Nguyên nhận bị mụn trứng cá ở cằm và cách điều trị triệt để
Thời gian xuất bản: Thứ năm, 03/08/2023, 14:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ sáu, 04/08/2023, 16:11 (+07:00)
1. Mụn trứng cá dưới cằm là gì? Dấu hiệu nhận biết
2. Nguyên nhân gây mụn trứng cá mọc ở cằm
3. Bị mụn trứng cá ở cằm có nguy hiểm không?
4. Cách trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả nhất
4.1 Điều trị mụn trứng cá quanh miệng và cằm bằng thuốc
4.2 Sử dụng liệu pháp y tế
5. Chăm sóc và phòng ngừa mụn trứng cá ở cằm
Mụn trứng cá ở cằm dai dẳng không hết, mụn tái đi tái lại khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và tự ti. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị triệt để mụn trứng cá dưới cằm là gì? Hãy cùng Bestme tìm hiểu những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mụn trứng cá dưới cằm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trứng cá ở cằm là một tình trạng về da liễu do tuyến bã nhờn dưới da gây nên, xuất hiện ở cả nam và nữ đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Nguyên nhân là do tuyến bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên mụn đỏ nếu gặp vi khuẩn trên da rất dễ dẫn đến viêm mụn.
Mụn trứng cá mọc ở cằm có thể là vái đốm mụn cộm lên không gây đau (tình trạng nhẹ) hoặc mụn bọc (mụn mủ) gây khó chịu, có kích thước to, sờ vào có cảm giác đau nhiều và không thể tự nặn vì sẽ gây nhiễm trùng. Một số loại mụn trứng cá dưới cằm thường gặp phải bao gồm: Mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc,...
Mụn trứng cá ở cằm không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và tự ti trong giao tiếp. Tùy vào tình trạng mụn và cách điều trị phù hợp, mụn trứng cá xung quanh cằm sẽ hết trong khoảng 2-3 tuần.
2. Nguyên nhân gây mụn trứng cá mọc ở cằm
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cằm, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Da bài tiết nhiều bã nhờn: Ở lứa tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể tiết ra nhiều chất nhờn trên da cộng thêm bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hình thành viêm mụn.
- Vệ sinh da không đúng cách: Bụi bẩn tích tụ từ bên ngoài và các vật dụng mà bạn thường tiếp xúc như quần áo, khăn mặt, điện thoại… sẽ tấn công da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ký sinh và phát triển. Ngoài ra, vùng cằm không được vệ sinh sạch hoàn toàn sẽ dễ đọng lại tế bào chết, sợi bã nhờn tích tụ là nguyên nhân hình thành mụn trứng cá.
- Nội tiết tố bị rối loạn: Các đối tượng dễ bị mụn do nội tiết tố thường là trẻ em vị thành niên, lứa tuổi dậy thì, phụ nữ đang tới chu kỳ kinh nguyệt, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hay phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng rất dễ nổi mụn ở vùng cằm.
- Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự cân bằng cơ thể. Những người có thói quen ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh rất dễ dẫn đến tình trạng mụn trứng cá quanh cằm. Thêm vào đó, thường xuyên thức khuya, lười vận động và căng thẳng kéo dài cũng gây nên tình trạng mụn trứng cá dai dẳng lâu ngày không khỏi.
- Lạm dụng mỹ phẩm quá mức: Việc sử dụng nhiều loại mỹ phẩm trên da không chỉ làm da nhanh lão hóa mà còn khiến da bít tắc lỗ chân lông gây mụn, đặc biệt là mụn trứng cá, ngoài ra việc tẩy trang không sạch sẽ tăng nguy cơ gây mụn cao hơn.
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc: Một số loại thuốc chứa thành phần corticosteroid, androgen hoặc lithium sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá ở cằm nhiều hơn.
- Dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa: Mụn ở cằm có thể là biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Những chị em phụ nữ thường xuyên bị mọc mụn ở cằm với những nốt mụn to, sưng đỏ và cứng gây đau đớn khó chịu cần đi đến bệnh viện để khám nội tiết và phụ khoa sớm tránh những hậu quả sau này.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân chính trên còn một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng mụn ở cằm như: Làm việc trong môi trường bụi bẩn, chức năng hoạt động gan, thận kém, căng thẳng mệt mỏi kéo dài,...
3. Bị mụn trứng cá ở cằm có nguy hiểm không?
Thông thường các loại mụn trứng cá không ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên gây mất thẩm mỹ và khiến bạn tự ti trong giao tiếp. Nếu được điều trị đúng cách, mụn sẽ giảm và có thể hết trong khoảng 2-3 tuần tùy từng cơ địa.
Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá mọc nhiều ở cằm, mụn dai dẳng tái đi tái lại, bạn đã điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm thì nên cân nhắc đi thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Vì đôi khi mụn mọc nhiều cũng phản ánh tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải. Vì vậy bạn cần đến những cơ sở uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
✍️✍️✍️Xem thêm : Mụn trứng cá có tự hết không
4. Cách trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả nhất
Điều trị bằng thuốc và sử dụng liệu pháp y tế là hai cách trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn phải căn cứ vào tình trạng mụn, loại da của mình để chọn phương pháp phù hợp nhất.
4.1 Điều trị mụn trứng cá quanh miệng và cằm bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc có hai loại là thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Thuốc bôi ngoài da không kê toa thường là lựa chọn an toàn, trị những mụn trứng cá ở cằm mới mọc và không quá nhiều. Một số loại thuốc bôi thường được sử dụng gồm:
- Retinoids: Thuốc có chứa axit retinoic hoặc tretinoin dạng kem, gel và lỏng, được chỉ định dùng vào buổi tối. Bạn nên dùng với hàm lượng nhỏ và bôi trên một vùng da mặt để tránh tình trạng kích ứng với da quá nhạy cảm. Ngoài ra, không dùng tretinoin cùng lúc với benzoyl peroxide vì đây đều là 2 hoạt chất mạnh dễ gây kích ứng trên da.
- Kháng sinh dạng bôi: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm triệu chứng viêm, mẩn đỏ của mụn. Điều trị mụn trứng cá ở cằm có thể kết hợp cả kháng sinh và retinoid để tăng hiệu quả của thuốc.
- Axit azelaic: Là một loại axit tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn bắt nguồn từ một loại nấm men. Loại thuốc này được chỉ định dùng 2 lần/ngày kết hợp với chăm sóc và bảo vệ da để phát huy kết quả tốt nhất.
Ngoài bôi thoa kem trị mụn ngoài da, bạn cần kết hợp cả thuốc uống để hỗ trợ điều trị mụn nhanh và triệt để hơn.
- Thuốc kháng sinh đường uống : Hai thuốc kháng sinh tetracycline (minocycline, doxycycline) hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin) được dùng trị mụn trứng cá ở cằm rất tốt. Tuy nhiên với kháng sinh trị mụn đường uống chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và có sự kê đơn của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu, tránh kích ứng và phản ứng lại với các thành phần trong thuốc.
- Thuốc kháng androgen: Thuốc có khả năng ngăn chặn tác động của nội tiết tố androgen lên tuyến tiết dầu. Tuy nhiên đối với chị em khi sử dụng thuốc này có thể gây căng ngực hoặc đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần cân nhắc khi sử dụng thuốc.
- Thuốc tránh thai phối hợp: Nếu tình trạng mụn ở cằm dai dẳng khó chữa, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để hạn chế mụn trứng cá. Tuy nhiên cần mất vài tháng dùng thuốc để phát huy công dụng tốt nhất.
4.2 Sử dụng liệu pháp y tế
Ngoài việc dùng thuốc, việc dùng hoặc kết hợp một số liệu pháp dưới đây cũng là các phương pháp điều trị mụn trứng cá ở cằm được nhiều người chọn lựa. Những biện pháp này không chỉ giúp sạch mụn mà còn phục hồi và bảo vệ làn da rất tốt.
- Liệu pháp ánh sáng: Với liệu pháp ánh sáng, các bác sĩ có thể sử dụng các bước sóng nhất định của ánh sáng xanh hoặc đỏ để diệt vi khuẩn trên da, hạn chế viêm nhiễm nhưng hoàn toàn không gây tổn thương trên da.
- Peel da: Các thành phần hóa học như axit salicylic, axit glycolic hoặc axit retinoic được sử dụng để tẩy tế bào chết trên da. Liệu pháp này giúp tái tạo và phục hồi làn da, tuy nhiên cần điều trị theo chỉ định không nên tự ý thực hiện thường xuyên tại nhà.
- Lấy nhân mụn: Cách điều trị mụn trứng cá này sẽ cần dùng dụng cụ lấy mụn chuyên biệt để loại bỏ nhân mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc các mụn nang. Kỹ thuật này giúp tạm thời cải thiện tình trạng mụn nhưng có nguy cơ để lại sẹo lớn nếu thực hiện không đúng cách.
5. Chăm sóc và phòng ngừa mụn trứng cá ở cằm
Chăm sóc da là bước rất quan trọng để phòng ngừa mụn tái phát. Bạn cần giữ da mặt luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần/ngày, tẩy tế bào chết khoảng 1-2 lần/tuần.
Đối với làn da đang điều trị mụn hoặc làn da sau phục hồi thì cấp ẩm và kem chống nắng cho da là những bước rất cần thiết. Đồng thời, bạn cần thường xuyên vệ sinh chăn gối, các thiết bị cá nhân và hạn chế cho tay lên mặt để tránh vi khuẩn gây hại cho da mặt.
Ngoài chăm sóc, dưỡng da thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng ngăn ngừa mụn tái phát. Bạn nên ưu tiên ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn cay nóng.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hóa học có chứa chất gây kích ứng cho da, vì dễ làm gây bít tắc lỗ chân lông.
Duy trì lối sống lạnh mạnh, thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể bài tiết tốt hơn, cải thiện trao đổi chất. Thức khuya, làm việc quá sức hay căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe làn da.
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cằm và các cách điều trị triệt để. Với những chia sẻ ngắn gọn, súc tích này hy vọng bạn có thể điều trị mụn hiệu quả và ngăn ngừa mụn tái phát.
Ngoài ra, Bestme còn thường xuyên cập nhật những bài viết về làm đẹp, chăm sóc da mỗi ngày bạn có thể theo dõi để đón đọc những thông tin hữu ích mới nhất nhé!