4
Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra mụn nước trên cơ thể
  • Tổ đỉa

Tổ đỉa là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây ra. Mụn nước xuất hiện ở các vùng như rìa bàn tay, ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các nốt mụn nước này thường sâu hơn và có thể gây khó chịu, đỏ rát, đóng vảy hoặc nứt.

  • Viêm da tiếp xúc

Bệnh này xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng như cây thường xuân, kim loại niken, hoa anh thảo, cao su, hoặc các chất kích thích khác. Mụn nước là một phản ứng da thường gặp trong trường hợp này.

  • Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ em và có thể gây ra nổi ban đỏ, da khô và mụn nước.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 5
Viêm da cơ địa gây ra nổi ban đỏ, da khô và mụn nước
  • Chốc lở

Đây là một loại nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, thường dẫn đến mụn nước ở tay. Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải loại bệnh này.

  • Thủy đậu

Thường gây ngứa và xuất hiện mụn nước khắp cơ thể. Virus thủy đậu cũng có thể gây ra bệnh zona hoặc herpes zoster.

  • Bệnh Herpes

Là một bệnh nhiễm virus, gây phồng rộp và mụn nước, thường ảnh hưởng đến khu vực sinh dục. Bệnh có thể lây lan qua đường tình dục hoặc sử dụng chung đồ cá nhân.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 6
Bệnh Herpes là một bệnh nhiễm virus, gây phồng rộp và mụn nước

2. Biểu hiện, triệu chứng và chẩn đoán mụn nước ở tay

Mỗi mức độ của tình trạng bệnh có thể mang đến những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Ban đầu, da sẽ xuất hiện một số nốt mụn nước nhỏ, có thể hiện diện đơn lẻ hoặc tập trung thành từng nhóm. Theo thời gian, những nốt mụn này sẽ mở rộ và lan tỏa, thường kéo dài trong vài ngày. Mức độ ngứa và rát cũng thường tăng lên theo kích thước và số lượng của các nốt mụn.
  • Tiếp theo, các nốt mụn nước sẽ hình thành thành các mảng và da sẽ sưng tấy. Khi bạn chạm vào những nốt này, chúng có thể vỡ ra, gây ra cảm giác rát và có thể làm lan rộng hoặc gây viêm nhiễm.
  • Trong trường hợp tổn thương da tiến triển kéo dài mà không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ bị nhiễm trùng gia tăng và có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

3. Một số vị trí bị mụn nước ở tay thường gặp

Có một số vị trí thông thường mà mụn nước thường xuất hiện trên tay:

3.1 Lòng bàn tay nổi mụn nước

Đây là vị trí dễ bị mụn nước do tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc gây dị ứng như xà phòng, hóa chất tẩy rửa, cao su, kim loại... 

Ngoài ra, mụn nước cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn tay do viêm da dị ứng (còn gọi là bệnh chàm), sự hiện diện của tổ đỉa, bệnh chân tay miệng hoặc do ma sát gây ra khi sử dụng găng tay hoặc tiếp xúc với các đồ vật quá nóng hoặc lạnh.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 7
Lòng bàn tay là  vị trí dễ bị mụn nước do tiếp xúc với các chất kích ứng, gây dị ứng

3.2 Nổi mụn nước ở khuỷu tay

Mụn nước xuất hiện trên khuỷu tay thường ít phổ biến hơn so với lòng bàn tay, tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân tương tự như dị ứng, viêm da hoặc sự hiện diện của tổ đỉa. Ngoài ra, mụn nước ở khuỷu tay cũng có thể do bệnh zona, một loại nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra.

Bệnh zona thường xuất hiện ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu và virus tái hoạt động sau một thời gian. Bệnh này gây ra các vết phồng rộp dọc theo các dây thần kinh và thường gây đau đớn.

3.3 Mụn nước ở ngón tay, kẽ tay

Các nguyên nhân gây ra mụn nước ở tay tại các vị trí này này có thể bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, tổ đỉa, bệnh chân tay miệng và bệnh thủy đậu. Triệu chứng có thể là nổi mụn nước không ngứa hoặc gây ngứa ngáy khó chịu.

Việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc các nốt mụn nước trên ngón tay và kẽ tay liên kết lại với nhau tạo thành các bọt lớn hơn. Khi bọt này vỡ, có thể lây lan sang các vùng da xung quanh và gây ra cảm giác đau rát.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 8
Mụn nước ở ngón tay, kẽ tay có thể bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, tổ đỉa, bệnh chân tay miệng, và bệnh thủy đậu

4. Tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao?

Tay bị nổi mụn nước ngứa là một triệu chứng khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân và cách điều trị mụn nước ngứa ở tay dưới đây:

4.1 Mọc mụn nước ở tay khi nào cần khám bác sĩ?

Việc tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc từ bác sĩ là quan trọng khi mụn nước có những biểu hiện sau đây: 

  • Dấu hiệu nhiễm trùng: Mụn nước có màu dịch mủ bên trong màu vàng hoặc xanh, và gây đau, sưng, đỏ, cảm giác nóng tại vùng bị nổi mụn nước.
  • Tình trạng tái phát liên tục: Mụn nước xuất hiện và tái phát thường xuyên mà không có dấu hiệu cải thiện.
  • Vị trí bất thường: Nếu mụn nước xuất hiện ở những vị trí không thường thấy như trên mí mắt hoặc bên trong miệng, cần thăm khám để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Xảy ra sau khi cháy nắng hoặc phản ứng dị ứng: Nếu mụn nước xuất hiện sau khi bạn bị cháy nắng nặng, bỏng hoặc có phản ứng dị ứng, cần được kiểm tra bởi bác sĩ để loại trừ các vấn đề nguy hiểm.

Sự tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp đảm bảo bạn nhận được phương pháp điều trị hiệu quả và thích hợp nhất cho tình trạng mụn nước của mình.

4.2 Cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà

Ngay khi bạn cảm thấy ngứa và xuất hiện mụn nước trên tay, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để điều trị ngay tại nhà.

4.2.1 Cách trị mụn nước ở tay tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Có rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên mà bạn có thể sử dụng để làm dịu cơn ngứa và hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng tay bị ngứa và nổi mụn nước.

  • Chữa trị mụn nước ở tay bằng nha đam 

Nha đam với thành phần chủ yếu là nước cùng nhiều chất như vitamin, khoáng, enzyme và phenolic có khả năng làm dịu da, giảm đỏ, thúc đẩy tái tạo tế bào. Đặc biệt, nha đam còn được biết đến với hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc chữa trị mụn nước. 

Cách sử dụng đơn giản: sau khi rửa sạch nha đam, bạn gọt phần vỏ xanh để lấy phần thịt bên trong, sau đó nghiền thành gel lỏng. Vệ sinh vùng da tay bằng nước muối sinh lý, sau đó thoa gel nha đam lên các vùng da bị mụn nước. 

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 9
Cách trị mụn nước mọc ở tay với nha đam
  • Mẹo chữa mụn nước ở tay bằng mật ong 

Mật ong không chỉ có tính kháng khuẩn và khả năng chống viêm, mà còn rất lành tính, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Phương pháp điều trị mụn nước bằng mật ong rất đơn giản: bạn chỉ cần bôi mật ong lên vùng mụn nước 3-4 lần/ngày. Sau đó, để mật ong trên tay khoảng 30 phút rồi rửa sạch.

  • Làm dịu da bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric, một loại axit béo giúp dưỡng ẩm và giảm sưng tấy. Vì vậy, bạn có thể bôi dầu dừa lên nốt mụn nước để giúp vết thương nhanh lành hơn.

  • Chữa trị mụn nước ở tay bằng dưa leo 

Dưa leo là thực phẩm thường được sử dụng trong làm đẹp nhờ khả năng làm mát và dịu da, giúp giảm sưng, đỏ và nổi mụn nước hiệu quả. 

Cách sử dụng dưa leo để điều trị mụn nước cũng rất đơn giản: Rửa sạch dưa leo, cắt thành lát mỏng và đắp lên vùng da bị mụn trong 20-25 phút. Không cần rửa lại bằng nước, để cho dưỡng chất từ dưa leo thẩm thấu vào da và đem lại hiệu quả.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 10
Dưa leo còn có khả năng làm mát và dịu da, giúp giảm sưng, đỏ và nổi mụn nước

4.2.2 Chườm đá lạnh khi tay mọc mụn nước

Phương pháp sử dụng đá lạnh cũng rất đơn giản và bạn có thể thực hiện hàng ngày. Đầu tiên, hãy bọc một viên đá lạnh bằng một chiếc khăn ẩm hoặc gạc để đảm bảo không gây bỏng lạnh cho da. Sau đó, áp đá lạnh đã bọc lên vùng da tay bị mụn nước trong khoảng 15 phút. 

Nếu sau thời gian này, mụn nước vẫn không xẹp xuống, bạn có thể tiếp tục áp dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Lưu ý không nên chườm quá lâu để tránh tác động quá mạnh lên da.

4.2.3 Thoa kem dưỡng ẩm khi mụn nước ngứa ở tay

Những tinh chất có trong kem dưỡng sẽ làm dịu và cung cấp độ ẩm cho làn da. Đây cũng là một trong những cách khắc phục tình trạng ngứa ngáy ở vùng da bị mụn nước ở tay một cách hiệu quả. Bạn có thể chọn những loại kem dưỡng an toàn và phổ biến như Vaseline, Alavert, Lubriderm, Benadryl, …

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 11
Những tinh chất có trong kem dưỡng sẽ làm dịu và cung cấp độ ẩm cho làn da

✍️✍️✍️Tìm hiểu thêm : Kem dưỡng ẩm cho da mụn

4.3 Bị mụn nước ở tay bôi thuốc gì?

Dưới đây là một số loại thuốc giúp điều trị các nốt mụn nước mọc ở tay một cách hiệu quả:

  • Thuốc mỡ và kem bôi chứa Corticosteroid

Đây là loại thuốc có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, sưng và đỏ da. Bạn có thể dùng các loại thuốc như Hydrocortisone, Clobetasol Propionate, Betamethasone để điều trị mụn nước ở tay.

Hãy bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị mụn nước 2-3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần. Để đảm bảo, bạn cũng nên che phủ vùng da đó bằng băng gạc để ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 12
Thuốc mỡ và kem bôi chứa Corticosteroid là loại thuốc có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, sưng và đỏ da
  • Thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi

Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm da và mụn nước. Các loại thuốc như Tacrolimus, Pimecrolimus giúp điều trị mụn nước ở tay.

Bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị mụn nước 2 lần mỗi ngày, trong khoảng thời gian 6 tuần. Đồng thời, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi sử dụng loại thuốc này để đảm bảo tối thiểu nguy cơ tác động đến da và ung thư da.

  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài da

Các loại thuốc như Mupirocin, Fusidic acid, Chloramphenicol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị mụn.

Bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị mụn nước 2-3 lần mỗi ngày, trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Hãy đảm bảo che phủ vùng da bằng băng gạc để ngăn không khí và vi khuẩn tiếp xúc.

  • Thuốc Calamine Lotion

Calamine Lotion có thể được sử dụng để giảm triệu chứng của mụn nước, làm dịu bỏng nắng, và cả khi bị côn trùng đốt.

Trước khi sử dụng, bạn nên lắc kỹ chai thuốc sau đó áp dụng một lượng vừa đủ lên vùng da bị mụn nước 3-4 lần mỗi ngày. Để thuốc khô tự nhiên trên da và không cần rửa lại sau khi sử dụng.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 13
 Thuốc Calamine Lotion có thể được sử dụng để giảm triệu chứng của mụn nước

4.4 Sử dụng thuốc trị mụn nước ở tay đường uống

Sau khi đã hoàn thành quá trình thăm khám tỉ mỉ, các chuyên gia sẽ đề xuất một số loại thuốc dành cho việc điều trị viêm da cơ địa và tình trạng nổi mụn ngứa ở tay. Dưới đây là một số tùy chọn thuốc có thể được xem xét:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Như Protopic, Elidel,... giúp giảm ngứa, kháng viêm và thúc đẩy sự lành lặn của tổn thương da.
  • Thuốc chứa corticosteroid: Khi được bôi trực tiếp lên da, thuốc này giúp giảm ngay lập tức các triệu chứng khó chịu khi mắc mụn nước.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu da bị đỏ, chứa mủ và có nguy cơ bị nhiễm trùng, các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.

Trong quá trình điều trị, hãy chú ý tuân thủ đúng cách sử dụng và thời gian theo đơn thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.

4.5 Chữa mụn nước ở tay bằng quang trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể sử dụng quang trị liệu để giải quyết vấn đề nổi mụn nước mọc ở tay. Phương pháp này tận dụng tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn trên da và thúc đẩy quá trình lành tổn thương nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc thực hiện quang trị liệu có thể mang theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, như làm yếu da hoặc gây lão hóa nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi chi phí khá cao, do đó, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến hành.

Bị nổi mụn nước ở tay phải làm sao? Cách chữa tại nhà hiệu quả - 14
Người bệnh có thể sử dụng quang trị liệu để giải quyết vấn đề nổi mụn nước

5. Hướng dẫn chăm sóc da và phòng ngừa bị mụn nước ở tay

Để hạn chế tình trạng tay mọc mụn nước, người bệnh có thể tuân thủ những biện pháp sau đây:

  • Rửa tay bằng nước mát hoặc ấm, tránh nước quá nóng hoặc lạnh có thể gây kích ứng cho da.
  • Tránh tiếp xúc quá nhiều với các chất gây kích ứng như hóa chất, kim loại niken, coban. Đối với các công việc trong môi trường độc hại, hãy sử dụng đồ bảo hộ tay.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để giữ cho da tay luôn mềm mịn và ngăn ngừa tình trạng khô da.
  • Bổ sung dinh dưỡng với rau xanh, hoa quả và uống đủ nước hàng ngày. Hạn chế thực phẩm giàu protein, cay nóng và các chất kích thích có thể gây dị ứng cho da.

Tuân thủ những biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mụn nước mọc ở tay và duy trì làn da khỏe mạnh hơn.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng nổi mụn nước ở tay. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức để phòng ngừa, nhận biết và xử lý tình huống này một cách hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Bestme để cùng cập nhật nhiều thông tin hữu ích về làm đẹp và chăm sóc da nhé!

Nguồn tham khảo thông tin:

Blisters on hands: Treatment and prevention - https://www.medicalnewstoday.com/articles/blisters-on-hands

What Are the Causes of Blisters on the Hands? - https://www.medicinenet.com/what_are_the_causes_of_blisters_on_the_hands/article.htm

Có thể bạn sẽ thích
Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết
Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết

Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi

Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà

Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô

15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả
15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả

Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên

Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay
Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay

Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ

Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ
Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ

“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm

Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc

Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?
Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?

Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l

Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất
Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất

Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?
Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&

Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết
Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết

Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th

Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết
Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết

Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?
Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!  

Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất
Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất

Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ

Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất
Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất

Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme

Nguyên nhân và 7 cách trị rụng tóc sau sinh đơn giản hiệu quả
Nguyên nhân và 7 cách trị rụng tóc sau sinh đơn giản hiệu quả

Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau khi sinh con là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được Bestme