Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất
Thời gian xuất bản: Thứ tư, 28/08/2024, 10:00 (+07:00)
Thời gian cập nhật mới nhất: Thứ tư, 28/08/2024, 11:12 (+07:00)
1. Vì sao bị nổi mụn mủ ở chân?
1.1 Tắc nghẽn lỗ chân lông
1.2 Lông chân mọc ngược
1.3 Chân bị nhiễm khuẩn
1.4 Bệnh viêm nang lông
2. Cách trị mụn mủ ở chân hiệu quả
2.1 Dùng thuốc sát khuẩn khi chân nổi mụn mủ
2.2 Thuốc giảm đau
2.3 Trị chân bị nổi mụn mủ bằng kháng sinh bôi ngoài da
2.4 Thuốc kháng sinh đường uống
2.5 Trị mụn mủ ở chân bằng thuốc chứa retinoid
3. Những điều cần lưu ý khi bị mụn mủ ở chân
Tổng kết
Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt. Bài viết này, cùng Bestme khám phá nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất khi chân bị nổi mụn mủ. Đón đọc ngay nhé!
1. Vì sao bị nổi mụn mủ ở chân?
Mụn nói chung và mụn mủ nói riêng hình thành do trình trạng sản xuất quá mức của dầu trên da .Quá nhiều dầu có thể kết hợp với mồ hôi và tế bào da chết và làm tắc nghẽn lỗ chân lông . Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bị nhiễm trùng, chúng sẽ chuyển thành mụn, có thể sưng tấy, mưng mủ.
Mụn mủ thường không xuất hiện ở chân, tuy nhiên vẫn có thể gặp phải do một số nguyên nhân phổ biến sau:
1.1 Tắc nghẽn lỗ chân lông
Chân bị nổi mụn mủ chủ yếu xuất phát từ tình trạng các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Nguyên nhân có thể do việc vệ sinh vùng da chân không được đảm bảo, thường xuyên đi giày chật dẫn đến bị tích tụ dầu thừa, mồ hôi, bụi bẩn, da chết làm bít lỗ chân lông.
1.2 Lông chân mọc ngược
Lông chân mọc ngược khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm nhiễm trùng và phát triển thành những nốt mụn mủ gây đau đớn. Tình trạng này khá thường gặp và phổ biến ở những người có lông xoăn hay những bạn có thói quen cạo hoặc tẩy lông chân không phù hợp.
1.3 Chân bị nhiễm khuẩn
Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn phổ biến thường sống trên bề mặt da chân người khỏe mạnh trong khoảng thời gian dài. Ngay khi trên vùng da chân xuất hiện các vết thương hở hoặc vết trầy xước dù rất nhỏ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào gây viêm nhiễm, dẫn đến sự hình thành các nốt mụn mủ ở chân.
1.4 Bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông chân là tình trạng mà nang lông bị viêm, sưng tấy và có chứa mủ do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm. Thời gian đầu, viêm nang lông sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, hồng hoặc trắng nổi lên xung quanh nang lông.
Sau đó sẽ sưng tấy phát triển thành một cục lớn mụn mủ, lở loét lan rộng, đóng vảy và gây đau đớn.
2. Cách trị mụn mủ ở chân hiệu quả
Để xử lý tình trạng chân bị mụn mủ, dưới đây là những phương pháp hiệu quả tốt nhất.
2.1 Dùng thuốc sát khuẩn khi chân nổi mụn mủ
Sử dụng thuốc sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn trong các nốt mụn mủ nhanh chóng, giúp da nhanh lành. Tuy nhiên, với những nốt mụn lớn, đã xuất hiện biến chứng thì chỉ bôi thuốc sát khuẩn sẽ không giúp mụn hồi phục hoàn toàn.
2.2 Thuốc giảm đau
Nếu bạn xuất hiện các nốt mụn mủ ở chân có kích thước lớn, gây đau đớn nghiêm trọng hoặc dẫn đến sốt cao thì việc sử dụng thuốc giảm đau là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ kê toa chứ không tự ý mua uống để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
2.3 Trị chân bị nổi mụn mủ bằng kháng sinh bôi ngoài da
Nhóm thuốc kháng sinh bôi ngoài da có tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế vi khuẩn phát triển gây mụn mủ ở chân, đặc biệt là tụ cầu khuẩn… từ đó giúp nốt mụn nhanh hồi phục, và hạn chế đau đớn trên chân.
2.4 Thuốc kháng sinh đường uống
Thuốc kháng sinh đường uống sẽ dành cho các nốt mụn mủ ở chân có kích thước lớn mà việc điều trị ngoài da không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khi uống thuốc kháng sinh trị mụn, bạn cần cân nhắc kỹ về liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định từ bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
2.5 Trị mụn mủ ở chân bằng thuốc chứa retinoid
Retinoid là một hoạt chất có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn mủ và hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông đồng thời tăng tốc độ phục hồi da. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
3. Những điều cần lưu ý khi bị mụn mủ ở chân
Để ngăn ngừa tình trạng mụn nhọt cũng như hạn chế sự phát triển của chúng cần tuân thủ những lời khuyên sau:
- Giữ gìn vệ sinh vùng da chân sạch sẽ, chú ý làm sạch chân vào cuối ngày.
- Vệ sinh các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với chân như giày và tất để hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây mụn mủ.
- Hạn chế đeo giày, dép quá chật, khó thoát mồ hôi để tránh tình trạng da bị bí bách, đổ mồ hôi nhiều dẫn đến nổi mụn.
- Mặc trang phục chất liệu cotton rộng rãi khi chơi thể thao, thay quần áo nếu có thể khi đổ nhiều mồ hôi.
- Tắm ngay sau khi tập luyện thể thao, ra nhiều mồ hôi cũng giúp loại bỏ các nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế những thực phẩm gây ra mụn, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.
- Tuyệt đối không tự ý nặn mụn có thể khiến tình trạng mụn mủ ở chân thêm nghiêm trọng.
⚡⚡⚡Bạn đọc cũng quan tâm: Các loại mụn ở chân
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã bật mí tới bạn Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tình trạng nổi mụn mủ ở chân. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để sớm thoát khỏi vấn đề da liễu này một cách nhanh chóng. Nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo thông tin:
Causes of Red Bumps and Spots on Legs - https://www.healthline.com/health/skin-disorders/red-bumps-on-legs